Mở quán Karaoke là loại hình kinh doanh tiềm năng và đặc thù vì đáp ứng được nhu cầu giải trí của con người. Do đó, không ít chủ đầu tư mạnh tay chi tiền để xây dựng mô hình kinh doanh này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mở quán karaoke cần những gì? Kinh nghiệm cần phải biết trước khi mở quán. Hãy cùng POS365 khám phá những thông tin hữu ích này ngay dưới đây nhé!
I. Điều kiện mở quán Karaoke
Kinh doanh quán Karaoke là ngành nghề kinh doanh đặc thù và có điều kiện. Do đó, chủ kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện của nhà nước theo quy định.
Kể từ ngày 09/10/2018 khi Nghị định 142/2018/ NĐ - CP có hiệu lực thì điều kiện mở quán karaoke được đơn giản hoá. Chủ kinh doanh chỉ cần đáp ứng hai điều kiện sau:
- Phòng Karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể các công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ.
- Không được chốt cửa hoặc đặt các thiết bị báo động bên trong nhằm đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
II. Mở quán Karaoke cần những gì?
Kinh doanh karaoke đem lại nguồn lợi nhuận cao nhưng thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, mở quán karaoke cần những gì? Cùng theo dõi những thông tin hữu ích sau đây nhé.
2.1. Giấy phép kinh doanh quán Karaoke
Thủ tục mở quán karaoke theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 01/2012/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke, trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh, số phòng, diện tích từng phòng.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh: Nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu (nộp hồ sơ trực tiếp), nộp bản sao có chứng thực (nộp hồ sơ qua bưu điện).
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Ngoài ra, chủ kinh doanh cần chuẩn bị thêm các giấy phép sau:
-
Giấy phép phòng cháy chữa cháy
-
Giấy phép trật tự, an ninh
-
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
-
Cam kết bảo vệ môi trường
-
Giấy phép kinh doanh rượu (nếu có)
-
Giấy phép kinh doanh thuốc lá (nếu có)
Xem chi tiết: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh Karaoke chi tiết nhất
2.2. Kiến thức kinh doanh quán Karaoke
Để kinh doanh quán karaoke, chủ kinh doanh nên trang bị kiến thức về lĩnh vực karaoke. Bên cạnh đó nên tìm kiếm những thông tin về cách marketing, quảng cáo hay tiếp thị quán một cách hiệu quả. Hãy học hỏi cách PR từ những quán karaoke quy mô lớn xem họ làm như thế nào để tiếp cận khách hàng cũng như xây dựng các chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu.
2.3. Chuẩn bị nguồn vốn
Nguồn vốn chính là yếu tố quyết định đến việc vận hành kinh doanh quán. Do đó, bạn cần lên kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng cho các khoản chi phí cơ bản và cần thiết. Việc chuẩn bị nguồn vốn giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính và chủ động trong việc phân bổ các khoản chi.
Chuẩn vị nguồn vốn
2.4. Xác định khách hàng mục tiêu
Đây là bước quan trọng khi bắt đầu mở quán karaoke. Bạn cần xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai, từ đó có kế hoạch xây dựng, thiết kế quán cho phù hợp và những chiến lược quảng cáo, tiếp thị.
2.5. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Trước tiên, bạn cần phân tích thị trường mục tiêu, sau đó xác định các chiến lược độc đáo, sáng tạo, đem đến những trải nghiệm tốt cho khách hàng như: Thiết kế và trang trí quán, quy trình tiếp đón, phục vụ, dịch vụ đi kèm, khuyến mãi…. Dù chiến lược kinh doanh của bạn là gì nhưng cần cân đối với ngân sách chi tiêu.
Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
2.6. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Đây chính là một trong những yếu tố thu hút và tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách dễ dàng. Lựa chọn địa điểm kinh doanh cũng góp phần tạo nên doanh thu cho quán trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Do đó, mở quán karaoke gần địa điểm đông dân cư, dễ tìm, gần đường lớn.
2.7. Lên ý tưởng thiết kế quán karaoke
Xây dựng ý tưởng thiết kế quán karaoke sẽ dựa vào cách thức kinh doanh và đối tượng khách mục tiêu. Giả sử, mô hình kinh doanh của quán là bình dân, đối tượng khách hàng là những người trong khu vực dân cư thì thiết kế của quán cũng nên tối giản, không cần quá cầu kỳ và nên đầu tư cho quy trình tiếp đón, quy trình phục vụ.
2.8. Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết
Mở quán karaoke cần trang bị những thiết bị như:
-
Dàn loa
-
Màn hình tivi
-
Mic hát, đầu karaoke
-
Cục đẩy công suất
-
Loa sub
-
Nội thất bàn ghế
-
Hệ thống ánh sáng
-
….
2.9. Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu
Chủ quán karaoke cần lựa chọn nguồn cung nguyên vật liệu uy tín, để đảm bảo có mức giá sỉ tốt, đồng thời đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách hàng.
Tìm nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín
Nên lựa chọn nhà cung cấp gần quán để có thể giao hàng một cách nhanh chóng và nên có nhiều hơn một nhà cung cấp, phòng trường hợp nhà cung cấp này không thể giao ngay thì bạn vẫn có thêm sự lựa chọn khác.
2.10. Chiến lược marketing quán karaoke
Kế hoạch marketing hiệu quả giúp quán karaoke thu hút nhiều khách hàng, tạo được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Nếu bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập chiến lược marketing có thể thuê các đơn vị Agency, họ là chuyên gia trong việc quảng bá và phát triển thương hiệu.
Chiến lược marketing quán karaoke
III. Chi phí mở quán karaoke
Mở quán karaoke cần bao nhiêu vốn? Đâu là những chi phí cơ bản và cần thiết để bắt đầu kinh doanh karaoke mà chủ kinh doanh cần phải biết. Sau đây là gợi ý chi tiết về chi phí mở quán karaoke, bạn có thể tham khảo.
3.1. Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng là chi phí cố định đầu tiên mà chủ kinh doanh cần quan tâm. Chi phí thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào vị trí và diện tích của mặt bằng. Nếu vị trí thuận lợi, diện tích lớn, rộng rãi thì chi phí này càng cao. Thông thường, chi phí này nằm trong khoảng 20 - 40 triệu/ tháng.
Chi phí thuê mặt bằng
3.2. Chi phí xây dựng, sửa chữa mặt bằng
Nếu bạn thuê lại mặt bằng kinh doanh quán karaoke cũ thì có thể không tốn chi phí xây dựng mà chỉ mất chi phí sửa chữa mặt bằng. Sửa chữa, thiết kế lại mặt bằng kinh doanh quán phù hợp với mô hình kinh doanh, tạo ấn tượng cho khách hàng là điều quan trọng. Và đây là chi phí mở quán karaoke mà bạn cần quan tâm.
Chi phí xây dựng, sửa chữa mặt bằng
Hay các chi phí đầu tư cho quầy lễ tân, sảnh chờ, phòng hát hay khu vực để xe cho khách hàng… cũng là những chi phí mà bạn nên cân nhắc và đầu tư. Những chi phí này sẽ dao động từ 200 - 300 triệu đồng. Tuỳ thuộc vào quy mô và diện tích, thiết kế mà chi phí này có thể cao hoặc thấp hơn.
3.3. Chi phí thiết kế và nội thất
Một trong những chi phí không thể không nhắc đến khi mở quán karaoke đó là chi phí thiết kế và nội thất. Đây là một trong những chi phí ngốn nhiều tiền của chủ đầu tư.
Thiết kế không gian phòng hát hiện đại, sang trọng phù hợp với thị hiếu của khách hàng thì chi phí này sẽ khá nhiều. Ngoài ra, chi phí nội thất cũng là những chi phí tốn kém. Những nội thất sang trọng phù hợp với thiết kế không gian quán chính là điểm ấn tượng đối với khách hàng và đem đến sự tiện nghi, thoải mái cho khách hàng.
Chi phí thiết kế
Chi phí này sẽ tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu của chủ đầu tư. Thường chi phí này sẽ dao động từ 20 - 40 triệu đồng/ phòng.
Đọc thêm: Kinh nghiệm thiết kế Karaoke từ A đến Z siêu cuốn hút
3.4. Chi phí trang thiết bị
Dịch vụ kinh doanh quán karaoke là giải trí. Do đó, bạn nên chú ý lựa chọn trang thiết bị như: loa máy, mic hat, vật tư cách âm… có chất lượng tốt và đảm bảo để đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Và đây cũng được coi là một trong những yếu tố quyết định đến việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Chi phí trang thiết bị
Thông thường, những dàn loa máy có mức giá từ 70 - 100 triệu đồng. Với những dàn loa máy có chất lượng cao thì chi phí sẽ cao hơn, khoảng 150 - 200 triệu đồng.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại tường cách âm khác nhau. Với những người mới kinh doanh, không có vốn nhiều thì nên lựa chọn những loại cách âm có mức giá trung bình, dao động từ khoảng 3 - 6 triệu/ m2.
3.5. Chi phí thuê nhân viên
Để vận hàng kinh doanh quán karaoke thì không thể thiếu nhân viên phục vụ. Và đây cũng là chi phí mở quán karaoke mà chủ đầu tư cần liệt kê trong danh sách những khoản chi phí cần thiết cho quán của mình.
Chi phí thuê nhân viên
Chi phí thuê nhân viên phục vụ, nhân viên lễ tân, nhân viên bảo vệ… tuỳ thuộc vào khu vực kinh doanh. Vì mỗi khu vực sẽ có mức giá khác nhau. Chẳng hạn, chi phí thuê nhân viên ở nông thôn khác chi phí nhân viên ở thành thị. Do đó, bạn cần khảo sát những chi phí quanh khu vực mở quán để có kế hoạch dự trù chi phí mở quán karaoke phù hợp.
Tham khảo thêm: Quy trình phục vụ quán Karaoke chuyên nghiệp
3.5. Chi phí phát sinh
Nhiều chủ kinh doanh thường bỏ qua chi phí này. Trong bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào thì xảy ra những trường hợp phát sinh là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, việc dự phòng cho những chi phí phát sinh là điều cần thiết mà bạn nên chuẩn bị để chủ động hơn trong việc xử ý và giải quyết những vấn đề phát sinh. Có thể dự phòng khoảng từ 10 - 50 triệu đồng cho các khoản chi phí phát sinh nhé.
Chi phí phát sinh
Những chi phí cơ bản mở quán karaoke trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tuỳ thuộc vào những trường hợp cụ thể mà mức chi phí này có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. POS365 tin rằng, bạn có thể có câu trả lời cho câu hỏi mở quán karaoke cần bao nhiêu tiền. Từ đó, có kế hoạch chuẩn bị tài chính chính xác và hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Kinh doanh karaoke có lãi không, mẹo để tăng doanh thu?
IV. Kinh nghiệm mở quán Karaoke hiệu quả
Dưới đây là những kinh nghiệm mở quán karaoke hiệu quả và thành công. Bạn có thể tham khảo để tránh những rủi ro khi bắt đầu kinh doanh mô hình karaoke nhé.
4.1. Tìm kiếm địa điểm mở quán phù hợp
Lựa chọn địa điểm kinh doanh là điều quan trọng trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào, không ngoại lệ với mô hình kinh doanh quán karaoke. Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai hãy chọn địa điểm phù hợp với những địa điểm đó.
Tìm địa điểm mở quán phù hợp
Đây chính là cách để thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả. Chẳng hạn, đối tượng khách hàng mục tiêu là nhân viên văn phòng, có thu nhập ổn định thì vị trí mở quán karaoke có thể là khu vực gần những toà nhà văn phòng.
4.2. Chuẩn bị các loại giấy phép đầy đủ
Để việc kinh doanh thuận lợi thì các chủ đầu tư đừng quên chuẩn bị những giấy phép theo quy định. Hãy chuẩn bị những loại giấy tờ này càng sớm càng tốt, vì còn thời gian chờ để phê duyệt từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.3. Lựa chọn nhà cung cấp đồ uống uy tín
Lựa chọn nhà cung cấp đồ uống uy tín là một trong những kinh nghiệm mở quán karaoke mà chủ đầu tư cần lưu ý. Tuy nhiên, kinh nghiệm này thường bị các chủ quán bỏ qua bởi cho rằng, nó không quan trọng.
Lựa chọn nhà cung cấp đồ uống uy tín
Thực tế cho thấy, việc tìm kiếm những nhà cung cấp đồ uống, thực phẩm, đồ pha chế… uy tín cũng là một trong những cách tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng. Hãy tìm hiểu những nhà cung cấp xem giá cả, điểm mạnh, điểm hạn chế của từng nhà cung cấp để đưa quyết định chính xác và phù hợp.
4.4. Đầu tư cho trang thiết bị - Kinh nghiệm mở quán karaoke quan trọng
Kinh doanh quán karaoke là loại hình giải trí đặc biệt, do đó bạn nên đầu tư cho các trang thiết bị. Đây được coi là “linh hồn” của quán và là yếu tố quan trọng quyết định đến việc giữ chân khách hàng, cách mở quán karaoke thành công.
Dàn âm thanh hay các thiết bị như loa, đài, mic phải đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, bạn không nên đổ quá nhiều vốn cho danh mục này. Cần dựa vào quy mô và đối tượng khách hàng là bình dân hay sang trọng để có sự đầu tư thích hợp.
4.5. Dự phòng các trường hợp phát sinh
Việc thiết lập dự phòng các trường hợp và chi phí phát sinh là điều cần thiết và quan trọng trong mô hình kinh doanh quán karaoke. Không chỉ giúp bạn ứng phó kịp thời những vấn đề có thể xảy ra. Mà còn giúp bạn chủ động xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến tài chính.
Dự phòng cho các trường hợp phát sinh
Tuy nhiên, nhiều chủ kinh doanh thường bỏ qua việc dự phòng những vấn đề bất ngờ. Dẫn đến việc lúng túng và gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề. Do đó, nếu bạn không muốn mình gặp phải những rắc rối này, thì hãy xây dựng kế hoạch dự phòng cho những trường hợp phát sinh ngay nhé.
Tìm hiểu thêm: Cách quản lý kinh doanh quán Karaoke không lo thất thoát
4.6. Quản lý hoạt động kinh doanh với phần mềm quản lý
Cách mở quán karaoke thành công và quản lý hoạt động kinh doanh quán karaoke một cách hiệu quả và tối ưu thì không nên bỏ qua các phần mềm quản lý quán karaoke.
Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay, việc áp dụng các phần mềm quản lý là điều cần thiết và quan trọng. Không chỉ giúp giảm thiểu nhân lực, tiết kiệm chi phí mà còn giúp chủ quán tối ưu quy trình vận hành, đảm bảo hiệu suất và quản lý một cách dễ dàng.
Phần mềm quản lý Karaoke POS365
Phần mềm quản lý quán karaoke POS365 hoàn toàn có thể làm được những điều đó. POS365 là phần mềm quản lý số 1 Việt Nam, với các tính năng vượt trội như: quản lý thực đơn, quản lý nhân viên, quản lý khách hàng, doanh thu báo cáo từng phòng hát, quản lý chi nhánh, báo cáo thống kê doanh thu trong ngày… giúp chủ kinh doanh nắm bắt tình kinh doanh quán mỗi ngày một cách hiệu quả và chính xác.
Tham khảo thêm: TOP 12 phân mềm quản lý quán Karaoke miễn phí bạn có thể sử dụng
4.7. Thiết lập những mối quan hệ thân thiết
Mở quán karaoke là mô hình kinh doanh đặc thù, có những mặt phức tạp riêng. Vì thế, tạo dựng những mối quan hệ với những người có tiếng trong khu vực kinh doanh là điều cần thiết.
Trong quá trình kinh doanh, khó tránh khỏi những vấn đề mà chủ quán khó có thể kiểm soát như khách hàng sử dụng những loại chất kích thích. Bạn có thể gặp rắc rối lớn nếu công an đột ngột kiểm tra. Chắc chắn bạn sẽ mất một khoản phí lớn hay thậm chí là buộc ngừng kinh doanh trong một thời gian nếu không có sự giúp đỡ từ những người có thế lực.
Thiết lập mối quan hệ thân thiết
Hay những đàn anh, đàn chị trong giang hồ, đầu gấu có thể sẽ đến “hỏi thăm” khi bạn mở quán. Đừng ngần ngại, hãy chủ động làm quen với họ trước để có sự “bảo kê” nhé.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách mở quán karaoke thành công mà bạn có thể tham khảo để có kế hoạch xây dựng mô hình kinh doanh quán karaoke hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi, hãy liên hệ với POS365. Chúc bạn kinh doanh thành công!