Câu chuyện kinh doanh

Theo như thống kế Việt Nam đang là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về số lượng xe gắn máy đang được lưu thông trên đường. Nắm bắt được tình hình này, rất nhiều người đã lựa chọn đầu tư kinh doanh xe máy. Vậy mở cửa hàng bán xe máy cần bao nhiêu vốn và những kinh nghiệm gì khi kinh doanh hình thức này. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tất tần tật các kiến thức về kinh doanh xe máy

I. Tiềm năng khi lựa chọn kinh doanh xe máy

Hiện nay, việc kinh doanh xe máy cũng như trở thành đại ký của các hãng xe đã trở thành mô hình kinh doanh được nhiều người biết đến. Ít nhất mỗi thành phố hay một quần đều có một cửa hàng kinh doanh xe để làm đại lý cho các hãng như Honda, yamaha,...

Khi kinh doanh các loại xe máy chính hãng bạn sẽ được bên giao đại lý gửi bảng giá gồm giá của đại lý, giá bán lẻ niêm yết trong thời gian kinh doanh cũng như bên đại lý có thể ấn định giá nhưng không được chênh lệch số quá nhiều.

Tiềm năng khi lựa chọn kinh doanh xe máy

Bên cạnh đó, việc trở thành đại lý sẽ được cung cấp các giấy tờ liên quan đến chất lượng và thông tin sản phẩm đặc biệt là chế độ đổi trả và sửa chữa khi có yêu cầu về sản phẩm. Ngoài ra bên đại lý còn được toàn quyền sử dụng cũng như sở hữu đối với nhãn hiệu, tên thương mại, hình ảnh liên quan đến thương hiệu xe làm đại lý.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh đồ chơi xe máy siêu lợi nhuận

II. Mở cửa hàng bán xe máy cần chuẩn bị những gì?

Để có thể kinh doanh mua bán xe máy thành công thì bên cạnh việc xây dựng chiến lược cụ thể bạn cần chuẩn bị cho mình những kiến thức sau.

2.1 Kinh doanh xe máy cần điều kiện gì?

Việc trở thành đại lý xe máy rất đơn giản nhưng trước hết bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau trước khi làm việc với nhãn hàng:

  • Điều kiện chủ thể: Bạn phải là thương nhân nhận xe máy để làm đại lý bán và nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc bên nhận sẽ là bên được uỷ quyền cung ứng dịch vụ về xe máy cho bên còn lại.

  • Để kinh doanh thành công, bạn cần có sự quản lý tốt, tạo ra các liên kết hợp tác với các nhà cung cấp, có khả năng quảng bá và bán hàng tốt, để đạt được mức doanh thu cao nhất. Bạn cũng cần phải hiểu rõ thị trường và các xu hướng kinh doanh xe máy hiện nay, để có thể điều chỉnh hoạt động của mình. 

Kinh doanh xe máy cần điều kiện gì?

Kinh doanh xe máy cần điều kiện gì?

2.2 Mở cửa hàng bán xe máy cần bao nhiêu vốn?

Thực tế vì đây là một hình thức kinh doanh tự do và không có quy định hoặc bất cứ yêu cầu về mức vốn tối thiểu hay tối đa nhưng trong một số trường hợp thì bên đại lý có thể ấn định. Hơn nữa vốn mở đại lý xe máy cũng sẽ phụ thuộc phần lớn quy mô cửa hàng. Nhưng đánh giá chung trong tình hình hiện nay thì để kinh doanh xe máy thì bạn cần có trong tay 3 - 5 tỷ đồng vốn quay vòng.

2.3 Cách lựa chọn mặt bằng phù hợp

Địa chỉ cửa hàng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của bạn. Do đó nếu như vị trí của cửa hàng thuận lợi thì sẽ dễ dàng thu hút được khách hàng từ đó giúp bán được nhiều hàng hơn và được phổ biến nhiều đến nhiều người. 

Thông thường khi mở cửa hàng bán xe máy sẽ cần mặt bằng rộng giúp không gian thoáng hơn để vừa trưng bày vừa thực hiện được các dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Cách lựa chọn mặt bằng phù hợp

Cách lựa chọn mặt bằng phù hợp

>> Xem thêm: Gợi ý 12 phần mềm quản lý cửa hàng xe máy miễn phí tốt nhất

III. Kinh nghiệm kinh doanh xe máy cũ thành công

Tiếp theo POS365 sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm quý báu chắc chắn sẽ có ích trong quá trình mở cửa hàng xe máy cũ.

3.1 Lựa chọn mô hình kinh doanh xe phù hợp

Không thể phủ nhận khả năng sinh lời trong hình thức này, nhưng sẽ thành công hơn nếu như bạn lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp. Sau đây là một số mô hình cơ bản bạn có thể tham khảo như sau:

  • Mua bán xe máy cũ: Đây là loại hình mau của người chán và bán cho người cần với khả năng sinh lời nhanh chỉ với một số vốn ít sỏi. Tất cả những gì bạn cần là kiến thức về xa máy và khả năng nắm bắt thời cơ tốt.

  • Bán xe máy phân khối lớn: Những năm gần đây dòng sẽ này trở nên rất được ưa chuộng bởi cảm giác trẻ trung và hấp dẫn. Việc kinh doanh này sẽ thành công nếu bạn có thể hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và cập nhật xu hướng nhanh.

  • Kinh doanh phụ tùng xe máy: “Độ xe” cùng là hình thức đang được rất nhiều tín đồ mê xe ưa chuộng, nắm bắt được điểm này nhiều người đã lựa chọn kinh doanh phụ tùng xe. Bạn cần phải có kiến thức thật tốt về các thiết bị máy móc để tư vấn cho khách hàng cũng như cập nhật xu hướng tốt nhất.

  • Kinh doanh dịch vụ rửa xe: Đây là loại hình được đánh giá khá cao do vốn ít và khả năng sinh lời cao. Với hệ thống giao thông dày đặc của Việt Nam thì nhu cầu vệ sinh, chăm sóc xe là rất cao, bạn sẽ không phải lo tiệm không có khách.

Lựa chọn mô hình kinh doanh xe phù hợp

Lựa chọn mô hình kinh doanh xe phù hợp

>> Xem thêm: Top 7 phần mềm quản lý tiệm rửa xe máy, ô tô chuyên nghiệp

3.2 Nhập xe máy cũ ở đâu?

Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt bạn chắc sẽ không thể ngồi chờ thành công đến. Vậy nên bạn cần tìm hiểu cũng như xây dựng kỹ lưỡng chiến lược. Bạn có thể tìm mua xe cũ tại các chợ đồ cũ hoặc các website trên mạng. 

Cách phổ biến nhất hiện nay chính là tìm qua các hội nhóm trên mạng xã hội. Cụ thể, ngày nay, từ người bán đến người người mua xe đều sử dụng công cụ internet để không mất nhiều thời gian và công sức.   

Nhập xe máy cũ ở đâu?

Nhập xe máy cũ ở đâu?

>> Xem thêm: Các kinh nghiệm “xương máu” khi kinh doanh xe máy cũ

3.3 Những chú ý khi làm tổng đại lý kinh doanh xe máy

Bạn cần chú ý những vấn đề pháp lý sau về hợp đồng. Hợp đồng đại lý cần được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Do loại hợp đồng này cần tôn trọng quyền lợi của các bên nên nó cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau:

  • Thời điểm ký hợp đồng

  • Thông tin cá nhân của hai bên

  • Hình thức đại lý dựa trên luật quy định

  • Quyền và nghĩa vụ của các bên ký hợp đồng

  • Thời hạn đại lý

  • Thù lao được hưởng khi làm tổng đại lý

  • Các hình thức thanh toán

  • Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng như thế nào

  • Phương thức giải quyết khi xảy ra vấn đề phát sinh.

>> Xem thêm: Mở tiệm sửa xe máy cần bao nhiêu vốn? Kinh nghiệm mở từ A - Z

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về kinh doanh sẽ máy, hy vọng các kiến thức trong bài sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và kinh doanh.