Hiện nay nhu cầu đi xe đạp của người dân là rất lớn. Xe đạp không chỉ sử dụng để di chuyển mà còn là phương tiện dùng để luyện tập sức khoẻ. Nhiều người có xu hướng đi xe đạp để bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí đi lại. Đó cũng là lý do để các chủ kinh doanh lựa chọn kinh doanh xe đạp. Trong bài viết này của POS365, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số bí quyết kinh doanh hiệu quả, sinh lời nhanh chóng. Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích này.
1. Kinh doanh xe đạp có lãi không?
Hiện nay kinh doanh xe đạp đang ngày càng phát triển bởi nhu cầu di chuyển của người dân cũng tăng cao. Xe đạp được cải tiến, đổi mới thường xuyên với kiểu dáng, mẫu mã đẹp mắt, thu hút. Giá thành xe đạp khá phải chăng, giúp người sử dụng tiết kiệm chi phí mua xe. Bên cạnh đó, khi sử dụng xe đạp sẽ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu. Không những thế nó còn giúp nâng cao sức khoẻ cho con người. Chính những lý do kể trên nên khi kinh doanh mặt hàng xe đạp sẽ rất tiềm năng dành cho các chủ kinh doanh.
2. Mở cửa hàng xe đạp cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng xe đạp cần bao nhiêu vốn là câu hỏi của rất nhiều người có ý định kinh doanh xe đạp. Để trả lời cho câu hỏi này bạn cần dựa vào những yếu tố dưới đây:
2.1 Thuê mặt bằng
Số tiền đầu tiên bạn cần phải bỏ ra và trả đều đặn mỗi tháng đó chính là tiền thuê mặt bằng. Chi phí này cao hay thấp phụ thuộc vào khu vực kinh doanh. Nếu ở thành phố giá sẽ cao hơn so với các vùng nông thôn. Trung bình giá thuê địa điểm kinh doanh ở thành phố rơi vào khoảng 8 – 15 triệu và con số này có thể cao hơn nếu bạn chọn mặt bằng ở vị trí đắc địa. Còn khu vực nông thôn giá thuê sẽ rẻ hơn rất nhiều, chỉ từ 2 – 5 triệu là bạn đã có được mặt bằng với diện tích tương đối rộng rãi. Bạn nên lựa chọn địa điểm gần khu dân cư, có đông người qua lại để thu hút khách hàng.
Chi phí thuê mặt bằng
2.2 Thiết kế - trang trí
Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng xe đạp không quá lớn, không cần phải quá cầu kỳ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải thiết kế cửa hàng đẹp mắt và thu hút. Phong cách bạn có thể lựa chọn đó là hiện đại, năng động. Dù thiết kế như thế nào thì bạn vẫn cần phải đảm bảo sự hài hoà, dễ chịu cho người nhìn. Chú ý đến việc lấy ánh sáng, làm sao cho cửa hàng có nhiều ánh sáng nhất có thể. Bạn có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên hoặc sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng. Chi phí thiết kế - trang trí có thể rơi vào khoảng 10 – 30 triệu đồng tuỳ vào ý định của chủ cửa hàng.
2.3 Chi phí mua trang thiết bị
Khi mở cửa hàng bạn cần bỏ số vốn khoảng 10 – 20 triệu dể mua sắm tủ, kệ, giá trưng bày để trưng bày sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn cần mua thêm đồ nội thất, đồ trang trí để làm đẹp cho cửa hàng. Ngoài ra còn có chi phí mua sắm máy in bill, phần mềm bán hàng,…
Chi phí mua trang thiết bị
2.4 Chi phí nhập hàng
Xe đạp có giá trị không quá lớn nhưng nó cũng có mức giá không nhỏ. Một chiếc xe có thể rơi vào khoảng vài triệu cho tới hàng chục triệu đồng. Vốn nhập hàng bạn cần chuẩn bị có thể lên tới 100 – 300 triệu tuỳ nhu cầu và quy mô của cửa hàng.
2.5 Thuê nhân viên
Chi phí cuối cùng bạn cần phải chi trả đó chính là thuê nhân viên. Tuỳ thuộc quy mô của cửa hàng và sức mua của khách hàng để quyết định có nên thuê nhân viên hay không. Nếu cửa hàng lớn bạn có thể thuê từ 1 – 2 nhân viên để tiện tư vấn cho khách hàng. Chi phí thuê nhân viên rơi vào khoảng 6 – 8 triệu đồng/người.
Chi phí thuê nhân viên
3. Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh xe đạp
Để mở cửa hàng kinh doanh xe đạp thì chủ kinh doanh cần phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là một số giấy tờ, thủ tục cần phải thực hiện:
Bạn cần chuẩn bị giấy tờ đăng ký kinh doanh xe đạp gồm:
-
Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân bản sao có công chứng.
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh xe đạp
-
Hộ khẩu thường trú bản gốc và bản sao có công chứng.
-
Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì bạn cần đến phòng đăng ký kinh doanh của UBND cấp quận/huyện nơi đặt mặt bằng kinh doanh. Nếu hồ sơ của bạn chuẩn bị đã đầy đủ và đủ điều kiện thì trong thời gian 5 ngày bạn sẽ nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh.
4. Kinh nghiệm mở cửa hàng xe đạp thành công
Muốn kinh doanh xe đạp thành công thì bạn cần nắm bắt một số kinh nghiệm mở cửa hàng xe đạp dưới đây.
4.1 Nghiên cứu thị trường
Bước đầu tiên cần phải thực hiện đó chính là nghiên cứu thị trường. Chủ kinh doanh cần tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của người dân ở quanh khu vực mở cửa hàng. Họ có sở thích mua sắm như thế nào, mức thu nhập ra sao, họ thích sử dụng phương tiện nào,…. Phân loại thị trường, phân khúc khách hàng mục tiêu hướng tới sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và đi đúng hướng.
Nghiên cứu thị trường chi tiết
Bạn đã biết cách nghiên cứu thị trường hay chưa? Nếu chưa hãy tham khảo bài viết: https://www.pos365.vn/nghien-cuu-thi-truong-6174.html
4.2 Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Không chỉ kinh doanh mặt hàng xe đạp, dù kinh doanh mặt hàng nào thì bạn cũng cần phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Thấu hiểu khách hàng mới giúp bạn phục vụ họ một cách tốt nhất. Bạn có thể tìm hiểu thông qua các thông tin như: độ tuổi, công việc, thu nhập, khả năng chi trả khi mua xe,….
4.3 Lập kế hoạch kinh doanh
Lập kế hoạch kinh doanh là điều hết sức cần thiết khi mở cửa hàng. Trong kế hoạch kinh doanh bạn cần nêu ra mục tiêu hướng tới trong tương lai. Tiếp theo, bạn cần liệt kê các công việc cần phải thực hiện như vốn duy trì hoạt động, nghiên cứu khách hàng, thuê mặt bằng, doanh thu đạt được,…. Việc lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn thực hiện đầy đủ các công việc và tránh tình trạng sai sót hay quên việc.
4.4 Chọn mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh là điều hết sức quan trọng khi mở cửa hàng kinh doanh. Bạn nên chọn mặt bằng ở gần khu dân cư, trường học, gần ngã ba ngã tư,… để thu hút khách hàng. Mặt bằng kinh doanh góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của một cửa hàng nên bạn cần hết sức chú trọng.
Chọn mặt bằng kinh doanh
4.5 Lựa chọn nguồn nhập hàng uy tín
Bí quyết giữ chữ tín với khách hàng đó chính là cung cấp sản phẩm chất lượng. Để làm được điều này thì bạn cần chọn nhà cung cấp danh tiếng, có thương hiệu trên thị trường. Trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất có tiếng nên bạn chỉ cần liên hệ với nhà cung cấp hoặc nhà phân phối để nhập hàng chính hãng.
4.6 Thực hiện các chiến dịch marketing
Để khách hàng biết tới cửa hàng của bạn nhiều hơn chắc chắn không thể bỏ qua việc thực hiện các chiến dịch marketing. Bạn nên tận dụng các kênh sở hữu lượng người dùng cao như: facebook, zalo, instagram, sàn thương mại điện tử,…. Nếu có kinh phí hơn bạn có thể quảng bá thương hiệu thông qua báo chí. Bên cạnh đó hãy kết hợp chạy quảng cáo đa kênh để gia tăng mức độ phổ biến của thương hiệu và gia tăng doanh số cho cửa hàng.
Thực hiện các chiến dịch marketing quảng bá thương hiệu
4.7 Cách trưng bày
Việc trưng bày, sắp xếp xe đạp sao cho phù hợp khi mở cửa hàng xe đạp để khách hàng lựa chọn là điều hết sức cần thiết. Bạn nên sắp xếp theo kích thước xe từ nhỏ cho tới lớn, bên cạnh đó bạn có thể sắp xếp theo dáng xe, phong cách xe hoặc phân xe theo độ tuổi hoặc giới tính,… Đó là những cách trưng bày khoa học chúng tôi muốn gợi ý cho bạn. Hãy sắp xếp làm sao cho phù hợp mắt người nhìn, tránh sự rối mắt.
4.8 Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý cửa hàng hiệu quả
Hầu hết các chủ cửa hàng kinh doanh hiện nay đều sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý cửa hàng của mình nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Quá trình quản lý đơn giản hơn khi bạn có thể theo dõi, giám sát mọi hoạt động của nhân viên, hàng hoá từ xa mà không cần có mặt tại cửa hàng. Phần mềm quản lý bán hàng của POS365 được đánh giá là chuyên nghiệp, thông minh rất phù hợp sử dụng cho các cửa hàng xe đạp.
Sau đây là một số tính năng nổi bật của phần mềm:
-
Phần mềm có giao diện đơn giản, khoa học, dễ dàng để người dùng sử dụng.
-
Phần mềm có thể kết nối với nhiều thiết bị như: máy in hoá đơn, ngăn kéo đựng tiền, máy quét mã vạch,…
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý cửa hàng hiệu quả
-
Tính năng tích điểm khách hàng để tạo chương trình khuyến mãi giúp duy trì lòng trung thành của khách hàng.
-
Cho phép khách hàng thanh toán bằng nhiều hình thức như: ví điện tử, mã QR code, thẻ ngân hàng,….
-
Mọi dữ liệu được lưu trữ an toàn thông qua nền tảng điện toán đám mây.
-
Quản lý hàng hoá dễ dàng nhờ tính năng phân loại, thêm mới, xoá khi xuất nhập hàng.
-
Báo cáo bán hàng chi tiết, chuẩn xác, kết quả kinh doanh được thể hiện trực quan thông qua biểu đồ.
5. Nên kinh doanh loại xe đạp nào?
Nếu bạn chưa biết nên kinh doanh loại xe đạp nào thì hãy để chúng tôi gợi ý cho bạn nhé. Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào phân khúc khách hàng hướng tới để chọn loại xe đạp phù hợp.
5.1 Kinh doanh xe đạp thông thường
Kinh doanh mặt hàng xe đạp thông thường: loại xe đạp này có đa dạng mẫu mã, chủng loại. Tuy nhiên nó không quá chú trọng vào các tính năng. Mẫu xe đạp này cũng thường thấy trên các đường phố. Giá thành xe đạp khá rẻ và trở thành sự lựa chọn của nhiều người dân.
5.2 Kinh doanh xe đạp trẻ em
Nhu cầu sử dụng xe đạp của trẻ em hiện nay ngày càng tăng cao. Trẻ em rất thích đi xe tới trường, đi xe đạp vui chơi, tham gia các hoạt động,… Nếu địa bàn kinh doanh của bạn gần khu chung cư, trường học có thể tham khảo kinh doanh xe đạp trẻ em.
Kinh doanh xe đạp trẻ em
5.3 Kinh doanh xe đạp thể thao
Kinh doanh xe đạp thể thao rất triển vọng, nó có thể giúp bạn mang về doanh thu khá lớn. Xe đạp thể thao thường được sản xuất tương đối phức tạp và được làm từ những vật liệu có độ bền cao để di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau. Xe đạp thể thao phù hợp cho những bạn trẻ năng động, thích di chuyển và khám phá. Giá xe đạp thể thao tương đối cao và nếu tệp khách hàng bạn hướng tới là những người có thu nhập khá trở lên có thể thử nghiệm kinh doanh.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn một số bí quyết kinh doanh xe đạp thành công. Bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng nhé. Chúc bạn kinh doanh thành công! Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này.