Thiết bị nhà thông minh được sử dụng phổ biến và nó đang dần trở thành xu hướng. Vậy thiết bị nhà thông minh là gì, có những mô hình kinh doanh thiết bị nhà thông minh nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Thế nào là thiết bị nhà thông minh?
Thiết bị nhà thông minh là trong một căn nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có khả năng điều khiển hoặc tự động hoá, bán tự động. Một số thiết bị có thể thay thế con người để thực hiệnc ác thao tác điều khiển, quản lý.
Hệ thống điện tử của các thiết bị sẽ giao tiếp với con người thông qua bảng điện tử được cài đặt ngay trong nhà hoặc con người có thể sử dụng trên một ứng dụng được cài đặt trên điện thoại, máy tính hoặc trên giao diện web.
2. Vì sao nên kinh doanh thiết bị nhà thông minh?
Các thiết bị thông minh đang ngày càng phổ biến và được người dân sử dụng rộng rãi. Thu nhập người dân ngày càng tăng kéo theo nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống cũng tăng lên. Họ muốn giảm thiểu sức lao động và sử dụng những gì an toàn cho bản thân và gia đình.
Kinh doanh thiết bị nhà thông minh rất tiềm năng, thị trường rộng
Nhu cầu sử dụng các thiết bị nhà thông minh của người dân là rất lớn. Và để kinh doanh lĩnh vực này đòi hỏi chủ kinh doanh cần có sự hiểu biết về các thiết bị, hiểu biết về công nghệ và nhà cung cấp. Chưa dừng lại ở đó bạn cần có kiến thức về điện và hiểu về điện. Đây là một trong những yếu tố giúp bạn kinh doanh thành công. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì việc kinh doanh thiết bị nhà thông minh là rất tiềm năng.
3. Xu hướng sử dụng thiết bị nhà thông minh
Thị trường thiết bị nhà thông minh nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Đặc biệt là những người nội trợ, những người này có xu hướng sử dụng các thiết bị có ứng dụng công nghệ. Công nghệ giúp họ giảm thiểu gian lao động, công sức làm việc. Đặc biệt nó còn rất an toàn với trẻ nhỏ.
Ưu điểm của những thiết bị này đó là có thể kết nối, điều khiển mà không cần có mặt tại nhà. Chỉ cần sử dụng thiết bị điện thoại thông minh và truy cập vào ứng dụng là bạn đã có thể điều khiển chúng. Lĩnh vực này đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và đang được nhiều công ty, doanh nghiệp khai thác một cách triệt để.
4. Cơ hội phát triển khi kinh doanh thiết bị nhà thông minh
Theo một số điều tra thì thị trường kinh doanh thiết bị thông minh vô cùng hấp dẫn, tiềm năng. Đây là mảnh đất màu mỡ để các nhà kinh doanh khai thác. Việt Nam là một trong những thị trường rất tiềm năng. Hiện đã có các ông lớn trên thế giới đầu tư đó là: Samsung, Amazon, Apple,…
Nhu cầu của người dân sử dụng đồ công nghệ cao
Chưa dừng lại ở đó, có không ít người dân yêu công nghệ, chủ động tìm hiểu và lựa chọn thiết bị phù hợp cho ngôi nhà của mình. Điều này đã tạo ra cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ra thị trường để đáp ứng nhu cầu của người dân.
5. Lợi thế cạnh tranh vượt trội so với sản phẩm truyền thống
Kinh doanh các thiết bị nhà thông minh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tệp khách hàng đa dạng, đặc biệt là những người sinh sống trong những ngôi nhà có không gian tiện nghi, hiện đại. Chính vì đó nên loại hình kinh doanh này phát triển cũng là điều khá dễ hiểu.
Ưu thế của các thiết bị này đó chính là sự tiện nghi. Nhờ công nghệ mà các sản phẩm này có thể giúp gia chủ thực hiện một số công việc. Chỉ với một vài cú click thì gia chủ đã có thể kiểm soát mọi thiết bị trong ngôi nhà và biết được tình hình nhà của mình như thế nào. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức. Đây là điểm vượt trội, khác biệt hơn so với các sản phẩm truyền thống.
Xem thêm: Bí quyết kinh doanh camera đắt khách nhất hiện nay
6. Một số mô hình kinh doanh thiết bị nhà thông minh
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc một số mô hình kinh doanh thiết bị điện thông minh phổ biến hiện nay để bạn tham khảo.
6.1 Mô hình kinh doanh thiết bị điện thông minh cá nhân hoá
Các doanh nghiệp, đơn vị hiện nay đã xây dựng mô hình kinh doanh mới đó là các doanh nghiệp cung cấp thông tin về sản phẩm/dịch vụ một cách chi tiết theo sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ được giải đáp mọi thắc mắc, được chia sẻ và nhận về những lời khuyên vô cùng hữu ích. Chưa dừng lại ở đó, họ còn nhận được một số khuyến nghị lựa chọn sản phẩm phù hợp với sở thích, thói quen sử dụng của bản thân.
6.2 Thương mại hoá
Thiết bị công nghệ có thể là lĩnh vực khá mới tại nước ta nhưng trên thế giới thì nó đã không còn xa lạ. Ngày ngay, người tiêu dùng sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện các giao dịch mua sắm, thanh toán trực tuyến. Mô hình kinh doanh thiết bị nhà thông minh theo phương thức này được khách hàng đánh giá cao.
6.3 Bán hàng trải nghiệm
Có không ít đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn hình thức bán hàng trải nghiệm. Theo đó khách hàng sẽ được dùng thử, trải nghiệm thử sản phẩm mà mình muốn trước khi mua. Người tiêu dùng sẽ được ký hợp đồng theo tháng để dùng các thiết bị thông minh với công nghệ hiện đại.
Mô hình bán hàng trải nghiệm
6.4 Kinh doanh miễn phí
Mô hình kinh doanh miễn phí cũng được nhiều đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn. Mô hình này đang dần thay thế cho hình thức thuê bao. Tuy nhiên, vẫn có một số dịch vụ cần phải thực hiện thanh toán mới có thể trải nghiệm đó là: dịch vụ phát hiện trộm, khói hoặc khí độc,…
6.5 Cơ hội kết nối
Các nhà đầu tư luôn luôn chú trọng vấn đề kết nối, mở rộng khi kinh doanh. Chưa dừng lại ở đó, việc tích hợp các giao dịch kèm theo sẽ tạo nên trải nghiệm thanh toán vô cùng tiện ích cho người tiêu dùng trong khi mua sắm.
>>> Xem ngay: Top 9 thiết bị thông minh trong nhà hữu ích nên trang bị
7. Kinh doanh thiết bị nhà thông minh cần chuẩn bị những gì?
Để có thể kinh doanh mặt hàng này thành công đòi hỏi các chủ kinh doanh cần phải chuẩn bị không chỉ về kiến thức , sự hiểu biết mà còn cả kinh nghiệm kinh doanh.
7.1 Trang bị kiến thức về điện
Trước tiên để có thể kinh doanh thành công đòi hỏi chủ kinh doanh cần phải am hiểu về lĩnh vực mà mình lựa chọn. Bạn cần phải hiểu để có thể tiếp cận với các nhà cung cấp. Việc nắm bắt xu thế cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, khi có sự hiểu biết thì bạn mới có thể học hỏi, nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh, nhu cầu, xu hướng của khách hàng như thế nào.
7.2 Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh
Hiện nay có đa dạng các hình thức kinh doanh thiết bị nhà thông minh. Chủ kinh doanh có thể mở cửa hàng, bán hàng online, làm cộng tác viên bán hàng. Tuỳ vào mục đích, sự lựa chọn của bạn để lựa chọn hình thức phù hợp.
Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh phù hợp
Nếu bạn chọn mở cửa hàng kinh doanh thì việc lựa chọn mặt bằng rất quan trọng. Nó góp phần quyết định tới lượng khách hàng tới cửa hàng và doanh số của cửa hàng. Hãy chọn mặt bằng ở vị trí trung tâm, sầm uất, lượng người qua lại lớn. Tốt nhất là nên gần khu dân cư, khu vực văn phòng,… để dễ dàng thu hút khách hàng hơn.
7.3 Lựa chọn nhà cung cấp thích hợp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp thiết bị để bạn lựa chọn. Từ các thương hiệu danh tiếng trong và ngoài nước. Đa dạng mẫu mã, sản phẩm với các mức giá khác nhau. Bạn cần phải là nhà đầu tư thông minh, cần dành thời gian nghiên cứu để chọn nhà cung cấp phù hợp nhất. Khi lựa chọn nhà cung cấp hãy lưu ý một số vấn đề đó là:
-
Chính sách hỗ trợ: hỗ trợ catalogue, chiết khấu sản phẩm, kỹ thuật sản phẩm cho đại lý,….
-
Thương hiệu: bạn cần chắc chắn mình đã nắm bắt được thông tin về sản phẩm và nhà cung cấp.
-
Chất lượng sản phẩm: bạn cần phải tới tận nơi để kiểm tra và trải nghiệm. Từ đó có cái nhìn khách quan về sản phẩm.
-
Hệ sinh thái: nên lựa chọn nhà cung cấp có hệ sinh thái đa dạng để mang tới đầy đủ các giải pháp.
7.4 Kênh bán hàng, phân phối, đại lý
Khi đã tìm kiếm được nhà cung cấp thì chủ kinh doanh cần phát triển thêm cộng tác viên, nhà phân phối để phân phối sản phẩm của mình. Đây là cách để chủ kinh doanh có thể mở rộng thị trường và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Để kinh doanh thành công đòi hỏi chủ kinh doanh cần phải dành nhiều thời gian để lập kế hoạch kinh doanh chi tiết.
Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc thông tin về các mô hình kinh doanh thiết bị nhà thông minh. Hãy tham khảo và lựa chọn mô hình phù hợp. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới bạn nhé.