Kinh doanh spa mini hiện là một trong những mô hình kinh doanh được nhiều chủ spa lựa chọn khi mới bắt đầu kinh doanh dịch vụ làm đẹp. Bởi chi phí đầu tư hợp lý mà đáp ứng được đam mê chăm sóc sắc đẹp của bản thân. Vậy mở spa mini có khó không? Cần chuẩn bị những gì? Bí quyết kinh doanh thành công là gì?
I. Có nên kinh doanh spa mini?
Hiện nay mô hình kinh doanh spa mini là một trong những mô hình kinh doanh lĩnh vực làm đẹp thu hút nhiều khách hàng, với chi phí đầu tư tiết kiệm hay nói cách khác là thời gian hồi vốn nhanh. Cùng với đó là sự linh hoạt trong khâu quản lý và dịch vụ khách hàng. Vì vậy mà đây được coi là một trong những mô hình kinh doanh thu hút và đem lại nhiều tiềm năng phát triển cho chủ đầu tư.
Có nên kinh doanh spa mini?
Nếu bạn đang có ý định sở hữu một thương hiệu spa mini với số vốn không quá nhiều thì đây là điều hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công thì bạn cần lưu ý những vấn đề mà POS365 chia sẻ ngay dưới đây nhé!
II. Kinh doanh spa mini cần chuẩn bị gì?
Dưới đây là những công việc mà bạn cần chuẩn bị trước khi kinh doanh để đảm bảo việc kinh doanh được diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả.
2.1. Kiến thức
Việc trang bị cho mình những kiến thức và khả năng làm việc trong bất kỳ một lĩnh vực, ngành nghề nào trước khi kinh doanh là điều quan trọng và cần thiết. Do đó, bạn nên đầu tư tham gia những khóa học về làm đẹp, spa chăm sóc da, massage body… Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để định hướng được những kế hoạch kinh doanh spa và quản lý đội ngũ nhân viên.
Kiến thức
2.2. Nguồn vốn
Nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và chuẩn bị mô hình kinh doanh. Do đó, để đảm bảo sự cân đối về tài chính cũng như không gặp phải những rủi ro về tài chính trong quá trình kinh doanh. Bởi để bắt đầu kinh doanh thì bạn cần phải bỏ vốn để đầu tư nhiều danh mục. Những khoản chi cần thiết và cơ bản nhất sẽ được bật mí ngay dưới đây, bạn hãy tham khảo nhé.
2.3. Thủ tục pháp lý
Giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề là những thủ tục pháp lý bắt buộc khi kinh doanh spa mini theo quy định của Nhà nước. Do đó, chủ kinh doanh cần chuẩn bị những giấy tờ này trước khi bắt đầu khai trương spa.
Thủ tục pháp lý
Để được cấp những loại giấy tờ này thì chủ kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh ở UBND quận, huyện, các địa điểm cấp phép tại địa phương. Với chứng chỉ hành nghề, đây không chỉ là chấp hành pháp luật mà còn khẳng định bạn đang làm việc hợp pháp, củng cố lòng tin với khách hàng và nâng cao uy tín.
>> Xem ngay: Gợi ý 15 mô hình kinh doanh spa độc đáo, hút khách nhất 2023
III. Mở tiệm spa mini cần bao nhiêu vốn?
Mở tiệm spa mini cần bao nhiêu vốn? Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều chủ kinh doanh quan tâm khi lựa chọn mô hình kinh doanh này. Dưới đây là những chi phí cần thiết để bắt đầu kinh doanh, bạn có thể tham khảo nhé:
Mở tiệm spa mini cần bao nhiêu vốn?
-
Chi phí cho khóa học spa: Khoản chi này phụ thuộc vào nhu cầu và mức độ đầu tư của chủ kinh doanh. Thông thường sẽ dao động từ 10 - 30 triệu đồng.
-
Chi phí thuê mặt bằng: Với mô hình kinh doanh spa mini thì không cần diện tích quá lớn. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn ở vị trí thuận tiện, giá thuê không quá cao với mức chi phí từ 15 - 30 triệu đồng.
-
Chi phí thiết kế, mua sắm trang thiết bị: Đây là khoản chi tốn nhiều chi phí nhất, dao động từ 30 - 50 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua thanh lý những thiết bị ở các spa khác.
-
Chi phí thuê nhân viên: Mô hình spa mini thì có thể thuê từ 1 - 2 nhân viên làm việc part time với mức chi phí từ 5 - 8 triệu đồng/ người.
-
Chi phí Marketing: Là khoản chi không thể thiếu, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh mà chi phí không có mức cụ thể, có thể cao hay thấp. Nhưng bạn cần đảm bảo việc cân đối giữa chi phí và kết quả đem lại nhé.
>> Bạn đã biết? Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh Spa chi tiết từ A đến Z
IV. Kinh nghiệm kinh doanh spa mini đông khách, lời cao
Làm thế nào để kinh doanh spa mini thành công? Sau đây là những bí quyết kinh doanh hiệu quả được chia sẻ từ các chuyên gia mà chúng tôi tổng hợp được, đừng bỏ qua nhé.
4.1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Theo một nghiên cứu cho thấy, chọn địa điểm kinh doanh quyết định đến 50% khả năng thu hồi vốn cho tiệm spa. Do đó, để đảm bảo việc kinh doanh được diễn ra suôn sẻ, thu hút nhiều khách hàng thì bạn cần nghiên cứu địa điểm kinh doanh. Đồng thời xác định đâu là đối tượng khách hàng mục tiêu, họ tập trung ở khu vực nào… để lựa chọn được địa điểm kinh doanh spa phù hợp nhất.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Lời khuyên dành cho bạn đó là, sau khi xác định khu vực muốn mở spa thì nên tham khảo về mức giá thuê quanh khu vực này để đảm bảo việc thuê mặt bằng với mức chi phí phải chăng và hợp lý nhất.
4.2. Đầu tư thiết kế không gian spa ấn tượng
Dù chỉ là mô hình spa mini nhưng chủ đầu tư cũng nên chú trọng đến việc thiết kế không gian sao cho ấn tượng, độc đáo, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái cho khách hàng mỗi lần ghé thăm sử dụng các dịch vụ.
Mặc dù không gian của những spa mini khá hạn chế, nhưng bạn có thể thiết kế và sắp xếp những đồ đạc, thiết bị máy móc một cách gọn gàng, khoa học cũng như sử dụng những màu sơn tường như: vàng, trắng… kết hợp với ánh sáng từ đèn để tạo nên một không gian rộng rãi và thoáng đãng.
4.3. Tuyển dụng nhân sự có tay nghề
Là chủ spa mini, bạn có thể thuê từ 1 - 2 nhân viên làm việc part time để hỗ trợ công việc trong những giờ cao điểm. Điều này vừa giảm tải khối lượng công việc, vừa giúp khách hàng không phải chờ đợi quá lâu. Tuy nhiên, để đảm bảo sự đồng nhất trong chất lượng dịch vụ thì bạn cần có kế hoạch tuyển dụng nhân sự có tay nghề, ham học hỏi, thân thiện và nhiệt tình.
Tuyển dụng nhân sự có tay nghề
Bạn cũng có thể lựa chọn thuê nhân viên phụ việc, những nhân viên chưa có nhiều kỹ năng và chuyên môn để đào tạo họ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đầu tư. Nhưng cần tuyển chọn những ứng viên có thái độ cầu tiến, làm việc nghiêm túc và niềm nở với khách hàng nhé.
>> 10 cách quản lý nhân viên spa hiệu quả và chuyên nghiệp nhất 2023: https://www.pos365.vn/cach-quan-ly-nhan-vien-spa-6758.html
4.4. Cập nhật xu hướng làm đẹp thường xuyên
Kinh nghiệm kinh doanh spa mini thành công, thu hút đông đảo khách hàng đó là cập nhật xu hướng làm đẹp thường xuyên. Đây là một trong những đặc trưng của lĩnh vực làm đẹp. Nếu bạn không nhanh chóng cập nhật những xu hướng này thì dễ dẫn đến sự lạc hậu, không đáp ứng được chính xác nhu cầu của khách hàng.
Vì thế, chủ kinh doanh nên trang bị và cập nhật những thông tin, kiến thức một cách nhanh chóng từ những spa quy mô lớn, uy tín trên thị trường.
4.5. Chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Bên cạnh những yếu tố về chất lượng dịch vụ thì thái độ nhân viên, chính sách chăm sóc khách hàng cũng góp phần ảnh hưởng đến sự quay lại của khách hàng trung thành. Do đó, để kinh doanh thành công cũng như giữ chân khách hàng thì bạn cần thiết lập những chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp ngay từ khi mới khai trương spa.
Chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Chủ spa đừng quên việc đào tạo cho đội ngũ nhân viên từ việc tư vấn, đón tiếp, quy trình dịch vụ đến chính sách hỗ trợ khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ tại spa. Ngoài ra, nên đảm bảo chất lượng chăm sóc khách hàng giữa các nhân viên, để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.
4.6. Kế hoạch Marketing cho spa
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì việc thực hiện những chiến lược quảng cáo, marketing nhằm thu hút khách hàng là điều cần thiết và quan trọng. Bạn có thể thực hiện những chiến dịch quảng cáo nhân dịp khai trương spa để lan tỏa thương hiệu đến với nhiều khách hàng hơn.
Để thực hiện được những chiến dịch marketing hiệu quả thì bạn cần phải nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu, hành vi tiêu dùng, mức thu nhập, khả năng chi tiêu, nhu cầu, sở thích….. để có được những kế hoạch quảng cáo hiệu quả.
Kế hoạch Marketing cho spa
Lời khuyên dành cho bạn đó là, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing thì có thể lựa chọn thuê những đơn vị Agency để họ trực tiếp triển khai những chiến dịch này. Họ là những người có chuyên môn và kỹ năng cao nên đảm bảo được hiệu quả. Nhưng bạn cần cân nhắc, lựa chọn những đơn vị uy tín cũng như tham khảo mức chi phí để đảm bảo cân đối tài chính nhé.
>> Tham khảo: Bí quyết xây dựng kế hoạch marketing spa hiệu quả nhất 2023
4.7. Kinh doanh các dịch vụ đi kèm
Bí quyết kinh doanh hiệu quả cuối cùng mà chúng tôi muốn bật mí cho bạn đọc đó là nên kinh doanh các dịch vụ đi kèm. Những dịch vụ đi kèm này có thể là bán mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, tóc, body hay làm nail…. vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mở rộng thêm quy mô kinh doanh và gia tăng doanh thu cho spa.
Trên đây là toàn bộ những bó quyết kinh doanh spa mini thành công mà chúng tôi tổng hợp được từ các chuyên gia. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có cho mình những kinh nghiệm kinh doanh cũng như những kế hoạch kinh doanh hiệu quả và phù hợp nhất. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác nhé! Chúc bạn thành công!