Kinh doanh rượu ngâm là một trong những lĩnh vực đầy tiềm năng, có khả năng thu lại lợi nhuận cao, bởi nhu cầu sử dụng luôn luôn ổn định. Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh với rượu ngâm thì hãy tham khảo ngay kinh nghiệm sau đây nhé!
I. Lý do nên mở cửa hàng bán rượu ngâm
Ngày càng có nhiều cửa hàng bán rượu ngâm mở ra đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng cũng như thu về được nguồn lợi nhuận lớn.
1.1. Rượu là một phần văn hóa đặc trưng của Việt Nam
Rượu là thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam và là một phần văn hóa không thể thiếu của nước ta, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, Lễ Tết,... Việc này như một lời khẳng định cho thị trường tiềm năng và nguồn khách hàng ổn định nếu bạn có ý định mở cửa hàng kinh doanh rượu.
1.2. Đa dạng về chủng loại và mẫu mã
Thị trường kinh doanh rượu bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Các chủ kinh doanh sẽ có nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm và hương vị mà mình muốn kinh doanh. Cùng một loại rượu, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn về giá cả và thương hiệu đáp ứng được nhiều nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng với nhu cầu và mức thu nhập khác nhau.
Đa dạng về chủng loại và mẫu mã của các loại rượu
1.3. Làm quà tặng sang trọng trong các dịp Lễ, Tết
Rượu luôn là một trong những thức quà được nhiều người lựa chọn sử dụng làm quà tặng sang trọng trong các dịp Lễ, Tết. Một chén rượu đi kèm lời chúc sức khỏe, sức may mắn và thành công là món quà vô cùng phù hợp. Do đó mà ý tưởng kinh doanh rượu không bao giờ là lỗi thời, phục vụ đa dạng nhóm khách hàng khác nhau và đem lại lợi nhuận vô cùng lớn.
1.4. Rượu để càng lâu sẽ càng ngon
Đối với các mặt hàng kinh doanh khác càng để lâu sẽ bị quá hạn sử dụng, không thể dùng được. Tuy nhiên, đối với mặt hàng rượu càng để lâu thì sẽ càng ngon. Đặc biệt, hương vị của rượu càng đậm đà hơn chứ không biến đổi và nhạt đi theo thời gian. Do đó mà những chai rượu có tuổi đời càng lâu thì giá thành càng cao. Khi mở cửa hàng kinh doanh rượu thì chủ nhà hàng cần phải đảm bảo được nguồn nhập và chất lượng sản phẩm tốt, bởi những người yêu thích rượu ngâm rất “sành” rượu và dễ nhận biết đâu là hàng tốt hay hàng kém chất lượng.
Lý do nên mở cửa hàng kinh doanh rượu ngâm
II. Mở cửa hàng kinh doanh rượu ngâm cần những gì?
Cùng tìm hiểu về điều kiện mở cửa hàng, thủ tục đăng ký và xin giấy phép kinh doanh, chi phí mở cửa hàng kinh doanh rượu ngâm:
2.1. Điều kiện mở cửa hàng rượu ngâm
Điều kiện mở cửa hàng rượu ngâm theo điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP sản xuất và kinh doanh rượu:
-
Là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh thành lập theo quy định của pháp luật;
-
Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định với địa chỉ cụ thể và đăng ký bán rượu tiêu dùng tại chỗ với phòng kinh tế cấp huyện, quận nơi chủ kinh doanh đặt cơ sở;
-
Rượu tiêu dùng tại chỗ phải được cung cấp có giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu;
Trong trường hợp chủ kinh doanh tự sản xuất mặt hàng rượu để kinh doanh thì phải có giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh hoặc giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo quy định.
Điều kiện mở cửa hàng rượu ngâm
2.2. Thủ tục đăng ký và xin giấy phép kinh doanh cửa hàng rượu
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh đồ rượu ngâm sẽ bao gồm:
-
Xin giấy phép kinh doanh rượu ngâm mở cửa hàng, đăng ký kinh doanh cá thể;
-
Nội dung phải ghi rõ tên và địa chỉ cửa hàng, lĩnh vực kinh doanh, số vốn kinh doanh, thông tin CMND/CCCD của chủ hộ kinh doanh có chữ ký xác nhận;
-
Bản sao CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
-
Bản hợp đồng thuê cửa hàng (nếu thuê mặt bằng) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất cho địa điểm kinh doanh hợp pháp;
Khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì nộp lên phòng kinh tế trực thuộc UBND cấp quận/ huyện nơi đặt địa chỉ kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ thì cửa hàng kinh doanh của bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh sau 5 ngày làm việc.
2.3. Chi phí mở cửa hàng rượu ngâm
Chi phí mở cửa hàng kinh doanh rượu ngâm sẽ bao gồm những khoản nhất định sau đây:
-
Chi phí thuê mặt bằng: Nếu cửa hàng mở tại trung tâm thành phố thì tiền thuê khoảng 20 - 30 triệu đồng/tháng. Còn ở các khu vực thưa dân cư thì tiền thuê mặt bằng chỉ khoảng 7 - 15 triệu đồng/tháng;
-
Chi phí mua sắm trang thiết bị cơ bản cho cửa hàng khoảng 30 - 100 triệu đồng: Kệ để đồ, quầy thu ngân, hệ thống camera giám sát, rổ đựng hàng hóa, kệ sắt,...
-
Chi phí nhập hàng;
-
Chi phí thuê nhân viên;
-
Tiền điện nước, internet,...
Chi phí mở cửa hàng rượu ngâm
III. Ý tưởng kinh doanh cửa hàng rượu ngâm
Tham khảo các ý tưởng kinh doanh cửa hàng rượu ngâm hiệu quả đã và đang được tiến hành triển khai hiện nay:
3.1. Mở đại lý rượu ngâm
Đây là mô hình kinh doanh cần phải có lượng khách ổn định để đảm bảo tình trạng hàng tồn kho hay bị hư hỏng trong quá trình tiêu thụ. Muốn đại lý rượu hoạt động kinh doanh tốt thì bạn cần sắm sửa cơ sở vật chất, các trang thiết bị để hỗ trợ công việc kinh doanh.
Để việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn thì nên liên kết với các công ty tổ chức sự kiện đám cưới hay các đơn vị cung cấp thực phẩm, nhà hàng để làm đối tác. Đây chính là nguồn đầu ra ổn định, tạo sự uy tín và chất lượng để duy trì và mở rộng cửa hàng.
Bên cạnh việc mở cửa hàng offline thì bạn nên kết hợp bán hàng trực tuyến như đặt hàng qua điện thoại, website, giao hàng miễn phí,... Việc kinh doanh online sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Do đó, bạn nên thiết lập kế hoạch chiến lược kinh doanh cụ thể để có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác.
Ý tưởng kinh doanh cửa hàng rượu ngâm
3.2. Mở quầy dùng thử trong cửa hàng rượu ngâm
Việc mở quầy dùng thử rượu trong các cửa hàng kinh doanh rượu ngâm đang dần trở nên phổ biến hơn, giúp khách hàng có thể trải nghiệm các vị rượu trước khi mua để lựa chọn xem sản phẩm nào hợp với sở thích của mình. Khi khách hàng hài lòng thì chắc chắn sẽ quay lại cửa hàng của bạn.
Ngoài những ưu đãi và khuyến mãi khi mua hàng thì bạn có thể thêm dịch vụ tặng kèm quà khi mua hóa đơn từ 500.000 đồng trở lên cho khách hàng. Đối với những hộp quà sang trọng, có giá trị cao thì bạn nên đầu tư những tấm thiệp handmade để làm quà tặng. Điều này sẽ mang lại trải nghiệm vô cùng cho khách hàng khi mua sắm tại đây.
>> Bạn có quan tâm: Cách chọn và thưởng thức rượu vang đúng chuẩn
IV. Một số loại rượu ngâm tốt để kinh doanh
Dưới đây là danh sách những loại rượu ngâm tốt phù hợp với tiêu chuẩn người Việt Nam để kinh doanh:
-
Rượu táo mèo: Được nhiều người Việt yêu thích giúp cải thiện và phòng ngừa các bệnh về tuần hoàn và tim mạch;
-
Rượu ngâm Ba Kích tím: Có màu tím nhạt, vị ngọt nhẹ, hương thơm dịu. Rượu có công dụng là điều trị các bệnh mất ngủ, khớp, tăng cường sức khỏe cho phái mạnh;
-
Rượu sâm sau: Có công dụng tốt cho sức khỏe, chữa các bệnh stress, chống căng thẳng;
-
Rượu ngâm hà thủ ô: Giúp tăng lưu thông khí huyết, ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch;
-
Rượu trái Nhàu: Có công dụng giảm nhanh các triệu chứng về xương khớp, tăng cường sức đề kháng, giảm đau và tăng cường hệ miễn dịch;
-
Rượu đinh lăng: Hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện giấc ngủ, thải độc cho cơ thể;
-
Rượu cây mật gấu: Hỗ trợ làm đẹp cho da, tăng cường lưu thông khí huyết,...
-
Rượu gừng: Có tác dụng trị nôn, đau bụng, cảm cúm, giảm cân hiệu quả, kích thích ăn ngon miệng;
-
Rượu nấm ngọc cẩu: Có tác dụng trị táo bón, cải thiện tiêu hóa, cải thiện suy nhược thần kinh, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa;
-
Rượu đương quy: Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, cải thiện và duy trì độ bền gân cốt.
Một số loại rượu ngâm tốt để kinh doanh
V. Bí quyết kinh doanh cửa hàng rượu ngâm hiệu quả
Bạn đang có ý định mở cửa hàng kinh doanh rượu ngâm? Tham khảo bí quyết kinh doanh hiệu quả đã được nhiều người áp dụng thành công:
5.1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn hiểu rõ được thị trường kinh doanh rượu ngâm như thế nào? Bạn phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, xác định được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến,... Từ đó bạn có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để tạo nên sự khác biệt với các đối thủ khác.
5.2. Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng
Việc đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng giúp bạn khởi nghiệp kinh doanh thành công. Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng để bạn hiểu được nhóm khách hàng có sở thích uống rượu gì, phân khúc khách hàng có thu nhập cao hay thấp để lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp.
5.3. Lựa chọn vị trí mở cửa hàng rượu ngâm
Để khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy cửa hàng rượu của bạn thì bạn nên lựa chọn các vị trí nằm ở khu vực thoáng mát, rộng rãi, gần các tòa nhà văn phòng, chung cư cao cấp đông đúc người qua lại. Nếu bạn có sẵn mặt bằng mở cửa hàng thì sẽ giúp tiết kiệm được một khoản chi phí. Tuy nhiên, vị trí không được thuận lợi thì bạn nên đẩy mạnh marketing để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Lựa chọn vị trí mở cửa hàng rượu
5.4. Tìm kiếm đơn vị phân phối rượu ngâm uy tín
Các tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp rượu uy tín, chất lượng:
-
Đơn vị có kinh nghiệm và độ uy tín cao trong lĩnh vực kinh doanh rượu ngâm;
-
Rượu phải đảm bảo các loại giấy tờ chứng nhận đạt tiêu chuẩn về kinh doanh rượu ngâm;
-
Sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đa dạng thương hiệu và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng;
-
Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, nhiệt tình và luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng;
-
Đơn vị cung cấp và phân phối rượu phải có chính sách chiết khấu hấp dẫn, hỗ trợ mở cửa hàng hay có các kế hoạch truyền thông phù hợp.
5.5. Chuẩn bị sẵn hầm bảo quản rượu
Việc chuẩn bị sẵn hầm bảo quản rượu rất quan trọng bởi rượu tốt mà để ở ngoài không khí càng lâu thì càng bị giảm hương liệu và chất lượng rượu. Hầm bảo quản rượu vừa là nơi để cất giữ rượu vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp của cửa hàng bạn, giúp để lại ấn tượng tốt với khách hàng.
Chuẩn bị sẵn hầm bảo quản rượu
5.6. Tuyển nhân sự kinh doanh rượu ngâm nếu cần thiết
Nếu mô hình kinh doanh lớn có lượng khách ổn định và ngày càng đông khách hơn thì chắc chắn bạn sẽ phải tuyển thêm nhân viên để hỗ trợ. Khi tuyển nhân viên về cần phải đào tạo cho nhân viên những kỹ năng sau đây:
-
Luôn tươi cười, niềm nở với khách hàng bằng cách chào hỏi, hỏi thăm và tư vấn theo nhu cầu của khách hàng;
-
Chủ động giới thiệu cho khách hàng các gian hàng và từng loại sản phẩm;
-
Thu thập dữ liệu bán hàng bằng cách tạo hoặc cập nhật hồ sơ của khách hàng;
-
Xử lý đơn hàng và hình thức thanh toán cho khách hàng;
5.7. Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá cửa hàng rượu
Marketing là yếu tố quan trọng đem lại doanh số cao cho cửa hàng của bạn. Chủ kinh doanh cần phải hoạch định ra kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn để tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Bạn có thể tham khảo những cách thức marketing sau:
-
Phát tờ rơi, treo banner khuyến mãi để khách hàng đi qua có thể nhìn thấy. Khi phát tờ rơi có thể kết hợp kèm các voucher giảm giá để thu hút khách hàng; Chính sách bảo hành, hậu mãi,...
-
Xây dựng các chương trình tích điểm cho khách hàng, cách này sẽ gia tăng khả năng quay lại của khách.
-
Marketing online bằng cách chạy quảng cáo Facebook (Meta), đăng bài vào các nhóm bán rượu.
-
Kết hợp bán rượu trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...
Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá cửa hàng rượu
5.8. Quản lý cửa hàng rượu hiệu quả bằng phần mềm bán hàng
Số lượng hàng hóa, danh mục sản phẩm khi kinh doanh rượu rất nhiều bao gồm tên sản phẩm, mẫu mã, kích thước, loại rượu… Bạn không thể kiểm soát được lượng hàng hóa, thông tin đơn hàng, hàng trong kho,… bằng những phương pháp quản lý thông thường.
Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình kinh doanh. Không những giúp quản lý đơn hàng, giảm tối đa thời gian thanh toán, thời gian chờ cho khách, nó còn giúp chủ kinh doanh quản lý nhân viên, quản lý báo cáo, theo sát tiến trình kinh doanh mọi lúc mọi nơi.
Trên đây là kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh rượu ngâm thành công 2024 để các bạn tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp hãy để lại bình luận bên dưới để được chuyên viên tư vấn của POS365 hỗ trợ nhanh nhất!
>> Tìm hiểu thêm: Review 10+ cửa hàng bán rượu ngâm uy tín và chất lượng