Nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng cao, chính vì vậy, ý tưởng kinh doanh nhà thuốc là cơ hội tuyệt vời của nhiều người đặc biệt là Dược sĩ. Tuy đó là một thị trường sôi động, hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng không hề dễ dàng đối với người mới bắt đầu.
Dẫu biết việc mở cửa hàng thuốc cực kỳ khó khăn, nhưng không gì là không thể. Sau đây, POS365 sẽ giúp bạn trau dồi kiến thức kinh nghiệm và cả những điều kiện và thủ tục để mở nhà thuốc.
I. Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị khi mở nhà thuốc
Để mở được hiệu thuốc thì bạn cần phải đảm bảo được các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật sau đây:
1.1. Cơ sở vật chất
-
Nhà thuốc phải có diện tích đạt 10m2 trở lên.
-
Không gian nhà thuốc phải được bài trí và sắp xếp theo đúng quy định bao gồm: Khu vực trưng bày, bảo quản thuốc; khu vực để người bán lẻ thuốc trao đổi thông tin với người mua hàng.
-
Nhà thuốc phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo và đáp ứng được yêu cầu về nhiệt độ bảo quản.
Điều kiện cơ sở vật chất khi mở nhà thuốc
1.2. Trang thiết bị kỹ thuật
-
Các trang thiết bị cần thiết như tủ đựng thuốc, khay đếm, túi đựng thuốc,... đảm bảo đầy đủ.
-
Phân loại cụ thể theo nhóm thuốc để tránh nhầm lẫn và dễ dàng quản lý.
-
Một số trang thiết bị cần thiết khác như: Máy tính kết nối với cổng thông tin Bộ Y tế, phần mềm quản lý bán lẻ thuốc, ẩm kế, nhiệt kế, dụng cụ phòng chống cháy nổ theo quy định của luật phòng cháy chữa cháy.
-
Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu chuyên môn cần thiết để phục vụ cho việc bán hàng như: Danh sách các thuốc cấm sử dụng, quy định quy chế của nghề dược, tài liệu tra cứu cách sử dụng thuốc,...
II. Những giấy phép kinh doanh nhà thuốc không thể thiếu?
Việc thành lập chi nhánh kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào đều phải được thực hiện dưới sự chấp thuận và giám sát của các cơ quan chức năng, nhà nước. Thế nên, kinh doanh dược phẩm và bán lẻ thuốc cũng phải tuân theo như vậy. Ngoài việc bắt buộc phải chuẩn bị các loại giấy phép kinh doanh theo quy định, nhà thuốc còn phải chuẩn bị một số loại giấy tờ liên quan khác.
Các giấy phép cần thiết để kinh doanh nhà thuốc
2.1. Các loại giấy tờ cần có để mở nhà thuốc theo quy định
-
Giấy chứng nhận hành nghề Dược do Sở Y tế cấp;
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND Quận/huyện cấp;
-
Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP;
-
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Sở Y tế.
2.2. Thủ tục các loại giấy tờ trên Giấy chứng nhận hành nghề do Sở Y tế cấp
Hồ sơ để đăng ký cấp giấy chứng nhận hành nghề Dược do Sở Y tế cấp bao gồm:
-
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận hành nghề Dược;
-
Bản sao các văn bằng chuyên môn chứng thực;
-
Sơ yếu lý lịch được xác nhận từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường;
-
Giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề do cơ sở khám bệnh cấp;
-
Giấy xác nhận về thời gian thực hành ở các cơ sở dược hợp pháp do người đứng đầu cơ sở cấp;
-
Bản cam kết thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về Dược có liên quan;
-
Bản sao Giấy chứng minh nhân dân có công chứng;
-
2 ảnh chân dung (Cỡ 4×6 );
-
Riêng đối với cán bộ, công nhân viên chức muốn kinh doanh nhà thuốc, cần có giấy phép hành nghề ngoài giờ do thủ trưởng cơ quan làm việc cấp;
“Lưu ý”: Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hành nghề do Sở Y tế cấp sẽ được xem xét và xét duyệt trong 30 ngày kể từ ngày đề nghị.
2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND Quận/huyện cấp
Hồ sơ để đăng ký kinh doanh Nhà thuốc cần chuẩn bị gồm:
-
Chứng chỉ hành nghề Dược;
-
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh Hộ kinh doanh;
-
Bản sao chứng thực giấy chứng minh nhân dân của Dược sĩ chủ nhà thuốc;
Trong vòng 5 ngày hồ sơ sẽ được giải quyết sau khi nộp về phòng đăng ký kinh doanh của Ủy ban nhân dân Quận/ huyện tại nơi kinh doanh.
2.4. Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
Các giấy tờ để đăng ký xét chứng nhận nhà thuốc GPP bao gồm:
-
Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện bán lẻ thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (Mẫu số 1/GPP);
-
Bản kê khai cơ sở vật chất trang thiết bị, danh sách nhân sự;
-
Bản tự kiểm tra GPP theo Danh mục kiểm tra (Checklist) tại Phụ lục II Thông tư số 46/2011/TT-BYT.
Giấy chứng nhận nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
2.5. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Sở Y tế cấp
Để nhận giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Sở Y tế cấp thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề;
-
Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề phù hợp với hình thức đăng ký hành nghề;
-
Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
-
Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
-
Bản cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về giá.
III. Chi phí khởi nghiệp nhà thuốc là bao nhiêu?
Trái ngược với các mô hình kinh doanh khác như quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng quần áo,… thì kinh doanh nhà thuốc lại có những đặc thù riêng. Cụ thể là quy định về giấy phép, giấy phép hoạt động thương mại, chứng nhận nhà thuốc (GPP) ... thế nhưng để mở nhà thuốc thì chi phí cũng tương tự như những ngành nghề khác.
3.1. Chi phí cho tiền thuê mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng sẽ áp dụng cho những chủ nhà thuốc đi thuê địa điểm kinh doanh. Thường thì tiền thuê ở vùng nông thôn sẽ có giá rẻ hơn ở thành thị.
Mặt bằng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng doanh thu
Thông thường chi phí để thuê mặt bằng tại các vùng ngoại ô, nông thôn sẽ có giá từ 3 - 5 triệu một tháng. Còn ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh sẽ có giá từ 5 đến hơn 10 triệu đồng trên một tháng. Chi phí này sẽ thay đổi phụ thuộc vào mức độ dân cư, quy mô cửa hiệu.
3.2. Chi phí cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là phần thiết yếu trong khâu chuẩn bị mở nhà thuốc. Những vật dụng mà chủ kinh doanh cần chuẩn bị bao gồm: tủ thuốc lớn và nhỏ, bàn tư vấn, bảng hiệu, máy tính, tủ lạnh bảo quản thuốc, cân y tế…. Kinh phí tối thiểu để đầu tư cơ sở vật chất vào khoảng 40 triệu đồng đối với hiệu thuốc quy mô vừa và nhỏ.
Cơ sở vật chất là phần thiết yếu trong khâu chuẩn bị mở nhà thuốc
3.3. Chi phí nhân sự
Với những nhà thuốc quy mô nhỏ, bạn muốn tự quản lý thì không cần phải mất tiền để thuê nhân sự. Còn đối với những nhà thuốc có mô vừa và lớn, nhà thuốc của bạn phải đảm bảo phải có ít nhất 2 người để phục vụ việc bán hàng.
Nhà thuốc vừa và lớn cần có ít nhất 2 người để phục vụ việc bán hàng
Việc kê đơn và bán thuốc cần yêu cầu nhân sự có chuyên môn tốt. Thế nên bạn cần thuê những người có kinh nghiệm sẽ đảm bảo uy tín cho cơ sở của mình hơn. Chi phí thuê nhân sự chất lượng sẽ nằm trong khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng.
3.4. Chi phí nhập hàng
Việc nhập hàng sẽ bao gồm các chi phí cho dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc Đông dược, dụng cụ y tế,... Trung bình mỗi cửa hàng mới kinh doanh sẽ cần đầu tư khoảng 100 triệu đồng.
Trung bình mỗi cửa hàng mới kinh doanh sẽ cần đầu tư khoảng 100 triệu đồng
IV. Cách tính doanh thu nhà thuốc
Để tính được doanh thu của nhà thuốc, các chủ cửa hàng sẽ cần phải có các tiêu chí đánh giá như sau:
-
Tăng trưởng doanh thu tháng
-
Tỉ suất lợi nhuận bán thuốc tháng
-
Tổng tài sản
-
Tổng doanh thu
-
Doanh thu trung bình/ngày
-
Số lượt khách trung bình/ngày
-
Tổng chi phí
-
Chi phí trung bình/ngày
-
Lãi gộp
-
Lãi dòng (ko có khấu hao + công của chủ nhà thuốc)
-
Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ
Bên cạnh đó áp dụng Công thức tính doanh thu như sau: Doanh thu = Giá bán x sản lượng
Doanh thu = Giá bán x sản lượng
Việc tính doanh thu theo truyền thống ghi vào sổ sách thường xảy ra những việc nhầm lẫn và khá tốn thời gian. Để kiểm soát doanh thu tốt nhất, thì các chủ kinh doanh nên sử dụng Phần mềm quản lý nhà thuốc. Lý do bởi:
-
POS365 Quản lý quầy và kho thuốc theo lô hàng, hạn sử dụng, tình trạng tồn kho
-
Nhập liệu và tra cứu thuốc nhanh, chuẩn xác
-
Báo cáo doanh thu theo ngày, tháng, quý, năm chuẩn xác, tiện lợi nhanh chóng chống thất thoát.
-
Phân tích bán hàng, giúp chủ kinh doanh biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình.
V. Danh mục thuốc khi mở nhà thuốc
Nguồn hàng là yếu tố quan trọng nếu đối với việc kinh doanh Nhà thuốc. Sau đây là một vài gợi ý của chúng tôi về danh mục thuốc cần phải có:
5.1. Danh mục thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm
-
Paracetamol ( Panadol, Hapacol, Paracetamol, Efferalgan, Servigesic, hoặc những loại hàng Chai lọ của US hoặc Việt Nam)
-
alphachymotrypsin
-
Meloxicam
-
Celecoxib
-
Ibuprofen
-
Piroxicam
-
Prednisolon
-
Methylprednisolon
Danh mục thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm
5.2. Danh mục thuốc kháng sinh
-
Amoxicillin
-
Ampicillin
-
Cefixime
-
Cefpodoxime
-
Cefuroxime
-
Cephalexin
-
Cefdinir 300 mg
-
Klamentin, Augbactam, Ofmantine
-
Azithromycin
-
Doxycycline
-
Ciprofloxacin
-
Levofloxacin
-
Metronidazol
-
Kháng nấm : Itraconazole
-
Kháng virus: Bôi Acyclovir
Danh mục thuốc kháng sinh
5.3. Danh mục thuốc kháng histamin
-
Clorpheniramin
-
Alimemazin
-
Loratadin
-
Fexofenadine
-
Cetirizine
Danh mục thuốc kháng histamin
5.4. Danh mục thuốc ho
-
Giảm ho: Terpin codein , Terpinzoat, Neo Codion.
-
Long đờm:
-
Acetylcystein
-
Bromhexin
-
Ambroxol
-
5.5. Danh mục dạ dày
-
Omeprazol
-
Esomeprazol
-
Pantoprazol
-
Lansoprazol
-
Rabeprazole
-
Domperidon
-
Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid
-
Thuốc nhuận tràng: Duphalac, bisacodyl.
-
Nhóm tiêu hóa: Men vi sinh: Men Sach Aces Cốm – Viên nang, Men vi sinh ANTIBIO PRO FOR, Lactomin, Neopeptine, Neopeptine Drops
5.6. Danh mục vitamin - khoáng chất
-
B1, B6, 3B: neurobion
-
C: 100mg, 500mg Rotun-C, PP 500mg
-
Canxi: Sandoz, Calcium Corbiere
-
E: Ecap Nhật bản 400 , Enat 400,
-
Zn: Farzincol
-
Fe: Obimin, Ferrovit
5.7. Danh mục thuốc nhỏ mắt
-
Dexacol
-
Ciprofloxacin 0,3%
-
Nước mắt nhân tạo
-
Tobradex – tobrex
-
Neodex
-
Tetracyclin tra mắt
-
Nacl 0,9%
-
Osla
-
V Rohto
-
Refresh
5.8. Danh mục bôi ngoài da
-
Tomax
-
Kedermfa
-
Aciclovir
-
Kentax
-
Dipolac-G
-
Silkron
-
Gentrisone
-
Dibetalic
-
Dermovate
-
Flucinar
-
Hitten
-
Erythromycin & nghệ
5.9. Danh mục vật tư y tế
Bông - băng - gạc, Bao cao su, Băng cá nhân, Băng thun, Oxy-gia, Cồn 70-90, , Povidine, Que thử thai, Bình sữa, Đo nhiệt độ, Que thử thai.
Danh mục vật tư y tế
5.10. Các loại thuốc khác
-
Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch: Daflon, Hasanflon, Hesmin, Venrutine, Rutin C, Ginkor fort.
-
Các thuốc điều trị bệnh thiếu máu não, rối loạn tiền đình: Sibelium, Stugeron, Ginkgo biloba, Tanakan.
-
Thuốc sát khuẩn đường niệu: Domitazol
-
Nhóm kháng h2: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine
-
Nhóm antacid: Phosphalugel, Antacid, Yumangel, Gaviscon, Maalox
-
Nhóm giảm co thắt: Alverin, No-spa, Spasmaverine, Buscopan
-
Nhóm trị rong kinh: Orgametril, Primolut-N
-
Nhóm điều trị mỡ máu: Rosuvastatin, Atorvastatin
-
Nhóm tiểu đường:
-
Metformin: Glucophage
-
Sulfonylurea: Diamiron
-
-
Nhóm dầu: Dầu nóng mặt trời, Dầu khuynh diệp, Dầu nóng trường sơn, Dầu gió trường sơn Dầu ông già, Dầu singapore, Dầu Phật Linh, Dầu nóng mặt trời.
-
Nhóm nước rửa phụ khoa: Dạ hương, Gynofar Lactacyd, Phytogyno
-
Nhóm dán - bôi giảm đau: Salonpas, Ecosip, Voltaren
-
Phần Mỹ Phẩm: Tùy nhu cầu khách hàng từng địa phương để nhập sản phẩm về
>>> Đừng bỏ lỡ: Các cách quản lý nhà thuốc hiệu quả nhất mà bạn nên biết
VI. Những nguồn hàng uy tín khi kinh doanh thuốc (chuẩn gpp)
Nguồn hàng uy tín chính là vấn đề đau đầu của nhiều chủ kinh doanh nhà thuốc. Thế nên sau đây sẽ là 3 địa điểm cung cấp dược phẩm chất lượng (chuẩn GPP) cho nhà thuốc của bạn.
6.1. Công ty cổ phần Traphaco (TRA)
Công ty cổ phần Traphaco có tiền thân là Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty Y tế Đường sắt. Traphaco là công ty lâu đời trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, hiện đại. Mục tiêu bình ổn giá luôn được theo đuổi. Công ty nhanh chóng khẳng định vị trí số một sản phẩm Đông dược Việt Nam. Thế nên đây là địa điểm lấy nguồn hàng uy tín đầu tiên mà bạn cần tham khảo.
Công ty cổ phần Traphaco (TRA)
6.2. Công ty cổ phần dược Hậu Giang (DHG)
Công ty cổ phần dược Hậu Giang là một trong những công ty phân phối dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ cán bộ dày dặn kinh nghiệm tạo nên nguồn hàng chất lượng hàng đầu cho nhà thuốc của bạn.
Công ty cổ phần dược Hậu Giang (DHG)
6.3. Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
Công ty CP Dược phẩm Hà Tây được thành lập năm 1965 tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây. Đây là nơi chuyên sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, dược liệu, thiết bị y tế. Tương tự như 2 công ty trên, bạn cũng có thể tham khảo và đưa ra lựa chọn đúng đắn cho nhà thuốc của mình.
Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
VII. Kinh nghiệm kinh doanh nhà thuốc hiệu quả
Việc mở nhà thuốc không chỉ nằm gọn trong việc sử dụng kinh phí, mà đó còn liên quan đến tương lai, lợi nhuận, cách vận hành… Sau đây sẽ là một số kinh nghiệm dành cho những ai đang muốn kinh doanh nhà thuốc.
7.1. Lập kế hoạch kinh doanh
Hãy lên một chiến lược kinh doanh cụ thể từ việc thực hiện các công đoạn từ thuê mặt bằng, đầu tư trang thiết bị và cả nguồn hàng như phần phía trên chúng tôi đã liệt kê. Tiếp theo đó chủ cần kinh doanh cần lưu ý:
Về thị trường:
-
Lĩnh vực dược phẩm đang có rất nhiều áp lực cạnh tranh
-
Gặp phải nhiều khó khăn, dễ bị bão hòa
Về nhà thuốc:
-
Cần luôn luôn học hỏi, tìm tòi
-
Tìm đến những người có kinh nghiệm để nhận sự giúp đỡ
Kế hoạch tốt thì việc kinh doanh nhà thuốc mới tốt
7.2. Nghiên cứu đối thủ
Phân tích đối thủ cho phép bạn hiểu tính cạnh tranh của đối thủ. Bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về chiến lược của họ. Sau đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình sao cho phù hợp nhất có thể. Việc này đem đến cho bạn những lợi ích sau:
-
Nắm được cách thức thay đổi, biến chuyển về nhu cầu của thị trường hiện nay.
-
Xác định được bức tranh toàn cảnh về khách hàng của mình là ai, họ mong muốn gì.
-
Thấy được tình hình kinh tế hiện thời, những cơ hội và thách thức.
-
Nắm được rõ hơn sự vận động của thị trường cung ứng cho ngành dược
-
Theo dõi được sản phẩm của đối thủ.
-
Theo dõi được khách hàng của đối thủ.
-
Nắm bắt được khả năng chiếm lĩnh thị trường.
Phân tích đối thủ cho phép bạn hiểu tính cạnh tranh của đối thủ
7.3. Lựa chọn nhân viên (Dược sĩ)
Đối với những nhà thuốc quy mô vừa và lớn thì việc thuê nhân sự vận hành là điều cần thiết. Thế nhưng việc lựa chọn được dược sĩ chất lượng là điều rất khó. Thế nên bạn nên dựa vào các tiêu chí như:
Trình độ của Dược sĩ
Nhân viên bán hàng là những người có trình độ chuyên môn có thể đọc được đơn thuốc, bán thuốc và tư vấn chuẩn xác cho khách hàng. Bạn có thể thuê những Dược sĩ mới tốt nghiệp Cao Đẳng và Đại học, nguồn lực này vừa có kiến thức chuyên môn vừa có thể thuê với mức lương vừa phải, phù hợp với việc kinh doanh nhà thuốc của bạn.
Lựa chọn nhân viên (Dược sĩ)
Năng lực tư vấn
Bán hàng tại nhà thuốc đòi hỏi nhiều về năng lực tư vấn, bởi điều này ảnh hưởng đến doanh thu cũng như sức cạnh tranh. Các Dược sĩ bán thuốc phải có tâm, bán thuốc đúng bệnh, đúng liều. Nếu khách hàng có dấu hiệu bệnh nghiêm trọng cần nhắc nhở đi khám tại bệnh viện Trung ương, để tránh trường hợp tự mua thuốc.
7.4. Vận hành & quản lý
Vận hành và quản lý hiệu quả giúp cho nhà thuốc không gặp phải những sai sót trong quá trình hoạt động kinh doanh. Hãy lên kế hoạch làm việc trong một ngày cụ thể như:
-
Thời gian mở bán hàng từ 7h đến 22h mỗi ngày.
-
Nhân viên ghi chép đầy đủ lượng thuốc được bán ra trong ngày.
-
Cuối ngày tổng hợp sổ sách chi tiết và chính xác để tránh thất thoát.
Vận hành và quản lý hiệu quả giúp cho nhà thuốc không gặp phải những sai sót
Việc quản lý với nhà thuốc khá khó khăn, bởi đặc thù hàng hóa đa dạng, nhãn hiệu cũng nhiều kể cả kinh doanh với quy mô nhỏ. Chính vì thế, việc sử dụng phần mềm quản lý là điều tất yếu để việc kiểm soát dược liệu, sản phẩm trong nhà thuốc tốt hơn. Chủ kinh doanh cũng tiết kiệm được thời gian và công sức tính toán và kiểm kê từng ngày
7.5. Chọn mặt bằng kinh doanh
Chọn mặt bằng kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của nhà thuốc. Người Việt Nam có thói quen tìm đến nhà thuốc đầu tiên mỗi khi bị ốm. So với chuỗi nhà thuốc hiện đại thì nhà thuốc tư nhân truyền thống quen thuộc và có lợi thế hơn. Theo nghiên cứu, cứ mỗi 500m mỗi khu dân cư lại có ít nhất một hiệu thuốc.
Cứ mỗi 500m mỗi khu dân cư lại có ít nhất một hiệu thuốc
Nếu như bạn biết lựa chọn những nơi đông dân cư, việc thiếu khách hàng là không thể xảy ra. Hãy tận dụng địa điểm đông người qua lại, gần bệnh viện, trường học,...
VIII. Chiến lược Marketing cho nhà thuốc
Tham khảo chiến lược marketing cho nhà thuốc hiệu quả dưới đây, chúc bạn áp dụng thành công!
8.1. Xác định đối tượng khách hàng
Việc đầu tiên cần làm đối trong chiến lược Marketing cho nhà thuốc đó là cần xác định được khách hàng mục tiêu của mình. Tiếp theo, lên kế hoạch chi tiết cho từng nhóm đối tượng.
Xác định đối tượng khách hàng
Lưu ý, để kinh doanh dược phẩm đạt hiệu quả thì cần phải bán thuốc cho đúng người cần, đúng sản phẩm, giá cả chính xác. Khác với những loại hình khác, Marketing cho nhà thuốc cần nhắm tới sức khỏe của khách hàng để có thể tư vấn về sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.
8.2. Tạo dựng thông tin hữu ích cho khách hàng
Để có thể vừa quảng bá hình ảnh vừa đưa thông tin hữu ích tới khách hàng tiềm năng thì bạn cần sử dụng Internet. Việc xây dựng Website hay Fanpage là cách tuyệt vời nhất để giới thiệu thông tin về sản phẩm hay những bài viết nâng cao sức khỏe. Đây là cách tiếp cận khách hàng nhanh chóng mà hiệu quả.
8.3. Chú trọng vào việc quảng cáo nhà thuốc
Thời đại công nghệ phát triển, thế nên nhà thuốc có thể lựa chọn nhiều hình thức quảng cáo khác nhau để phù hợp với mô hình kinh doanh của mình nhất. Cụ thể như sau:
-
Tận dụng mạng xã hội như Google, Facebook, Instagram,... để đẩy chương trình quảng cáo. Loại hình này liên quan đến công nghệ, thế nên yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức nhất định và xây dựng được một chiến lược chi tiết.
-
Sử dụng phương pháp truyền thống như phát tờ rơi là một lựa chọn không hề tồi. Nhưng cách hiệu quả nhất đó chính là chọn địa điểm gần khu dân cư.
IX. Phần mềm quản lý nhà thuốc tốt nhất hiện nay
Vấn đề của nhà thuốc đó chính là càng ngày càng phải đối mặt với lượng lớn hàng hóa, và việc này không dễ dàng để quản lý, nắm bắt rõ được số lượng tồn kho. Hệ thống Nhà Thuốc Á Châu 4 cho biết:
“Vì mình kinh doanh hệ thống chuỗi nhà thuốc, hàng hóa có đến hàng ngàn loại chính vì thế việc quản lý bằng phương pháp thủ công rất mất thời gian và dễ gây nhầm lẫn. Cuối cùng mình cũng tìm sự trợ giúp của công nghệ.”
Sau khi đăng ký tài khoản phần mềm quản lý bán hàng POS365, việc kinh doanh nhà thuốc của mình đơn giản hơn bao giờ hết. Điều mình thích nhất ở POS365 đó chính là khả năng quản lý từ xa mà không phải đến cửa hàng. Mình vừa đi khảo sát thị trường, gặp khách hàng mà vẫn có thể theo dõi được tình hình bán hàng cho được bao nhiêu người, bán loại thuốc nào, nhập, xuất dược phẩm nào, thuốc nào sắp hết hạn,... chỉ bằng chiếc Smartphone có Internet.
Phần mềm quản lý nhà thuốc POS365
Như vậy có thể thấy được việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365 đã giúp việc kinh doanh của Hệ thống Nhà Thuốc Á Châu 4 hiệu quả và tối ưu hơn bao giờ hết.
Tóm lại, để có thể Kinh doanh nhà thuốc, thì bạn đọc cần chuẩn bị rất nhiều thứ từ mặt bằng kinh doanh, trang thiết bị, nguồn hàng,... Hãy cố gắng lên kế hoạch một cách cụ thể và bắt đầu triển khai ngay khi có thể. Chúc các bạn thành công!