Homestay là gì? Kinh doanh homestay ở đâu là tốt nhất? làm sao kinh doanh homestay lời nhiều?... Hiện nay, kinh doanh dịch vụ homestay là một trào lưu kinh doanh rất hiệu quả. Là một trong những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trong dịch vụ lưu trú ngành du lịch, homestay hiện nay được nhiều người lựa chọn khi đi nghỉ dưỡng hay du lịch.
Với lợi thế kinh doanh là số vốn bỏ ra ít, nhanh thu hồi vốn, thị trường lớn và đặc biệt đây đang là xu hướng được thị trường quan tâm và có nhu cầu. Du lịch về vùng thôn quê với những cảnh thiên nhiên đang là xu hướng du dịch mới. Vì vậy, thay vì đầu tư xây dựng một khách sạn lớn thì bạn có thể mở một homestay gần nơi có nhiều khách du lịch.
Hiểu rõ về nhu cầu của thị trường cũng như những thắc mắc của nhiều bạn khi kinh doanh homestay. Hôm nay, POS365 sẽ đưa ra cho bạn những bí quyết giúp cho việc kinh doanh homestay của bạn thuận lợi nhất.
I. Tiềm năng khi kinh doanh homestay
Kinh doanh homestay hiện nay đã phát triển và nở rộ ở nhiều vùng miền, đặc biệt tại vùng gần gũi thiên nhiên. Theo các chuyên gia, loại hình kinh doanh homestay không thu hút những đơn vị phát triển chuyên nghiệp bởi thị trường tiềm năng nhưng nhỏ lẻ. Nhưng đây lại là cơ hội cho những người ít vốn, dân địa phương và dân công sở kiếm thêm thu nhập.
1.1. Tiềm năng du lịch văn hóa
Trào lưu kinh doanh homestay mới nổi lên tại Việt Nam mấy năm trở lại đây và ngày càng được nhiều người đón nhận. Xu hướng du lịch bụi hay du lịch khám phá ngày càng trở nên phổ biến. Việc du lịch khám phá những văn hóa, phong tục và con người sẽ không phù hợp với khách sạn hay những resort sang trọng.
Tiềm năng về du lịch, văn hoá
Những đối tượng khách này thích mô hình ở homestay, nơi mà họ được gần gũi với thiên nhiên, con người và văn hóa nơi họ đặt chân tới. Việc kinh doanh homestay trở nên phổ biến tại các khu vực miền núi, khu vực miền tây Bắc, nơi có nét văn hóa đặc trưng.
Những mô hình kinh doanh homestay vô cùng thành công như: homestay đà lạt, homestay Tam Đảo, homestay Sapa, homestay Mộc Châu, homestay Sóc Sơn, homestay Ba Vì… Những địa điểm này thu hút lượng khách du lịch rất đông và chủ yếu là đi theo nhóm. Như vậy việc kinh doanh homestay là mô hình có rất nhiều tiềm năng nhờ vào sự đa dạng văn hóa của Việt Nam.
1.2. Tiềm năng vốn đầu tư
Việt Nam là nước đang phát triển về du lịch rất tốt, Việt Nam có đầy đủ những điều kiện tự nhiên, con người, văn hóa để trở thành quốc gia đáng đầu tư về du lịch. Hiện nay, các nguồn vốn đầu tư cho du lịch từ trong nước lẫn nước ngoài ngày càng lớn và mở rộng quy mô và loại hình. Những chuỗi homestay được mở ra mang lại tiềm năng kinh tế cao cho nhà đầu tư.
Tiềm năng vốn đầu tư
Mô hình kinh doanh homestay được đánh giá là tiềm năng cả với những nhà đầu tư ít vốn, dân địa phương. Những khu vực có nền văn hóa độc đáo, vùng núi thì mọi thứ còn thô sơ, gần gũi với tự nhiên, cảnh thiên nhiên đẹp vì thế không cần đầu tư quá nhiều vẫn mà vẫn thu hút được khách du lịch tới.
1.3. Có nguồn thu nhập ổn định
Với những dự án kinh doanh homestay thì thu nhập của chủ kinh doanh sẽ khá ổn định. Thường thì một phòng ở homestay sẽ giao động từ 250.000 - 500.000đ/ngày. Vì vậy chủ kinh doanh có thể kiếm được nguồn thu nhập khá ổn định, đặc biệt là cao tại những mùa cao điểm.
Nguồn thu nhập ổn định
Với tiềm năng về lợi nhuận cao như vậy, mô hình kinh doanh homestay đang được khá nhiều bạn trẻ yêu thích và muốn thử sức. Đặc biệt là những bạn có ít vốn và chưa có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh.
1.4. Vốn đầu tư ban đầu ít, nhanh thu hồi
Vốn là yếu tố mà những nhà kinh doanh nghĩ đến đầu tiên khi kinh doanh. Với những người mới, số vốn và kinh nghiệm không có nhiều thì kinh doanh homestay được xem là giải pháp tốt nhất để làm giàu.
So với việc kinh doanh các dịch vụ lưu trú khác thì chúng ta có thể thấy rõ vốn đầu tư cho kinh doanh homestay ít hơn rất nhiều. Chỉ với vài chục đến vài trăm triệu là bạn đã có thể kinh doanh homestay. Với số vốn ít thì bạn có khả năng huy vốn dễ hơn.
Nhanh thu hồi vốn
Tham khảo thêm: Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả chi tiết nhất
II. Đăng ký kinh doanh homestay
Giống như hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác, kinh doanh homestay không phải là trường hợp ngoại lệ. Muốn kinh doanh homestay, chủ kinh doanh cần thực hiện các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh homestay theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, để vận hành kinh doanh homestay, chủ kinh doanh cần có đầy đủ các giấy tờ như sau:
-
Giấy chứng nhận an ninh trật tự
-
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
-
Giấy công nhận xếp hạng
III. Kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn?
Bạn có ý định kinh doanh homestay? Nhưng chưa biết kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn?
Không có con số cụ thể và chính xác để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh lĩnh vực này mà sẽ dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. Tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh, mô hình kinh doanh mà vốn đầu tư sẽ khác nhau.
Kinh doanh homestay cần bao nhiêu vốn?
Thông thường, để vận hành mô hình kinh doanh homestay bạn cần đầu tư khoảng 100 - 500 triệu đồng. Con số đầu tư này không nhỏ, do đó bạn cần có kế hoạch chuẩn bị tài chính vững chắc. Ngoài ra, đừng quên dự phòng cho những chi phí phát sinh ngoài chi phí cơ bản như: thuê địa điểm homestay, chi phí thiết kế, nội thất, chi phí đồ dùng, các trang thiết bị như máy lạnh, máy giặt, quạt, tủ lạnh,....
Tham khảo: Cách quản lý kinh doanh hiệu quả cho chủ kinh doanh
IV. Kinh nghiệm kinh doanh homestay
Nếu bạn là chủ homestay thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về kinh nghiệm kinh doanh homestay mà POS365 tổng hợp dưới đây nhé. Chắc chắn rằng, đây sẽ là những kiến thức giúp bạn lập kế hoạch kinh doanh homestay chi tiết và hiệu quả.
4.1. Ý tưởng kinh doanh sáng tạo
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, nếu bạn sở hữu những ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo thì đây chính là lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường. Một mô hình kinh doanh mới lạ chính là chìa khoá đem đến những sự khác biệt và thu hút khách hàng tiềm năng.
4.1.1. Mô hình homestay trên cây
Một ý tưởng thật mới lạ tại Việt Nam. Hiện nay, khách du lịch rất hứng thú khi trải nghiệm mô hình kinh doanh mới lại này. Nó sẽ mang lại những trải nghiệm hoang sơ và giúp khách du lịch chinh phục thiên nhiên một cách gần gũi nhất. Mô hình kinh doanh này có rất nhiều tiền năng thu hút khách du lịch, tuy nhiên thật không dễ để bạn có thể xây dựng kiểu homestay như thế này. Bởi không những chi phí xây dựng mà còn về địa điểm.
Mô hình homestay trên cây
4.1.2. Mô hình homestay nhà sàn - Cách kinh doanh homestay hiệu quả
Nhà sàn được xem là nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Với kiểu xây dựng homestay theo phong cách nhà sàn thì sẽ đơn giản hơn homestay trên cây. Thông thường mô hình kinh doanh homestay này được xây dựng tại các vùng núi như Mộc Châu, Hà Giang… và nằm trong khu vực quản lý của nhà nước.
Mô hình homestay nhà sàn
Với mô hình lưu trú homestay nhà sàn sẽ giúp cho du khách tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời cũng hiểu hơn về cuộc sống sinh hoạt và văn hóa của người dân vùng cao.
4.1.3. Phong cách homestay miệt vườn
Đây là mô hình phù hợp cho những du khách thích trải nghiệm cuộc sống của người dân miền Tây. Với mô hình này, bạn chỉ cần bỏ ra số vốn nhỏ. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều khách thì bạn phải đầu tư nhiều về không gian sân vườn. Những hình ảnh quen thuộc như hàng dừa, ao sen hay những chum nước cũng là yếu tố không thể thiếu.
Bên cạnh việc cung dịch vụ lưu trú, bạn có thể cung cấp thêm cho khách hàng những dịch vụ kèm theo như câu cá, đồ ăn, đồ nước…
Phong cách miệt vườn
4.1.4. Kinh doanh homestay container
Homestay đặc biệt thu hút khách hàng với phong cách mới mẻ, kỳ lạ. Nhưng vận dụng được tối ưu nhỏ gọn khiến cho không gian trở nên rộng hơn. Với mô hình homestay này, bạn có thể trang trí với những màu sắc hay hình vẽ bắt mắt để khách hàng có không gian chụp ảnh.
Mô hình homestay container
4.1.5. Mô hình homestay kiểu ống
Những homestay hình ống với đầy đủ những màu sắc chắc chắn không còn xa lạ tại Việt Nam. Nó được sử dụng nhiều tại các homestay Đà Lạt, homestay Mộc Châu, homestay Sapa…
Để thiết kế mô hình kinh doanh homestay này không quá khó khăn cũng như không tốn quá nhiều kinh phí. Với không gian nhỏ gọn, mỗi ống sẽ có đường kính 2,5m và chiều dài là 3m, chiếc giường ngủ thường được thiết kế với chiều rộng 1m6 đủ cho không gian 2 người.
Mô hình homestay kiểu ống
Bên cạnh đó, dù là không gian nhỏ nhưng có đầy đủ những thiết bị tiện nghi cần thiết như tủ lạnh, máy lạnh, hệ thống thông khí, tủ đựng quần áo…
4.2. Cung cấp những dịch vụ độc đáo cho khách hàng
Ngoài cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách hàng, để kinh doanh thành công thì bạn nên cung cấp thêm các dịch vụ đi kèm độc đáo cho khách. Chủ kinh doanh nên nhớ nguyên nhân khách hàng lựa chọn ở homestay thay vì khách sạn thì họ muốn tận hưởng không gian thiên nhiên và hiểu hơn về văn hóa và đời sống con người.
Cung cấp dịch vụ độc đáo cho khách hàng
Vì vậy, nếu bạn chỉ tập trung vào cung cấp phòng homestay thì sẽ là một sai sót rất lớn và sẽ nhanh chóng thu lỗ nếu không có những cải tiến mới. Bạn có thể cung cấp những dịch vụ giúp khách hàng trải nghiệm văn hóa và đời sống người dân nơi đây.
Bạn có thể thử các dịch vụ trải nghiệm như: làm ruộng, hái hoa, may, xuống ao bắt cá, các dịch vụ ăn uống, săn bắt, tự tay nấu ăn từ những nguyên liệu mà mình thu hoạch.
4.3. Tận dụng các kênh marketing
Việc truyền thông là yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch tới với homestay. Ngoài các kênh marketing online phổ biến như chạy quảng cáo facebook, làm website riêng… thì bạn nên tập trung vào kênh OTA (các đại lý du lịch trực tuyến). Việc thông qua các trung gian sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian cũng như tiền bạc vào làm các chương trình truyền thông lớn.
Tận dụng kênh marketing để tiếp thị và quảng cáo
Đặc biệt, hiện nay khách hàng sẽ thường xuyên tìm kiếm những homestay thông qua các trang đại lý du lịch này. Vì vậy, khi đăng bán phòng trên OTA, bạn có khả năng tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng - Cách kinh doanh homestay hiệu quả!
Hiện nay có một số các kênh OTA nổi tiếng như: Agoda.com, Booking.com…
4.4. Sử dụng phần mềm quản lý
Thật khó khi bạn quản lý các buồng phòng tại homestay và các dịch vụ mà khách hàng sử dụng khi không có sử dụng phần mềm quản lý. Có rất nhiều chủ kinh doanh cho rằng, việc kinh doanh homestay quy mô nhỏ, không cần đến các phần mềm quản lý khách sạn. Đây là một nhận định hết sức sai lầm nếu muốn việc kinh doanh homestay của mình trở nên thuận lợi.
Phần mềm quản lý POS365
Việc sử dụng các phần mềm quản lý giúp bạn có thể quản lý homestay từ xa, phù hợp với những chủ kinh doanh có nhiều cơ sở homestay. Bạn có thể kiểm tra thông tin khách hàng, thời gian nhận phòng, thời gian trả phòng một cách nhanh chóng. Việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp những trải nghiệm của khách hàng khi tới với homestay của bạn được nhanh chóng và tiện nghi hơn.
V. Một vài lưu ý quan trọng khi kinh doanh homestay bạn nên biết
Bên cạnh những tiềm năng to lớn khi kinh doanh homestay kể trên, chủ đầu tư cũng cần lưu ý một vài rủi ro khách quan sau đây để đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả.
5.1. Vấn nạn mất đồ
Những vật dụng như khăn tắm, máy sấy tóc, đồ trang trí… là những đồ dùng dễ mất hay thất lạc nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, có thể do khách hàng không cố ý nhưng những vật dụng này khá nhỏ gọn nên dễ bị nhầm dẫn khi khách hàng dọn đồ trả phòng. Tuy những món đồ này không có giá trị lớn nhưng cũng ảnh hưởng gây thiệt hại về tài chính cho chủ kinh doanh.
Vấn nạn mất đồ khi kinh doanh homestay
Để khắc phục tình trạng này, chủ kinh doanh cần nhắc nhở nhân viên dọn phòng kiểm tra lại phòng ốc trước khi khách hàng rời đi để đảm bảo việc kiểm tra được chính xác, tránh tình trạng mất đồ.
5.2. Booking ảo huỷ phòng
Đây là một trong những vấn nạn phổ cập khiến nhiều chủ kinh doanh đau đầu. Điều này khiến cho việc kinh doanh homstay gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh và doanh thu của homestay.
Booking ảo huỷ phòng - Vấn nạn thường gặp
Để hạn chế tình trạng booking ảo huỷ phòng, bạn nên xác nhận thông tin và liên hệ trực tiếp đến khách hàng đặt phòng. Đồng thời yêu cầu khách hàng đặt cọc một khoản tiền nhỏ để giữ phòng cũng như đảm bảo rằng khách hàng sẽ đến đúng ngày. Giúp chủ kinh doanh giảm thiểu vấn nạn booking ảo.
5.3. Khách hàng thuê homestay để thực hiện hành vi trái pháp luật
Những vấn nạn như ma tuý, mại dâm, cờ bạc… là một trong những rủi ro khi kinh doanh homestay mà chủ kinh doanh thường gặp phải. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và tình hình kinh doanh của homestay.
Vì thế, chủ kinh doanh cần thông báo đến khách hàng những nội quy “Cấm” khi sử dụng homestay. Nếu vi phạm, khách hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho homestay.
5.4. Khách hàng có ý thức kém
Mất vệ sinh, làm hư hỏng đồ đạc, sử dụng nhà vệ sinh không đúng cách, sử dụng điều hoà và điện lãng phí… là một trong những tình trạng mà nhiều homestay gặp phải. Thậm chí một vài khách hàng không khai báo số lượng thực phẩm, trái cây, nước uống đã dùng để tránh phụ thu. Gây thất thoát về tài chính cho chủ homestay.
Chủ kinh doanh cần đưa ra những quy định rõ ràng và yêu cầu khách hàng tuân thủ cũng như dán thông báo nội quy này ngay tại phòng homestay để khách hàng dễ dàng quan sát.
Khách hàng có ý thức kém
Kinh doanh homestay rất tiềm năng nếu bạn biết nắm bắt và có định hướng kinh doanh tốt. Với xu hướng du lịch khám phá đang ngày càng phát triển thì bạn có thể tạo cho mình cách kiếm tiền từ chính mô hình kinh doanh độc đáo nào. Mong rằng những chia sẻ trên của POS365 sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về kinh doanh homestay. Chúc bạn thành công!