Bạn đang có ý định mở cửa hàng gốm sứ nhưng chưa biết cách để kinh doanh thành công và sinh lời nhanh chóng? Đừng lo, trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cho bạn bí quyết kinh doanh gốm sứ đắt khách và có lời nhất. Tìm hiểu ngay!
I. Có nên kinh doanh đồ gốm sứ không?
Hiện nay những sản phẩm gốm sứ không còn xa lạ với nhiều người, hầu hết trong các gia đình đều sử dụng những sản phẩm gốm sứ này trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, ngày nay những mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất lượng ngày càng được chú trọng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Có nên kinh doanh đồ gốm sứ không?
Bên cạnh đó, ngoài mục đích sử dụng trong phạm vi gia đình thì các sản phẩm gốm sứ cũng được sử dụng trong các quán ăn, nhà hàng, khách sạn rất nhiều. Vì vậy mở cửa hàng gốm sứ là mô hình kinh doanh đầy tiềm năng và đem lại nhiều cơ hội phát triển cho chủ kinh doanh.
Nếu bạn có ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh gốm sứ thì đừng bỏ qua những hướng dẫn trong bài viết này về cách mở cửa hàng kinh doanh đồ gốm sứ hiệu quả nhất của POS365 nhé!
II. Mở cửa hàng gốm sứ cần chuẩn bị gì?
Khảo sát nhu cầu thị trường là một trong những công việc mà bạn cần chuẩn bị khi mở cửa hàng kinh doanh gốm sứ. Cùng tìm hiểu thêm những điều mà bạn cần chuẩn bị ngay dưới đây nhé.
2.1. Chuẩn bị vốn
Vốn kinh doanh là việc đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh gốm sứ. Tuỳ thuộc vào điều kiện sẵn có cũng như khả năng tài chính là mức vốn đầu tư sẽ khác nhau. Vốn đầu tư sẽ quyết định đến hình thức kinh doanh và quy mô kinh doanh. Có thể hiểu cụ thể như sau:
Chuẩn bị vốn
-
Điều kiện sẵn có: Là những thứ sẵn có, phục vụ cho nhu cầu mở cửa hàng gốm sứ mà không cần mua sắm hoặc thuê. Chẳng hạn, bạn đã có sẵn mặt bằng kinh doanh và không tốn chi phí thuê địa điểm kinh doanh.
-
Khả năng tài chính: Điều kiện về kinh tế của mỗi người khác nhau. Có người sở hữu vốn nhiều thì đầu tư kinh doanh nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, với mô hình kinh doanh hay hình thức đầu tư nào thì cần đảm bảo mức vốn đủ để cửa hàng đi vào hoạt động là được.
2.2. Trang bị kiến thức về gốm sứ
Để kinh doanh đồ gốm sứ thành công thì bên cạnh những chiến lược kinh doanh, kế hoạch marketing thì bạn cần phải am hiểu về lĩnh vực mà mình kinh doanh. Sứ là những sản phẩm được làm bằng chất liệu tinh bề mặt sản phẩm được phủ một lớp men sáng, bóng. Gốm là các sản phẩm thô không được phủ men. Yếu tố quan trọng nhất trong gốm sứ đó là men, đất và handmade.
Trang bị kiến thức về gốm sứ
Bên cạnh đó, bạn có thể phân biệt chất lượng sản phẩm thông qua tiếng kêu của sản phẩm. Nếu tiếng kêu nặng, đục thì đây là hàng chất lượng kém. Còn tiếng kêu cong cong như tiếng kim loại là hàng tốt.
2.3. Khảo sát nhu cầu thị trường
Khảo sát nhu cầu thị trường là công việc tiếp theo mà bạn cần chuẩn bị khi mở cửa hàng gốm sứ. Việc nghiên cứu và khảo sát thị trường để bạn nắm bắt được xu hướng, nhu cầu người tiêu dùng, tìm ra những định hướng mới mẻ trong cách kinh doanh gốm sứ cho cửa hàng của mình.
Khảo sát nhu cầu thị trường
Hơn nữa, khảo sát thị trường chính là cách để tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng như xác định bức chân dung về đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, có những kế hoạch kinh doanh, chiến lược marketing phù hợp và hiệu quả cho cửa hàng gốm sứ.
>> Đọc thêm: Phân khúc thị trường là gì? 5 bước xác định phân khúc thị trường hiệu quả
2.4. Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng gốm sứ
Mở cửa hàng kinh doanh gốm sứ bạn cần thực hiện đầy đủ các thủ tục, hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp chủ kinh doanh không đăng ký kinh doanh thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định, thậm chí buộc dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chủ đầu tư cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng gốm sứ
-
Giấy phép kinh doanh mở cửa hàng gốm sứ, đăng ký kinh doanh cá thể. Nội dung ghi rõ tên, địa chỉ cửa hàng, lĩnh vực kinh doanh và số vốn kinh doanh
-
Bản sao CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
-
Hợp đồng thuê cửa hàng (nếu có) hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất cho địa điểm kinh doanh hợp pháp.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ kinh doanh nộp lên Phòng kinh tế trực thuộc UBND cấp quận/ huyện nơi đặt địa chỉ kinh doanh. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh sau 5 ngày làm việc. Trong trường hợp cần bổ sung, bạn sẽ nhận được phản hồi trong vòng 5 ngày.
2.5. Xác định mô hình kinh doanh
Hiện nay có nhiều mô hình kinh doanh gốm sứ mà bạn có thể lựa chọn. Tuỳ thuộc vào nhu cầu, mục tiêu kinh doanh cũng như đặc điểm của mỗi mô hình mà bạn có thể tham khảo những mô hình kinh doanh phổ biến sau:
-
Mô hình kinh doanh gốm sứ online
-
Mô hình kinh doanh các loại gốm sứ cổ
-
Kinh doanh sản phẩm gốm sứ giá rẻ
-
Kinh doanh mô hình gốm sứ cao cấp
-
….
2.6. Tìm nguồn nhập hàng uy tín
Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị, thương hiệu uy tín chuyên phân phối sỉ lẻ các sản phẩm gốm sứ. Chẳng hạn như gốm sứ Bát Tràng, gốm sứ Minh Châu, gốm sứ Minh Long… Đây là những thương hiệu Việt nổi tiếng trên thị trường. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể nhập hàng từ những đơn vị cung cấp các sản phẩm gốm sứ thương hiệu nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc….
Tìm nguồn nhập hàng uy tín
III. Mở cửa hàng gốm sứ cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng kinh doanh gốm sứ cần bao nhiêu tiền? Có lẽ đây là câu hỏi được nhiều chủ quán quan tâm. Nội dung chi tiết về chi phí cần thiết để bắt đầu kinh doanh cửa hàng gốm sứ sẽ được bật mí ngay dưới đây.
3.1. Chi phí cố định
Đây là khoản chi phí cần thiết và quan trọng khi mở cửa hàng kinh doanh đồ gốm sứ. Tuỳ thuộc vào quy mô, mục tiêu kinh doanh mà mức chi phí này có thể nhiều hoặc ít hơn, nhưng thông thường sẽ dao động từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng.
Chi phí cố định
Bạn có thể tham khảo cách phân bổ chi phí cố định cho những hạng mục chi tiết như sau:
-
Chi phí thuê mặt bằng: Mặt bằng kinh doanh gốm sứ cần có diện tích ít nhất 40m2, do đó chi phí thuê dao động từ 8 triệu đồng - 30 triệu đồng.
-
Chi phí sửa chữa mặt bằng: Dao động từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng.
-
Chi phí nhập hàng: Chi phí nhập gốm sứ dao động khoảng 50 triệu đồng - hàng trăm triệu đồng. Con số này có thể cao hay thấp hơn tuỳ thuộc vào danh mục và số lượng hàng hoá bạn muốn kinh doanh.
-
Chi phí thuê nhân sự: Dao động từ 10 triệu - 20 triệu đồng, phụ thuộc vào số lượng nhân viên.
-
Chi phí quản lý: Đây là khoản chi để sử dụng những phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh cửa hàng, thường sẽ dao động khoảng vài triệu đồng mỗi tháng.
3.2. Chi phí khác
Song song với những chi phí cố định kể trên thì chi phí phát sinh khác cũng là những khoản chi mà chủ kinh doanh không thể bỏ qua khi kinh doanh cửa hàng gốm sứ. Những khoản chi khác có thể kể đến như: chi phí điện nước, chi phí phát sinh….
Lời khuyên dành cho bạn đó là nên dự phòng cho những khoản chi phát sinh này. Vừa giúp bạn chủ động giải quyết những vấn đề xảy ra, vừa không gặp khó khăn về tài chính.
IV. Bí quyết kinh doanh gốm sứ thành công nhất hiện nay
Kinh nghiệm kinh doanh gốm sứ thành công mà chúng tôi tổng hợp dưới đây sẽ giúp việc kinh doanh của bạn khởi sắc và thành công hơn. Cùng tìm hiểu nhé!
4.1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Để mở cửa hàng gốm sứ thành công thì địa điểm kinh doanh đóng một vai trò quan trọng. Theo một nghiên cứu cho thấy, địa điểm kinh doanh ảnh hưởng đến 80% khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp. Do đó, bạn nên cân nhắc và tham khảo nhiều mặt bằng kinh doanh để lựa chọn được địa điểm kinh doanh phù hợp.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Với những cửa hàng kinh doanh đồ gốm sứ thì nên lựa chọn những địa điểm kinh doanh ở nơi đông đúc dân cư, nhiều người qua lại, gần các cơ sở trường học, toà nhà văn phòng, trung tâm thương mại… để dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu.
4.2. Nguồn nhập hàng uy tín và chất lượng
Kinh nghiệm kinh doanh gốm sứ thành công đó là tìm kiếm nguồn hàng gốm sứ chất lượng và uy tín. Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị phân phối sản phẩm gốm sứ chất lượng với mức giá cả phải chăng cùng những chính sách chiết khấu ưu đãi. Tuy nhiên, để lựa chọn được những đơn vị phân phối uy tín, chuyên nghiệp thì cần xem xét các yếu tố sau:
Nguồn nhập hàng uy tín và chất lượng
-
Chất lượng và giá trị nguồn hàng được cung ứng
-
Chính sách giữa bên mua và bên cung ứng
-
Đối tác cung cấp nguồn hàng
-
Khả năng tiếp cận thị trường
-
Sự sáng tạo của các sản phẩm
-
….
Nhiều chủ kinh doanh thường lựa chọn kinh doanh gốm sứ Bát Tràng nội địa Việt Nam bởi chất lượng sản phẩm, an toàn cho người dùng cũng như những chính sách chiết khấu hấp dẫn. Bạn có thể cân nhắc và lựa chọn những đơn vị chuyên phân phối gốm sứ Bát Tràng để đảm bảo chất lượng nhé.
4.3. Chiến lược kinh doanh rõ ràng
Để bắt đầu kinh doanh đồ gốm sứ bạn cần xây dựng cho mình những ý tưởng và những kế hoạch kinh doanh rõ ràng trong từng giai đoạn, cũng như xác định những mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập những kế hoạch kinh doanh thì có thể tham khảo những chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh hoặc những doanh nghiệp kinh doanh thành công trên thị trường.
>> Bạn đã biết? Cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp
4.4. Kế hoạch marketing hiệu quả
Cách kinh doanh gốm sứ hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua trong thời đại công nghệ số như hiện nay đó là những chiến lược marketing. Những kế hoạch marketing giúp bạn tiếp cận với đối tượng khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn, chính xác và hiệu quả hơn.
Kế hoạch marketing hiệu quả
Do đó, ngay từ khi bắt đầu khai trương cửa hàng bạn nên xây dựng kế hoạch marketing để lan toả thương hiệu đến với nhiều khách hàng.
Chẳng hạn như: phát tờ rơi quanh khu vực kinh doanh, treo banner tại các chợ, ngã 3, ngã 4 đường đông đúc người qua lại cùng những chính sách ưu đãi, giảm giá cho khách hàng khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng. Cùng với đó nên xây dựng Fanpage trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram… hoặc thiết lập gian hàng bán online trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo, Tiktok….
Tìm hiểu các chiến lược marketing được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
<< Xem ngay >>
4.5. Quản lý lưu kho và vận chuyển hàng hoá
Khâu bảo quản, lưu kho hàng hoá và vận chuyển các sản phẩm gốm sứ rất quan trọng. Vì đây là những sản phẩm dễ va đập đổ vỡ nếu không được bảo quản và đóng gói kỹ lưỡng. Do đó, kinh nghiệm kinh doanh gốm sứ cho thấy bạn nên sắp xếp cẩn thận, có thể lót một tấm cao su dưới đáy để tránh va đập.
Quản lý lưu kho và vận chuyển hàng hoá
Khi vận chuyển đơn hàng cho khách hàng, bạn có thể sử dụng giấy gói Bubble, tấm bọt khó để tạo lớp đệm tránh va đập. Đồng thời nên sử dụng nhiều lớp để bảo vệ các góc cạnh của sản phẩm một cách chắc chắn. Và đừng quên sử dụng hộp kép để bảo vệ, tránh các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển.
4.6. Quản lý cửa hàng gốm sứ khoa học
Mô hình kinh doanh gốm sứ là một trong những mô hình kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, để đạt được những thành công thì đòi hỏi bạn phải có kế hoạch quản lý hoạt động kinh doanh cửa hàng một cách khoa học và chuyên nghiệp.
Hiện nay có nhiều cách giúp quản lý hoạt động cửa hàng, tuy nhiên quản lý cửa hàng bằng phần mềm quản lý vẫn được coi là phương án tối ưu, tiết kiệm thời gian, nhân lực và hiệu quả nhất cho chủ đầu tư.
Phần mềm quản lý cửa hàng POS365 tự hào là đơn vị tiên phong trong việc sử dụng công nghệ điện toán đám mây, giúp việc lưu trữ thông tin và quản lý được bảo mật, an toàn, tránh rủi ro rò rỉ thông tin kinh doanh cho cửa hàng. Cùng với đó là cách quản lý kho hàng hoá, quản lý sản phẩm dễ dàng, minh bạch và chính xác, tránh tình trạng thất thoát hàng hoá.
Quản lý cửa hàng gốm sứ khoa học bằng phần mềm POS365
Ngoài ra, hệ thống còn cho phép lưu trữ thông tin khách hàng, lưu trữ thông tin nhân viên, nhà cung cấp, đối tác…. một cách dễ dàng và bảo mật. Đồng thời, cho phép thiết lập các chương trình ưu đãi, giảm giá, báo cáo công nợ, báo cáo doanh thu bán hàng chi tiết và chính xác.
Bạn có thể đăng ký trải nghiệm miễn phí 7 ngay tại đây:
Như vậy, kinh doanh gốm sứ là một trong những mô hình kinh doanh đem đến nhiều cơ hội và ngày càng thịnh hành. Với những thông tin mà POS365 cung cấp, sẽ giúp bạn có cho mình những kế hoạch kinh doanh chính xác và hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!