Gạo là một thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày trong mỗi gia đình. Nhu cầu sử dụng mặt hàng này luôn luôn ổn định, không có nhiều biến động. Vì vậy, các cửa hàng kinh doanh gạo cũng trở nên phổ biến. Nội dung bài viết hôm nay xin chia sẻ bí quyết mở cửa hàng kinh doanh gạo hiệu quả năm 2023.
I. Kinh doanh gạo có lời không?
Kinh doanh gạo có lãi không là thắc mắc của nhiều người đang có ý tưởng mở cửa hàng hiện nay. Bởi lợi nhuận mang lại chính là động lực để bất kỳ ai bắt tay vào kinh doanh một mặt hàng nào đó. Đối với mô hình kinh doanh gạo, muốn biết được lợi nhuận của việc kinh doanh sản phẩm này thì bạn phải nắm rõ được các yếu tố tác động đến lợi nhuận như nguồn nhập hàng, chi phí kinh doanh, giá bán ra như thế nào.
Theo tính toán bình quân trên thị trường thì cửa hàng sẽ có lãi từ 1300 đồng đến 2200 đồng/kg gạo bán ra, như vậy nếu bán được 1 tấn sẽ lãi từ 1.300.000 đồng - 2.200.000 đồng/tấn gạo. Lợi nhuận nhiều hay ít sẽ phụ thuộc phần lớn vào lượng khách hàng đến mua ở cửa hàng. Do đó, bạn cần phải xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp để thu hút và giữ chân được nhiều khách hàng.
Kinh doanh gạo có lời không?
II. Kinh doanh gạo cần điều kiện gì?
Muốn kinh doanh gạo cần những gì? Vốn, giấy phép kinh doanh, thủ tục đăng ký kinh doanh,....
2.1. Kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn?
Để xác định được số vốn mở cửa hàng gạo thì việc quan trọng đó là xác định được mô hình kinh doanh và mặt hàng chủ đạo mà bạn muốn bán. Theo khảo sát, số vốn cần có để có thể mở một cửa hàng kinh doanh gạo lẻ sẽ dao động khoảng 70 - 100 triệu đồng. Khoản vốn này sẽ sử dụng để chi trả cho các khoản như tiền thuê mặt bằng, tiền nhập hàng, chi phí mua các trang thiết bị cần thiết, chi phí thiết kế bảng hiệu cửa hàng,...
Kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn?
2.2. Hoàn thiện các thủ tục mở đại lý gạo
Giấy phép kinh doanh gạo cần những gì? Hồ sơ đăng ký cấp phép kinh doanh hộ cá thể sẽ bao gồm:
-
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể;
-
Bản sao CMND/CCCD của chủ cửa hàng kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
-
Biên bản cuộc họp về việc thành lập hộ kinh doanh cá thể đối với những cửa hàng gạo được thành lập bởi nhóm hoặc cá nhân;
Thủ tục đăng ký kinh doanh cần phải đảm bảo các thông tin trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh bao gồm:
-
Họ tên chủ hộ kinh doanh;
-
Địa chỉ mở cửa hàng gạo;
-
Ngành nghề kinh doanh khi lựa chọn mở cửa hàng gạo;
-
Vốn mở cửa hàng kinh doanh gạo;
-
Thông tin cá nhân bao gồm họ tên, địa chỉ nơi cư trú, số ngày cấp CMND/CCCD, chữ ký của những cá nhân tham gia mở cửa hàng kinh doanh gạo.
Hoàn thiện các thủ tục mở đại lý gạo
>>> Xem thêm: Bí kíp kinh doanh thực phẩm chay thành công ít ai biết
III. Cách kinh doanh gạo hiệu quả cho người mới bắt đầu
Cùng tìm hiểu bí quyết kinh doanh gạo hiệu quả cho người mới bắt đầu qua nội dung dưới đây của POS365:
3.1. Nghiên cứu thị trường, lựa chọn địa điểm mở cửa hàng
Nghiên cứu thị trường sẽ bao gồm nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến (khách lẻ, hay trường học, quán cơm, nhà hàng, bếp ăn khu công nghiệp,...), loại gạo nào mà họ thường xuyên sử dụng, khách hàng quan tâm đến chất lượng hay giá cả, số lượng mỗi lần mua ít hay nhiều,... Từ đó tính toán số lượng gạo cần nhập.
Khi đã xác định được nhóm khách hàng mục tiêu thì việc tiếp theo là lựa chọn địa điểm mở cửa hàng phù hợp. Nên chọn mặt bằng kinh doanh ở những khu vực đông dân cư, gần chợ có nhiều người qua lại để thu hút người mua. Nếu bạn đã có sẵn mặt hàng kinh doanh thì có thể đẩy mạnh marketing để thu hút khách hàng hiệu quả hơn.
Nghiên cứu thị trường kinh doanh gạo
3.2. Xác định loại gạo muốn bán
Trên thị trường bán đa dạng nhiều loại gạo khác nhau đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Bởi khách hàng không chỉ đơn giản tìm kiếm những loại gạo thông thường, mà còn tìm kiếm gạo hữu cơ,, gạo lứt đỏ, gạo nếp, gạo lứt đen,... Do đó, trước khi bắt tay vào công việc kinh doanh thì bạn hãy tìm hiểu và lựa chọn các loại gạo mà bạn dự định sẽ bán.
Muốn xác định được loại gạo mà bạn muốn kinh doanh thì bạn cần phải tìm hiểu được đối tượng người tiêu dùng mà bạn muốn hướng đến. Chẳng hạn: Nếu khách hàng của bạn là dân văn phòng hoặc người có thu nhập cao thì họ sẽ quan tâm đến các loại gạo hữu cơ, gạo lứt tốt cho sức khỏe. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu các loại gạo ngon được nhiều gia đình yêu thích sử dụng phổ biến hiện nay như gạo thơm lài, gạo thơm Thái, gạo nàng Xuân,...
Xác định được những loại gạo bạn muốn kinh doanh
3.3. Tìm đơn vị cung cấp gạo đáng tin cậy
Việc lựa chọn đơn vị cung cấp gạo uy tín thì sản phẩm bán ra cho khách hàng mới đảm bảo chất lượng thơm ngon và an toàn cho sức khỏe người dùng. Để lựa chọn được nguồn cung cấp gạo uy tín thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ, khảo sát thị trường và đến nơi khảo sát trực tiếp để chọn được đơn vị hợp tác phù hợp và lâu dài.
Một số địa điểm nhập gạo chất lượng để bạn tham khảo là chợ gạo miền Tây, chợ gạo Tiền Giang, chợ gạo Hoài Đức,... hoặc bạn cũng có thể nhập hàng tại các đại lý gần khu vực bạn sinh sống.
Tìm đơn vị cung cấp gạo đáng tin cậy
3.4. Chuẩn bị vật dụng bao bì đóng gói
Bao bì đóng gói đóng vai trò rất quan trọng bởi đây chính là thành phần mà người dùng sẽ nhìn thấy đầu tiên khi họ mua gạo. Khi chọn bao bì đóng gói gạo phải đảm bảo được sự hấp dẫn của người xem cũng như đáp ứng được sự chắc chắn hay thân thiện với môi trường. Chỉ như vậy thì sản phẩm gạo của cửa hàng bạn khi đến tay khách hàng vừa đáp ứng được giá trị thẩm mỹ mà lại không dễ bị rách, hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
3.5. Sắp xếp, trang trí cửa hàng gạo
Để tạo được sự chú ý với khách hàng thì cần phải sắp xếp, trang trí cửa hàng sao cho gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ. Khi trưng bày cửa hàng, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau:
-
Sắp xếp không gian cửa hàng thoáng đãng, sơn tường màu sáng, bảng hiệu thu hút, giá thành rõ ràng,...
-
Những thùng đựng gạo phải sạch sẽ, trên mỗi thùng là biển hiệu tên gạo để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn;
-
Trưng bày gạo tại những khu vực cao ráo, nhưng cần phải tránh ánh nắng mặt trời vì có thể ảnh hưởng đến độ trong của gạo;
-
Sắp xếp gạo theo thứ tự, gọn gàng. Các mặt hàng gạo đang được ưa chuộng trên thị trường thì nên để ở những nơi dễ nhìn thấy;
-
Nên có bảng quảng cáo gợi ý cho khách hàng về một số loại gạo thơm ngon, chất lượng được nhiều người sử dụng phổ biến trên thị trường.
Sắp xếp, trang trí cửa hàng gạo ngăn nắp, gọn gàng
3.6. Chiến lược marketing, quảng bá cho cửa hàng
Khi mới bắt đầu kinh doanh thì khách hàng chủ yếu chỉ là những người thân quen, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... Và họ chỉ ủng hộ bạn trong một thời gian đầu. Do đó, bạn cần phải xây dựng chiến lược marketing và quảng cáo để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Những phương thức marketing chất lượng mà bạn cần phải áp dụng ngay lập tức. Các hình thức marketing này sẽ tạo sự chú ý thu hút nhiều khách hàng và lan tỏa thương hiệu rộng rãi hơn:
-
Quảng cáo, PR trên các mạng xã hội: Facebook, Zalo, Tik Tok, thiết kế website,...
-
Đăng tin quảng cáo trên các hội nhóm kinh doanh gạo;
-
Treo banner, biển quảng cáo ngay trước mặt cửa hàng để nhiều người qua lại nhìn thấy;
-
Phát tờ rơi xung quanh khu vực cửa hàng gạo;
-
Thực hiện các chương trình khuyến mãi như giảm giá nhân ngày khai trương cửa hàng hay các dịp Lễ, Tết,...
3.7. Duy trì chất lượng và dịch vụ cửa hàng gạo
Khi bạn đã sở hữu một cửa hàng kinh doanh gạo đẹp cùng chiến lược marketing phù hợp, nhưng nếu không duy trì chất lượng gạo và dịch vụ của cửa hàng thì việc kinh doanh sẽ khó mở rộng và phát triển trong tương lai.
Một cửa hàng có đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình thân thiện, sẵn sàng lắng nghe góp ý của khách hàng để thay đổi tốt lên. Việc này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy họ được tôn trọng, và chắc chắn họ sẽ trở thành khách hàng trung thành và giới thiệu thêm cho người thân, bạn bè cùng sử dụng.
Duy trì chất lượng và dịch vụ cửa hàng gạo
3.8. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng gạo
Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng trong các cửa hàng kinh doanh gạo đang ngày càng phổ biến bởi nhiều tính năng hữu ích mà nó mang lại. Một trong những phần mềm đang được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn sử dụng hiện nay là POS365. Lý do bởi:
-
Giao diện thân thiện, dễ dàng cho người dùng sử dụng.
-
Phần mềm giúp quản lý tồn kho chính xác, hàng hoá xuất nhập được cập nhật nhanh chóng dựa trên thời gian thực.
-
Xử lý đơn hàng nhanh chóng, dùng được cả online và offline. Dù khi không có kết nối internet thì mọi dữ liệu vẫn được lưu trữ đầy đủ.
-
Mọi dữ liệu đều được lưu trữ đồng bộ trên hệ thống POS365.
-
Hỗ trợ quản lý qua tem mác, quét mã vạch QR.
-
Thông báo hạn sử dụng của hàng hóa giúp chủ kinh doanh có phương hướng giải quyết đối với các hàng hoá sắp hết hạn.
-
Thanh toán nhanh chóng, chính xác đa dạng hình thức như: quét mã QR code, thanh toán qua ví điện tử, tiền mặt, thẻ ngân hàng,…
-
Phân tích bán hàng, giúp chủ cửa hàng có những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
-
Tích điểm, tạo khuyến mãi đơn giản hỗ trợ hoạt động chăm sóc khách hàng.
-
Tiết kiệm chi phí so với các phần mềm khác.
-
Tương thích trên nhiều thiết bị: Máy tính bảng, laptop, điện thoại di động, máy tính PC, máy pos bán hàng.
-
Phần mềm sử dụng trên các hệ điều hành Android, iOS và Windows.
Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm POS365 trong vòng 7 ngày TẠI ĐÂY:
IV. Những lưu ý quan trọng khi kinh doanh cửa hàng gạo
Muốn mở cửa hàng kinh doanh gạo sạch, ngoài việc tham khảo kế hoạch kinh doanh gạo hiệu quả thì bạn cũng cần phải chú ý đến những vấn đề quan trọng sau đây:
4.1. Cách đặt tên cửa hàng
Khi đặt tên cửa hàng kinh doanh gạo thì phải đáp ứng được là tên riêng, không được trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trong phạm vi huyện, quận. Tên cửa hàng nên đảm bảo có đủ cấu trúc về loại hình và tên riêng. Nếu tên cửa hàng sử dụng tiếng Anh hoặc viết tắt vẫn phải đảm bảo sử dụng các ký hiệu, chữ số và chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Chú ý, khi đặt tên cửa hàng gạo không được sử dụng các ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, chuẩn mực xã hội, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, hay cấm sử dụng từ doanh nghiệp hay công ty trong tên cửa hàng gạo.
4.2. Các loại thuế khi kinh doanh cửa hàng gạo
Mở cửa hàng kinh doanh gạo phải đảm bảo đóng đầy đủ những loại thuế theo quy định của Nhà nước:
-
Thuế giá trị gia tăng: Loại thuế gián thu và được cộng vào giá bán của hàng hóa. Loại thuế này do người tiêu dùng trả khi mua gạo nhưng cửa hàng của bạn sẽ trực tiếp đi đóng thuế với Nhà nước.
-
Thuế thu nhập cá nhân: Khoản tiền mà người có thu nhập sẽ phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào trong ngân sách của Nhà nước sau khi đã được giảm trừ.
-
Thuế môn bài: Mức thuế mà doanh nghiệp sẽ cần phải đóng hàng năm dựa vào vốn điều lệ đã được ghi rõ trên giấy phép kinh doanh.
Các loại thuế khi kinh doanh cửa hàng gạo
4.3. Không ngừng đổi mới và phát triển
Bí quyết để cửa hàng kinh doanh gạo ngày một phát triển và gặt hái được nhiều thành công hơn là không ngừng đổi mới và phát triển. Chẳng hạn như đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hoặc giảm giá để thu hút nhiều người mua; nhiệt tình tư vấn khách hàng cũng là yếu tố để lại ấn tượng tốt. Chủ kinh doanh cũng có thể tặng phiếu giảm giá cho khách hàng có thể đổi nếu họ đã tích lũy nhiều.
Nội dung bài viết trên đây đã chia sẻ bí quyết kinh doanh gạo hiệu quả thu về lợi nhuận cao để các chủ kinh doanh tham khảo. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả hơn!