Kinh doanh điện lạnh là loại hình kinh doanh không còn xa lạ đối với nhiều người. Điện lạnh là mặt hàng cần thiết đối với mỗi gia đình, công ty, đơn vị. Nhu cầu sử dụng của người dân rất cao nên kinh doanh loại hình này rất tiềm năng. Trong bài viết này của POS365, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số bí quyết kinh doanh mặt hàng này lãi cao. Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích này nhé.
1. Vốn kinh doanh cửa hàng điện lạnh là bao nhiêu?
Mở cửa hàng điện lạnh cần số vốn không hề nhỏ. Vậy số vốn cụ thể là bao nhiêu và các chi phí cần phải chi trả khi mở cửa hàng điện lạnh là gì?
1.1 Thuê mặt bằng
Số vốn đầu tiên bạn cần phải chi trả và chi trả đều đặn khi mở cửa hàng là tiền thuê mặt bằng. Tuỳ thuộc vào khu vực kinh doanh là nông thôn hay thành phố để có mức giá thuê tương ứng. Ở thành phố giá thuê mặt bằng từ 8 – 15 triệu và khu vực đắc địa sẽ có giá cao hơn. Ở vùng nông thôn giá mặt bằng tương đối rẻ, chi từ 3 – 5 triệu là bạn đã có thể thuê mặt bằng có diện tích rộng. Khi thuê mặt bằng bạn nên chọn địa điểm gần khu dân cư, đông người qua lại,… để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Chi phí thuê mặt bằng
1.2 Thiết kế - trang trí
So với những loại hình kinh doanh khác thì kinh doanh điện lạnh không cần quá cầu kỳ trong việc thiết kế - trang trí. Chủ kinh doanh chỉ cần sắm một số đồ nội thất và một vài món đồ trang trí để làm nổi bật không gian sang trọng. Chi phí thiết kế - trang trí cửa hàng có thể rơi vào khoảng 15 – 50 triệu đồng và tuỳ thuộc vào quy mô kinh doanh của từng cửa hàng.
Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng điện lạnh
1.3 Mua trang thiết bị
Đa số các mặt hàng điện lạnh đều có trọng lượng tương đối lớn nên bạn không cần sắm quá nhiều kệ hay tủ để trưng bày. Chính vì thế, chi phí mua trang thiết bị trong cửa hàng không quá lớn, rơi vào khoảng 15 – 40 triệu đồng. Bạn cần mua một số mặt hàng như: đồ nội thất, kệ, tủ, biển hiệu,…
1.4 Vốn nhập hàng
Mặt hàng điện lạnh có giá trị cao từ vài triệu tới hàng chục triệu đồng. Bạn cần nhập các sản phẩm đó là: máy lạnh, điều hoà, bình tắm nóng lạnh, điều hoà,…. Chính vì thế bạn cần chuẩn bị số vốn lớn để nhập hàng, rơi vào khoảng 100 – 200 triệu đồng hoặc có thể hơn như thế. Vốn nhập hàng tuỳ thuộc vào quy mô, nhu cầu mua hàng của khách hàng.
Vốn nhập thiết bị điện lạnh
1.5 Thuê nhân viên
Đối với những cửa hàng có quy mô lớn thì chủ kinh doanh cần phải thuê từ 1 - 2 nhân viên để bán hàng. Nên chọn nhân viên có kinh nghiệm bán hàng, biết cách tư vấn cho khách. Trong trường hợp nhân viên chưa từng bán mặt hàng điện lạnh thì bạn cần trang bị kiến thức, thông tin, giá cá của sản phẩm để nhân viên nắm bắt. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm mua hàng tốt hơn.
Xem thêm: Đồ điện lạnh gồm những sản phẩm nào? Công dụng, chi phí
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh điện lạnh
Khi mở cửa hàng kinh doanh đồ điện lạnh thì chủ kinh doanh cần tiến hành đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể để đơn giản hoá quy trình và giúp tiết kiệm tối đa thời gian. Các bước đăng ký gồm có:
-
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng điện lạnh
Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy đề nghị cấp phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trong giấy đề nghị cấp phép có ghi rõ các thông tin: số vốn kinh doanh, địa chỉ cửa hàng, tên cửa hàng, ngành nghề kinh doanh, thông tin chủ cửa hàng.
- Bước 2: Nộp hồ sơ lên UBND
Sau khi đã hoàn tất chuẩn bị hồ sơ bạn hãy nộp lên UBND. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong vòng 5 ngày bạn sẽ nhận được giấy cấp phép kinh doanh.
3. Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng điện lạnh hiệu quả
Không phải chủ kinh doanh nào cũng có kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh điện lạnh. Mở cửa hàng thì rất dễ nhưng để duy trì cửa hàng dài lâu và cho doanh thu không phải là điều đơn giản. Thấu hiểu được điều đó nên chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số kinh nghiệm sau:
3.1 Tìm hiểu nhu cầu thị trường
Bước đầu tiên bạn cần thực hiện đó là tìm hiểu nhu cầu, nghiên cứu thị trường. Bạn cần tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu mua hàng của người dân như thế nào. Vào mùa hè, mùa đông thì nhu cầu sử dụng các mặt hàng điện lạnh ra sao? Mỗi một thời điểm, khoảng thời gian thì thị hiếu, xu hướng mua hàng của người dân và các sản phẩm điện lạnh cung cấp ra thị trường sẽ có sự khác biệt. Chính vì thế bạn cần thấu hiểu khách hàng của mình.
Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu đối thủ
Bên cạnh đó bạn cần tìm hiểu đối thủ cạnh tranh khi kinh doanh điện lạnh. Tìm hiểu xem họ kinh doanh những mặt hàng nào? Khách hàng đến với cửa hàng ra sao, cách kinh doanh như thế nào, có hiệu quả hay không? Hiểu đối thủ giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn và nâng cao sức cạnh tranh của cửa hàng.
3.2 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Tiếp theo bạn cần xác định tệp khách hàng mục tiêu hướng tới. Bạn có thể nghiên cứu khách hàng thông qua một số yếu tố như: đối tượng khách hàng là nam hay nữ, độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập, sở thích mua sắm,…. Từ những điều này sẽ giúp bạn phát triển chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.
Nếu bạn chưa biết cách xác định tệp khách hàng mục tiêu hãy tham khảo: https://www.pos365.vn/khach-hang-muc-tieu-6678.html
3.3 Thuê mặt bằng phù hợp
Mặt bằng là một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành bại của cửa hàng. Chính vì thế khi chọn địa điểm kinh doanh cần hết sức lưu ý. Bạn nên chọn những nơi có đông người qua lại, gần khu dân cư, dân văn phòng, gần ngã ba ngã tư, đường lớn,… Những nơi này sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng.
Thuê mặt bằng ở nơi đông người, gần khu dân cư
3.4 Tìm nguồn nhập hàng chất lượng
Muốn duy trì cửa hàng hoạt động lâu dài thì bạn cần bán các mặt hàng chất lượng. Để làm được điều này thì bạn cần tìm kiếm nguồn nhập hàng uy tín. Thông thường khi kinh doanh điện lạnh thì các chủ kinh doanh sẽ nhập từ nhà sản xuất hoặc các phân phối lớn. Các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng đó là: Panasonic, Samsung, Daikin, Toshiba, LG,…
3.5 Chế độ bảo hành chuyên nghiệp
Mặt hàng điện lạnh tương đối có giá trị nên khi bán hàng các chủ kinh doanh cần đưa ra chế độ bảo hành chuyên nghiệp. Chế độ bảo hành quyết định mức độ uy tín của một cửa hàng. Sau khi bán hàng hãy duy trì mối quan hệ với khách hàng để thể hiện sự uy tín và tạo thiện cảm với khách hàng.
Chế độ bảo hành chuyên nghiệp, uy tín
Trong thời kỳ bảo hành nếu sản phẩm không may bị hư hỏng, lỗi thì chủ cửa hàng sẽ bảo hành sản phẩm kịp thời. Việc thực hiện tốt các chính sách bảo hành và hậu mãi sẽ giúp cho bạn tạo sự thiện cảm cho khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với đối thủ.
3.6 Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp
Nhân viên là đội ngũ giúp cửa hàng gia tăng lợi nhuận bán hàng. Chính vì thế bạn cần lựa chọn những nhân viên tận tâm, có kinh nghiệm bán hàng. Nếu chưa có kinh nghiệm thì chủ kinh doanh hãy dành thời gian đào tạo. Nhân viên cần có kiến thức về các mặt hàng điện máy, nắm bắt thông tin, giá để tư vấn cho khách hàng.
3.7 Thực hiện các chiến dịch marketing
Bạn đừng quên thực hiện các chiến lược marketing để gia tăng mức độ phủ sóng thương hiệu nhé. Hiện nay, công nghệ rất phát triển và bạn cần tận dụng triệt để chúng. Nó không chỉ giúp truyền thông mà còn góp phần làm tăng doanh thu bán hàng.
Thực hiện các chiến dịch marketing quảng bá thương hiệu
Bạn nên sử dụng các kênh sở hữu lượt người dùng cao như: facebook, sàn thương mại điện tử,… Bên cạnh đó hãy kết hợp các phương thức tiếp thị truyền thống như: treo banner, phát tờ rơi,… để nhiều người biết tới cửa hàng của mình hơn. Đừng quên tạo các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng và tăng doanh thu cho cửa hàng.
3.8 Quản lý cửa hàng điện lạnh với phần mềm quản lý bán hàng
Hiện nay chủ các cửa hàng điện lạnh đều sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để giảm thiểu thời gian, công sức quản lý cửa hàng nhưng vẫn đảm bảo vấn đề bao quát công việc. Phần mềm quản lý bán hàng của POS365 là một trong những phần mềm sở hữu lượt người dùng cao. Đặc biệt, nó sở hữu nhiều tính năng thông minh, giúp ích rất nhiều cho các chủ cửa hàng. Cụ thể:
-
Quản lý nhân viên, hàng hoá, dịch vụ khách hàng,… hiệu quả.
-
Cho phép chủ kinh doanh theo dõi, kiểm soát mọi hoạt động của cửa hàng nhanh chóng và chuẩn xác.
-
Phần mềm có thể kết nối với nhiều thiết bị hiện đại như: máy in hoá đơn, ngăn kéo đựng tiền, máy quét mã vạch,…
Quản lý cửa hàng điện lạnh hiệu quả với phần mềm POS365
-
Tính tiền nhanh chóng, chuẩn xác giảm thiểu sai sót, thất thoát tiền bạc.
-
Tính năng tích điểm tạo chương trình khuyến mãi giúp nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
-
Phần mềm sử dụng công nghệ điện toán đám mây nên mọi dữ liệu đều được lưu trữ một cách an toàn.
-
Người dùng có thể sử dụng phần mềm trên nhiều thiết bị như: điện thoại, máy tính, máy tính bảng,….
-
Quản lý hàng hóa cụ thể, chi tiết dựa trên việc xuất, nhập hàng hoá.
-
Tổng kết doanh thu, báo cáo bán hàng cuối ngày chi tiết thông qua biểu đồ trực quan.
Xem ngay: Top 11 cửa hàng bán đồ điện lạnh uy tín nhất tại Hà Nội hiện nay
4. Một số lưu ý khi kinh doanh cửa hàng điện lạnh
Để kinh doanh điện lạnh hiệu quả, theo đúng pháp luật thì chủ kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
4.1 Lưu ý về đóng thuế khi kinh doanh điện lạnh
Sau khi có giấy phép kinh doanh thì chủ kinh doanh cần đóng đầy đủ các loại thuế. Các loại thuế cần phải đóng đó là: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài. Tuân thủ quy định của pháp luật là điều kiện để cửa hàng hoạt động ổn định và phát triển.
Chủ cửa hàng cần đóng thuế đầy đủ
4.2 Lưu ý số lượng cửa hàng được mở
Khi kinh doanh điện lạnh thì chủ cửa hàng chỉ được phép mở một cửa hàng duy nhất trên phạm vi toàn quốc nếu bạn chọn đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trong trường hợp muốn mở nhiều cửa hàng hơn thì bạn cần tiến hành thay đổi hình thức kinh doanh, kết hợp thành lập công ty theo quy định của pháp luật.
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh điện lạnh tới đây là kết thúc. Chúng tôi hy vọng với những thông tin hữu ích kể trên sẽ giúp cho các chủ kinh doanh có thêm kiến thức và dễ dàng áp dụng cho cửa hàng của mình. Chúc bạn thành công!