Kinh doanh chăn ga gối đệm là mặt hàng kinh doanh đem lại nguồn siêu lợi nhuận. Nếu bạn đang có ý định sở hữu cho mình một thương hiệu riêng thì đừng ngần ngại, trong bài viết này chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những bí quyết kinh doanh hiệu quả và thành công nhất hiện nay.
I. Có nên mở cửa hàng chăn ga gối đệm?
Kinh doanh chăn ga gối đệm tuy không phải là mô hình kinh doanh mới lạ, nhưng không thể phủ nhận sức hút cũng như lợi nhuận mà mô hình này đem lại. Bởi vậy, mở cửa hàng chăn ga gối đệm vẫn luôn là phương án đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Có nên mở cửa hàng chăn ga gối đệm?
Nếu bạn có ý định kinh doanh mô hình này thì nên có kế hoạch chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường và sản phẩm. Đồng thời trang bị đầy đủ về nhân lực, tài chính trước khi mở cửa hàng. Trong bài viết này, POS365 bật mí cho bạn những thông tin hữu ích, hỗ trợ nhà đầu tư trong việc lập kế hoạch kinh doanh cùng những bí quyết kinh doanh thành công nhất hiện nay.
II. Mô hình kinh doanh chăn ga gối đệm phổ biến hiện nay
Hiện nay có ba mô hình kinh doanh cửa hàng chăn ga gối đệm phổ biến và được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những mô hình này ngay dưới đây nhé!
2.1. Bán lẻ chăn ga gối đệm
Đây được coi là hình thức kinh doanh phổ biến, được nhiều chủ kinh doanh lựa chọn. Với mô hình này, bạn có thể nhập hàng từ nhiều nhà cung cấp và bán cho khách lẻ. Ưu điểm của hình thức này là đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng với nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, mức giá đầu vào của mỗi nhà cung cấp sẽ khác nhau nên có thể khiến cho cửa hàng của bạn khó có được lợi thế cạnh tranh về giá.
Bán lẻ chăn ga gối đệm
2.2. Mở đại lý chăn ga gối đệm
Ngoài hình thức kinh doanh bán lẻ chăn ga gối đệm, bạn có thể lựa chọn mô hình trở thành đại lý trong hệ thống phân phối các sản phẩm của riêng nhà cung cấp. Lợi thế của hình thức này là bạn sẽ có sẵn tệp khách hàng ưa chuộng sản phẩm của thương hiệu, không tốn nhiều thời gian và chi phí quảng cáo, chi phí nhập hàng đầu vào cũng thấp hơn so với nhập lẻ.
Mở đại lý chăn ga gối đệm
Tuy nhiên, với mô hình này cần có số vốn đầu tư lớn để đáp ứng việc nhập hàng số lượng lớn cũng như những yêu cầu từ phía công ty về quy mô cửa hàng và thiết kế nội thất sao cho phù hợp với hình ảnh thương hiệu.
2.3. Kinh doanh chăn ga gối đệm online
Hiện nay nhu cầu mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ ở những thành phố lớn mà ngay cả những khu vực nông thôn cũng rất phát triển. Do đó, mô hình kinh doanh chăn ga gối đệm online hiện nay được coi là xu hướng kinh doanh phổ biến. Vừa tiết kiệm chi phí, thời gian mà mức giá cả khi đến tay người tiêu dùng cũng rất phải chăng.
Kinh doanh chăn ga gối nệm online
Đặc biệt, hình thức kinh doanh này phù hợp với nhiều chủ kinh doanh không có quá nhiều vốn, giúp giảm bớt gánh nặng về tài chính. Ngoài ra, bạn cũng nên tận dụng hình thức kinh doanh online này cùng với kinh doanh tại cửa hàng để gia tăng doanh thu.
>> Đọc thêm: Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh giặt ủi thành công từ A đến Z
III. Kinh doanh chăn ga gối đệm cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng chăn ga gối đệm hàn quốc cần bao nhiêu vốn? Sau đây là những chi phí cần thiết để bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh các loại chăn ga gối đệm mà bạn nên biết để có kế hoạch chuẩn bị tài chính phù hợp.
3.1. Chi phí cố định
Đây là những chi phí cần thiết và không thể thiếu trong bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Chi phí cố định này là chi phí mà chủ kinh doanh không thể bỏ qua, việc lên kế hoạch cho những chi phí cần thiết càng chi tiết thì việc chuẩn bị tài chính càng chính xác. Sau đây là những khoản chi chi tiết mà bạn có thể theo dõi:
Chi phí cố định
-
Chi phí thuê mặt bằng/ kho: Tuỳ thuộc vào vị trí, khu vực kinh doanh mà chi phí này có thể cao hay thấp, thông thường sẽ dao động từ 15 - 30 triệu đồng.
-
Chi phí sửa chữa, thiết kế cửa hàng: Dao động từ 20 - 40 triệu đồng, phụ thuộc vào nhu cầu và phong cách thiết kế của chủ cửa hàng.
-
Chi phí nhập hàng: Mỗi hình thức kinh doanh khác nhau sẽ có mức đầu tư khác nhau, nhìn chung sẽ dao động từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng.
-
Chi phí thuê nhân sự: Chi phí thuê 1 - 3 nhân viên làm việc part time tại cửa hàng thường dao động từ 5 - 20 triệu đồng.
-
Chi phí Marketing: Tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu kinh doanh mà mức chi phí này sẽ khác nhau và phụ thuộc và mỗi chiến dịch quảng cáo.
>>> Tìm hiểu ngay: Cách tìm nguồn hàng chăn ga gối đệm uy tín nhất hiện nay
3.2. Chi phí khác
Ngoài những chi phí cố định kể trên, khi kinh doanh chăn ga gối đệm có thể sẽ phát sinh thêm những chi phí khác như: Chi phí sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng các thiết bị chiếu sáng… chi phí đền bù do giao nhầm hàng, hàng hoá bị rách…. Lời khuyên dành cho bạn là nên có quỹ dự phòng từ 10 - 15% tổng vốn đầu tư để dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh có thể xảy ra cũng như không gặp những rủi ro về tài chính.
IV. Bí quyết mở cửa hàng chăn ga gối đệm đông khác nhất hiện nay
Kế hoạch quản lý tồn kho hiệu quả là một trong những kinh nghiệm kinh doanh chăn ga gối đệm thành công được nhiều chủ kinh doanh áp dụng. Bạn có thể theo dõi thêm những bí kíp kinh doanh hiệu quả ngay dưới đây.
4.1. Địa điểm kinh doanh phù hợp
Để mở cửa hàng chăn ga gối đệm thành công thì bạn nên lựa chọn địa điểm kinh doanh ở khu vực đông đúc dân cư, nhiều người qua lại, gần khu vực ngã 3, ngã 4 đường lớn… để khách hàng dễ dàng quan sát.
Địa điểm kinh doanh phù hợp
Tuỳ thuộc vào định hướng và quy mô kinh doanh mà diện tích cửa hàng có nhiều rộng hay nhỏ. Bạn nên cân đối mức giá thuê cửa hàng với tình hình tài chính để đảm bảo việc kinh doanh có lợi nhuận. Giá thuê cửa hàng không nên vượt quá 30% tổng vốn đầu tư.
4.2. Chuẩn bị tài chính sẵn sàng
Chuẩn bị một kế hoạch tài chính sẵn sàng chính là cách giúp bạn giảm thiểu những rủi ro về tài chính cũng như phân bổ nguồn vốn cho các khoản chi một cách hợp lý. Từ đó, chủ kinh doanh dễ dàng kiểm soát các khoản chi, và có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
Chuẩn bị tài chính sẵn sàng
Cách tốt nhất, bạn nên xây dựng một kế hoạch tài chính sẵn có. Sau đó phân bổ số vốn cho từng danh mục nhưng cần cân nhắc với tình hình thực tế để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả nhé.
4.3. Kế hoạch quản lý tồn kho hiệu quả
Cách kinh doanh chăn ga gối đệm thành công được nhiều chuyên gia gợi ý đó là quản lý tồn kho một cách thường xuyên. Mặt hàng chăn ga gối đệm thường rất đa dạng về màu sắc, chất liệu, kích thước… Do đó, nếu không quản lý hàng hoá tồn kho một cách hiệu quả thì bạn sẽ khó có thể kiểm soát được số lượng hàng hoá trong kho, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và khả năng nhập hàng.
4.4. Chiến lược Marketing hiệu quả
Song song với những yếu tố về chuẩn bị tài chính, quản lý tồn kho hàng hoá thì xây dựng những kế hoạch marketing cho cửa hàng là điều cần thiết mà bạn không nên bỏ qua. Việc quảng bá thương hiệu đến với khách hàng hiện nay là cách để thu hút nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu cũng như cạnh tranh với các đối thủ.
Chiến lược Marketing hiệu quả
Những chiến lược này có thể thực hiện theo từng giai đoạn cũng như mục tiêu kinh doanh của chủ cửa hàng. Chẳng hạn, những kế hoạch marketing trong thời gian mới khai trương là rất cần thiết để quảng bá về thương hiệu chăn ga gối đệm mới ra mắt tại khu vực, cùng những chính sách ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi để thu hút nhiều khách hàng…
>> Xem ngay: Tổng hợp 10 cách marketing 0 đồng mang lại hiệu quả cao
4.5. Chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Kinh nghiệm kinh doanh chăn ga gối đệm hiệu quả nhất hiện nay mà bất kỳ chủ cửa hàng chăn ga gối đệm cũng không nên bỏ qua đó là xây dựng những chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Việc xây dựng những chính sách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp chính là cách để thu hút, giữ chân khách hàng cũng như tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Những chính sách này có thể là những chính sách chăm sóc sau bán, chế độ bảo hành, khả năng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của khách hàng….
>> Hướng dẫn xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn nhất: https://www.pos365.vn/quy-trinh-cham-soc-khach-hang-6351.html
4.6. Mở rộng kênh bán Online
Ngoài việc mở cửa hàng kinh doanh thì bạn nên tận dụng sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội hiện nay để mở rộng thêm tệp khách hàng mục tiêu cũng như tối đa hoá doanh thu cho cửa hàng.
Mở rộng kênh bán Online
Bạn có thể bắt đầu bằng việc thiết lập Fanpage cho cửa hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok… hay sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo…. để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, khi triển khai hình thức kinh doanh online này cũng nên đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như những chính sách bảo hành để khách hàng cảm thấy tin tưởng và an tâm mua sắm.
>> Tìm hiểu ngay: Kinh doanh online cho người mới bắt đầu từ A đến Z
4.7. Quản lý cửa hàng bằng phần mềm hiệu quả
Hiện nay, với sự ra đời của những phần mềm quản lý cửa hàng phần nào giúp giảm thiểu lỗi lo cũng như hạn chế những rủi ro, thất thoát trong quá trình quản lý kinh doanh tại cửa hàng.
Quản lý cửa hàng bằng phần mềm bán hàng POS365
Phần mềm bán hàng POS365 là một trong những phần mềm quản lý được nhiều chủ cửa hàng chăn ga gối đệm lựa chọn sử dụng. POS365 hiện nay có hơn 90.000 khách hàng trên khắp cả nước tin dùng, nhờ sở hữu những tính năng nổi bật như sau:
-
Quản lý hàng hoá và đơn hàng hiệu quả, chính xác, nhanh chóng
-
Quản lý kho hàng hoá theo mẫu mã, kích thước, thương hiệu, nhà sản xuất…
-
Đa dạng phương thức thanh toán mà không sử dụng tiền mặt như: QR Code, Internet Banking, Mobile Banking, chuyển khoản ngân hàng…
-
Lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng, lịch sử mua hàng, thiết lập các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết…
-
Phân quyền và quản lý thông tin nhân viên, quản lý ca làm việc, tính hoa hồng cho nhân viên
-
Tương thích trên nhiều thiết bị như: máy tính, laptop, máy tính bảng… trên các hệ điều hành.
-
Hỗ trợ quản lý từ xa, ngay cả khi không có mặt tại cửa hàng.
Trên đây là những bí quyết kinh doanh chăn ga gối đệm hiệu quả và thành công mà POS365 bật mí cho bạn đọc. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có kế hoạch kinh doanh phù hợp và thành công. Chúc bạn may mắn!