Khởi nghiệp là chủ đề được rất nhiều bạn trẻ bàn luận, lên kế hoạch hiện nay. Hiểu nôm na là thực hiện việc kinh doanh riêng và tự mình vận hành. Để giúp bạn nắm bắt tốt về chủ đề này, POS365 sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn trong nội dung sau đây.
I. Khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp tiếng anh là Startup theo Wikipedia:
Là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp. Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Khởi nghiệp là gì?
Nhiều startups bắt đầu từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình và bạn bè. Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding). Tuy nhiên, phần lớn các startup đều phải gọn vốn từ các Nhà đầu tư thiên thần (angel investors) và Quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital). Công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu của sản phẩm từ một startup. Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì startup cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng.
II. Tại sao nên khởi nghiệp?
Khởi nghiệp đó chính là tự mình làm tất cả mọi thứ cho bản thân mình, cho sở thích, cho đam mê của chính mình. Những lợi ích khi khởi nghiệp bao gồm:
-
Thực hiện được ước mơ: Không có gì tuyệt vời hơn là tự bắt tay vào thực hiện những điều mình mong muốn.
-
Tự chủ thời gian: Thay vì luôn phải đến đúng giờ làm như đi làm thuê, giờ đây bạn có thể hoạt động theo toàn bộ thời gian của mình.
-
Thêm được những mối quan hệ mới
-
Tự chủ tài chính: Mọi hoạt động của bạn đều phải tính toán chi tiêu, nguồn lợi nhuận phụ thuộc vào việc kinh doanh tổng thể của công ty
III. Cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp thành công?
Khởi nghiệp như thế nào? Đây là câu hỏi không dễ để trả lời một chút nào. Cho dù bạn có ý tưởng, các bước thực hiện luôn phải chuẩn bị kỹ càng ngay từ việc:
3.1. Xác định mục tiêu
Đầu tiên bạn xác định được mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng đến. Ví dụ các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, vị trí của thương hiệu trên thị trường trị doanh nghiệp, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định mục tiêu
3.2. Chuẩn bị kiến thức nền tảng và chuyên môn
Khi kinh doanh, để thực hiện ý tưởng, bạn cần phải có nền tảng chuyên môn tốt. Từ việc đo lường rủi ro, phân tích khách hàng, phân tích thị trường, lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh, quản lý nhân sự, nghiên cứu sản phẩm/ dịch vụ,.... Tất cả mọi thứ không phải ngày 1 ngày 2 là có thể làm được. Đây là cả một quá trình đúc kết kinh nghiệm, chính vì thế khởi nghiệp không phạm trù mỗi ý tưởng, mà còn là sự chuẩn bị, thực hiện, sửa sai trong toàn bộ quá trình vận hành.
Chuẩn bị kiến thức nền tảng và chuyên môn
3.3. Nghiên cứu lợi thế và khó khăn có thể gặp phải
Việc kinh doanh chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Một nhà quản lý xuất sắc sẽ có thể nhìn thấy trước những rủi ro và đưa ra những giải pháp phù hợp để khắc phục ngay lập tức. Hãy luôn có cái nhìn tổng quan về thị trường, nghiên cứu đối thủ, chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp.
3.4. Tìm hiểu các ý tưởng phù hợp
Khởi nghiệp là việc biến ước mơ, đam mê thành hiện thực. Thế nên việc có ý tưởng là hoàn toàn xảy ra, thế nhưng đôi khi ý tưởng hay không bằng một ý tưởng đúng. Bạn cần tìm hiểu những vấn đề và tìm ra những giải pháp phù hợp để giải quyết. Từ đó sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp mới có thể hoàn thành đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tìm hiểu các ý tưởng phù hợp
3.5. Xây dựng bản kế hoạch chi tiết
Bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp bạn đi qua từng giai đoạn của quá trình kinh doanh của mình. Luôn xây dựng những mục tiêu ngắn hạn, phương pháp thực hiện và thời gian hoàn thành mục tiêu.
Xây dựng bản kế hoạch chi tiết
3.6. Chuẩn bị nguồn vốn
Vốn chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện từng giai đoạn của việc thành lập, xây dựng và đưa vào hoạt động kinh doanh của công ty bạn. Bạn có thể tự mình chuẩn bị vốn hoặc điều động, huy động vốn từ các doanh nghiệp, quy đầu tư như các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) đến các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capitals).
Chuẩn bị nguồn vốn
3.7. Xây dựng đội ngũ nhân sự
Sau khi đã hoàn thành kế hoạch và đã được đánh giá là khả thi, bước tiếp theo là bạn tìm những cộng sự, những người sẵn sàng cùng bạn thực hiện các ý tưởng. Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân, hãy tìm những cá nhân xuất sắc có thể giúp bạn vận hành và quảng bá thương hiệu hiệu quả. Từ đó cùng nhau xây dựng một công ty ngày càng phát triển.
Xây dựng đội ngũ nhân sự
3.8. Xây dựng và cơ cấu bộ máy hoạt động doanh nghiệp và nhân sự
Sau khi hoàn thành ý tưởng, xây dựng kế hoạch, nhân sự nguồn vốn,... bạn cần quyết định loại hình doanh nghiệp.
Xây dựng và cơ cấu bộ máy hoạt động doanh nghiệp và nhân sự
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, hiện nay có các loại hình sau:
-
Công ty TNHH 1 thành viên
-
Công ty TNHH 2 thành viên
-
Công ty Cổ phần
-
Công ty Hợp danh
-
Doanh nghiệp tư nhân
Tùy vào nguồn vốn quy mô mà bạn cần lựa chọn doanh nghiệp phù hợp. Thế nhưng hãy tìm hiểu trước khi xác định và đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.
3.9. Xác định ngân sách hoạt động
Để công ty hoạt động tốt, bạn cần xây dựng bảng ngân sách hoạt động của công ty. Cụ thể như các khoản phí cho sản xuất, marketing, trả lương, mua sắm trang thiết bị,... Quan trọng là không được lãng phí và có ngân sách dự trù cho mọi tình huống phát sinh.
Xác định ngân sách hoạt động
3.10. Kế hoạch tiếp thị và mở rộng quy mô kinh doanh
Tiếp thị chính là hoạt động giúp đẩy mạnh hình ảnh thương hiệu và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Kế hoạch của bạn có thể được thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu thị trường.
Kế hoạch tiếp thị và mở rộng quy mô kinh doanh
3.11. Luôn sẵn sàng giải quyết rủi ro gặp phải
Khởi nghiệp sẽ không thể nào tránh khỏi các rủi ro và sai lầm, thế nên bạn phải luôn trong tư thế sẵn sàng đối mặt. Luôn luôn chuẩn bị kế hoạch B, C, D,... Nếu không phòng tránh được 100% thì cũng giảm bớt các thiệt hại về doanh thu đáng kể.
Luôn sẵn sàng giải quyết rủi ro gặp phải
3.12. Đo lường và đánh giá kết quả
Cuối cùng, sau khi đã thực hiện trong khoảng thời gian đầu, bạn hãy luôn đo lường, đánh giá mức độ hoàn thành của từng mục tiêu cụ thể. Tiếp đến ghi nhận đánh giá của từng khách hàng, tiếp đến lắng nghe nhân viên. Cuối cùng mới đưa sản phẩm chính thức vào thị trường.
Đo lường và đánh giá kết quả
IV. Nên khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề gì?
Để giúp bạn có thêm ý tưởng khởi nghiệp. Sau đây là những ý tưởng kinh doanh giúp bạn thực hiện việc này đơn giản hơn.
4.1. Khởi nghiệp kinh doanh bán đồ ăn vặt
Kinh doanh đồ ăn vặt Online đang là xu hướng mới được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Mô hình này đem lại thu nhập cao và nhanh chóng cho những người đam mê ẩm thực và muốn thử sức mình.
Kinh doanh bán đồ ăn vặt
4.2. Kinh doanh đồ Handmade
Bán đồ Handmade cũng là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Thế nhưng mặt hàng này cần được xác định chân dung khách hàng tiềm năng. Nếu không, sản phẩm của bạn rất khó để phân phối và tiếp cận người sử dụng.
Kinh doanh đồ Handmade
4.3. Kinh doanh bán đồ Second Hand
Kinh doanh đồ Secondhand được nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn. Đây là mặt hàng khá thú hút người tiêu dùng, chúng đáp ứng sự độc đáo, hiếm có và giá cả khá rẻ trong thị trường hiện nay.
Kinh doanh bán đồ Second Hand
4.4. Khởi nghiệp bằng nghề chụp ảnh đồ ăn
Nghề chụp ảnh đồ ăn hay được gọi là Khiêu thực. Đây là nghề gia tăng giá trị cảm xúc, thèm ăn và khoái cảm khi ngắm nhìn các món ăn đẹp mắt. Đây là nghề khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng thu nhập cực kỳ hấp dẫn.
Nghề chụp ảnh đồ ăn
4.5. Khởi nghiệp bằng nghề Make up
Nghề Make up khá phổ biến trong ngành công nghiệp làm đẹp. Hầu hết những ai trong nghề đều hoạt động tự do. Bạn sẽ chủ động được thời gian làm việc của mình, có thêm những mối quan hệ mới. Bên cạnh đó có thể kết hợp với việc bán mỹ phẩm.
Nghề Make up
4.6. Khởi nghiệp kinh doanh thời trang
Kinh doanh thời trang là mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thời đại, thế nên đây là mô hình khởi nghiệp cực kỳ an toàn và dễ dàng thu lợi nhuận. Việc bạn cần làm đó là xác định đối tượng khách hàng tiềm năng, mặt hàng kinh doanh, xây dựng thương hiệu,...
Kinh doanh thời trang
4.7. Kinh doanh nhà hàng
Mở nhà hàng là một ý tưởng cũng được nhiều người ưa thích. Nhu cầu ăn uống, trải nghiệm ẩm thực của đại đa số người dân hiện nay đang tăng cao. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị vốn, nhập nguyên liệu, đầu tư cơ sở vật chất, nghiên cứu menu,...
Kinh doanh nhà hàng
4.8. Khởi nghiệp bằng nghề cắt tóc
Nghề cắt tóc sẽ cần bạn đầu tư thời gian để học hỏi, nâng cao tay nghề. Khi đáp ứng được trình độ, giá cả, thu nhập của bạn sẽ phụ thuộc vào điều đó. Đây là loại hình dịch vụ làm đẹp, thế nên khách hàng sẽ yêu cầu cao về tính thẩm mỹ.
Khởi nghiệp bằng nghề cắt tóc
4.9. Kinh doanh quán cafe
Tương tự như nhà hàng, mở quán cafe cũng được nhiều người quan tâm. Có thể nhận thấy quán cà phê đang ngày càng phát triển và chen chân vào trong từng ngõ ngách Việt Nam hiện nay. Chính vì thế bạn cần làm nổi bật từ không gian cho đến đồ uống của quán.
Kinh doanh quán cafe
Tổng kết
Trên đây là các thông tin liên quan đến chủ đề khởi nghiệp mà chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc. Nếu như bạn đang muốn bắt đầu tự kinh doanh hay mở công ty thì bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ và luôn sát sao trong từng quá trình. Chúc các bạn thành công!