Vấn đề đau đầu đối với bất kỳ chủ nhà hàng nào là làm sao để theo dõi hàng tồn kho một cách hiệu quả. Phần mềm POS365 giúp bạn quản lý tốt hơn những gì có trong kho hàng bất cứ lúc nào.
Quản lý hàng tồn kho so với Quản lý kho hàng
Sự khác biệt giữa quản lý hàng tồn kho và quản lý kho hàng là gì? Mặc dù hai thuật ngữ này đọc qua thì có vẻ giống nhau, nhưng có sự khác biệt chính khi quản lý.
Quản lý hàng tồn kho chỉ tập trung vào các mặt hàng thực tế đang được giữ trong nhà kho. Là một phần trong chuỗi cung ứng của bạn, quản lý hàng tồn kho bao gồm các khía cạnh như kiểm soát và giám sát việc mua hàng - từ nhà cung cấp cũng như khách hàng - duy trì việc lưu kho, kiểm soát số lượng sản phẩm cần bán và thực hiện đơn đặt hàng.
Quản lý hàng tồn kho bằng phần mềm POS365 và máy quét mã vạch
Ngược lại, quản lý kho hàng quan tâm nhiều hơn đến “hành trình” của các mặt hàng riêng lẻ khi chúng đi qua kho từ khi nhận hàng đến khi giao hàng.
Hướng dẫn quản lý hàng tồn kho bằng phần mềm POS365
Công nghệ phát triển cho phép các chủ nhà hàng có thể quản lý công việc kinh doanh của mình một cách nhanh chóng hơn.
Lợi ích mà phần mềm quản lý bán hàngchuyên nghiệp POS365 mang lại thông qua việc quản lý kho:
-
Nó cho phép bạn theo dõi thông tin chi tiết về từng sản phẩm như số lượng bán, ngày bán và giá cả.
-
Nó tự động theo dõi và kiểm soát hàng hóa tồn kho thông qua quy trình quét, thay vì thực hiện bằng phương pháp thủ công để giúp cho việc kiểm kê trở nên nhanh chóng và chính xác nhất.
Việc phân tích lượng hàng hóa tồn kho là tiền đề giúp bạn quản lý ngân sách tiết kiệm, hiệu quả.
Về quy trình quản lý kho, POS365 hướng dẫn bạn các bước sau:
1.Trao quyền cho nhân viên
Để quản lý kho được chính xác và dễ dàng. Bạn cần phải trao quyền cho nhân viên thu ngân và các bộ phận khác những quyền hành khi sử dụng phần mềm.
Đặc biệt, khi có nhiều những chi nhánh khác nhau. Các giao dịch chuyển hàng hóa từ các kho có thể gây khó khăn nếu không được ghi chép cẩn thận.
Trao quyền cho nhân viên có tác dụng lớn khi quản lý kho hàng, giúp bạn biết được nhân viên nào thực hiện chuyển hàng hóa. Từ đó dễ dàng nắm bắt được tình hình cũng như xử lý các giao dịch một cách chính xác.
Xem thêm: Hướng dẫn phân quyền cho nhân viên
2.Hàng tồn kho tự động trừ khi giao dịch hoàn thành
Nhờ vào tính năng đồng bộ hóa của phần mềm quản lý chuyên nghiệp POS365. Hệ thống sẽ tự động trừ hàng hóa, nguyên liệu trong kho khi giao dịch mua bán được hoàn thành. Nó giúp cho các chủ nhà hàng dễ dàng theo dõi, không cần phải làm các phép tính cộng trừ thủ công. Từ đó giảm thất thoát, tăng tính chính xác trong việc quản lý.
3.Báo cáo tồn kho khi sắp hết hạn
Tính năng theo dõi hàng tồn kho, báo cáo khi sắp hết hạn rất thích hợp cho những quán kinh doanh bán lẻ, tiệm tạp hóa,.... Điều này giúp bạn biết được khi nào mình cần nhập hàng. Các cảnh báo được thông báo ngay trên các thiết bị điện thoại, bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ điều gì khi sử dụng POS365.
Xem thêm: Cách xem cảnh báo hết hạn sử dụng
4.Theo dõi từng mặt hàng
Khi bạn có quá nhiều hàng hóa, việc sử dụng các công cụ quản lý bằng excel, giấy tờ thủ công,.... khiến cho việc tìm kiếm vô cùng khó khăn. Hàng ngày, bạn sẽ phải nhập dữ liệu thủ công. Bằng cách sử dụng phần mềm POS365, việc theo dõi chỉ bằng vài giây nhờ vào đồng bộ dữ liệu. Hoạt động nhập hàng khi bổ sung vào phần mềm sẽ tự động cộng thêm vào hàng tồn kho. Hoặc khi bán đi sẽ tự động trừ hàng trong kho ngay lập tức.
Xem thêm : Hướng dẫn quản lý hàng hóa
5.Theo dõi hàng tồn kho từ xa
Một điều tuyệt vời nữa khi bạn sở hữu POS365 chính là khả năng sử dụng từ xa. Đây là một bước tiến hiện đại, tăng tốc quá trình quản lý và hiện đại hóa trong xã hội ngày nay. POS365 sử dụng được trên các thiết bị di động thông minh. Chủ cửa hàng dễ dàng theo dõi hàng hóa tồn kho và các thông báo được chuyển đến điện thoại. Giúp cho việc nắm bắt thông tin được diễn ra mọi lúc, mọi nơi.
Hướng dẫn quản lý hàng tồn kho và những điều mà bạn nhận được khi sử dụng phần mềm POS365. Đây là giải pháp tuyệt vời, giải quyết được khó khăn về hàng hóa tồn kho của bạn. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng biết được khi nào cần nhập mặt hàng nào, khi nào thì cần thực hiện các kế hoạch để tiêu thụ hàng hóa còn ế trong kho.