Kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng và các quán ăn là các hoạt động phổ biến của rất đông các chủ thể kinh doanh. Nhưng nếu muốn đưa cơ sở kinh doanh của mình có thể đi vào hoạt động hợp pháp là điều không phải ai cũng có thể nắm rõ. Trong trường hợp bạn chưa hiểu rõ về các thủ tục mở quán ăn thì bài viết này chính là dành cho bạn.
I. Mở quán ăn có cần đăng ký kinh doanh hay không?
Có, nếu muốn hoàn thành thủ tục mở quán ăn nhất định bạn phải đăng ký kinh doanh. Điều này được lý giải như sau, theo Điều 79 của nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hộ gia định sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Do đó ngoài các trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ hoặc thu nhập thấp thì sẽ không cần đăng ký kinh doanh còn các ngành, nghề có điều kiện và các hình thức khác thì đều phải đăng ký kinh doanh.
Mở quán ăn có cần đăng ký kinh doanh hay không?
Mở quán ăn được hiểu là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm năm 2010. Nó được quy định như sau:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
II. Mở quán ăn cần những thủ tục gì?
Thủ tục mở quán ăn cơ bao sẽ bao gồm những giấy tờ sau: giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm và một số giấy phép khác. POS365 sẽ giải thích chi tiết ở phần dưới đây:
2.1 Đăng ký hộ kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh là một trong những thủ tục đăng ký mở quán ăn kinh doanh bắt buộc cần có. Việc đăng ký hộ kinh doanh cũng giúp cho doanh nghiệp có được các giấy tờ, pháp lý cần thiết để thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách chính đáng và tránh các rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động. Quy trình đăng ký hộ kinh doanh có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia hoặc khu vực.
Giấy đăng ký hộ kinh doanh
2.1.1 Hồ sơ
Trước tiên bạn cần đăng ký, bạn cần xác định rằng mình muốn kinh doanh hộ cá thể hay doanh nghiệp bởi hồ sơ đăng ký của 2 hình thức này sẽ có chút khác nhau. Một hồ sơ đăng ký mở nhà hàng kinh doanh cơ bản sẽ bao gồm:
-
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
-
Bản sao CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu của các cá nhân sẽ tham gia vào hộ kinh doanh.
-
Biên bản họp về quá trình thành lập hộ kinh doanh (Bản sao có công chứng)
2.1.2 Quy trình nộp
Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình cần gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, thành phố, nơi đặt địa điểm kinh doanh. Kèm theo giấy đề nghị cần phải có các văn bản trên theo quy định của nhà nước. Khi đã tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc thành phố sẽ trao giấy biên nhận.
Quy trình nộp Giấy đăng ký hộ kinh doanh
2.1.3 Thời hạn giải quyết hồ sơ
Sau khi đã nhận được giấy biên nhận đăng ký hộ kinh doanh, bạn sẽ mất 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ nếu có đầy đủ các điều kiện sau:
-
Ngành nghề kinh doanh không nằm trong danh mục ngành nghề bị cấm.
-
Tên hộ kinh doanh muốn đăng ký phù hợp với quy định tại điều 73 nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
-
Nộp lệ phí đăng ký theo quy định: 100.000 đồng/lần.
Nếu sau 3 ngày hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa và bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh để hoàn thành thủ tục mở nhà hàng ăn uống.
2.1.4. Một số lưu ý khi đăng ký kinh doanh cá thể
Bạn cần tham khảo một số vấn đề sau đây trước khi quyết định thành lập hộ kinh doanh cá thể để đăng ký kinh doanh quán ăn, cụ thể như sau:
-
Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ.
-
Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm
-
Sử dụng không trên mười lao động
-
Không có con dấu pháp nhân
-
Chịu trách nhiệm tất cả tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh
-
Thành viên tham gia thành lập hộ kinh doanh bắt buộc phải là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi và có năng lực pháp luật và đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn nhanh ít vốn, lợi nhuận cao
2.2 Đăng ký cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là một giấy tờ không thể thiếu trong thủ tục mở quán ăn, đây là giấy chứng nhận của cơ quan chức năng cấp cho các doanh nghiệp, cửa hàng, quầy bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, trung tâm ẩm thực, nhà máy chế biến thực phẩm và các đơn vị liên quan khác sau khi kiểm tra, đánh giá và đảm bảo rằng cơ sở đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đăng ký cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Giấy phép này cho phép cơ sở kinh doanh thực phẩm được hoạt động phù hợp với các quy định, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Việc có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cũng giúp tăng độ tin cậy cho khách hàng và góp phần xây dựng uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp.
2.2.1 Hồ sơ
Để có thể hoàn thành giấy phép an toàn thực phẩm bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm:
-
Đơn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
-
Bản thuyết minh cơ sở vật chất và trang thiết bị của cơ sở kinh doanh
-
Giấy chứng nhận đã đăng ký kinh doanh có ngành nghề đăng ký kinh doanh
-
Danh sách chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất kinh doanh được cấp giấy xác nhận kiến thức và kinh doanh có đủ điều kiện sức khỏe.
2.2.2 Cơ quan nào có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ hộ kinh doanh tiến hành nộp hồ sơ tại Chi cục an toàn thực phẩm và ban an toàn thực phẩm tỉnh thành phố trực thuộc trung ương hoặc có thể đến phòng ý tế quận huyện nơi mở quán ăn.
>> Xem thêm: 9 kinh nghiệm đắt giá khi thuê mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội
2.2.3 Quy trình nộp
Khi đã hoàn thành hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ hộ kinh doanh sẽ được thẩm xét hồ sơ sau đó đến quá trình thẩm định cơ sở và cấp giấy chứng nhận.
Quy trình nộp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Trong vòng 25 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước sẽ có quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Nếu bị từ chối, cơ quan này sẽ phải trả lời và nêu rõ lý do.
>> Xem thêm: Muốn mở quán ăn cần những gì để kinh doanh hiệu quả nhất
2.3 Một số giấy phép khác
Để nhà hàng của bạn có thể tập trung phát triển bền vững thì chủ nhà sẽ cần phải chuẩn bị các giấy phép kinh doanh khác để hoàn thành thủ tục mở quán ăn, bao gồm:
-
Chứng minh rằng nhà hàng đã có đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy bằng văn bản
-
Giấy chứng nhận đã đăng ký thương hiệu độc quyền
-
Giấy phép được bán lẻ rượu trong nhà hàng (nếu có)
-
Giấy phép được bán lẻ thuốc lá trong nhà hàng (nếu có)
-
Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường nếu diện tích nhà hàng có quy mô >200m2
>> Xem thêm: Bí quyết quản lý quán ăn nhỏ hiệu quả cho người mới bắt đầu
Trên đây là những kiến thức về thủ tục mở quán ăn, hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn đang muốn bắt tay vào kinh doanh nhà hàng, quán ăn.