Câu chuyện kinh doanh

Kinh doanh là một trong những ngành giúp chủ đầu tư có thể thu về nguồn lợi nhuận lớn. Đó cũng là lý do nhiều người chọn học cách kinh doanh, đầu tư. Với những người mới bắt đầu, chưa có kiến thức, kinh nghiệm không biết bắt đầu từ đâu. Thấu hiểu được điều đó nên trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc cách kinh doanh hiệu quả.

Học cách kinh doanh hiệu quả cho người mới bắt đầu

 1. Xác định ý tưởng kinh doanh 

Để học cách kinh doanh thì bạn cần phải xác định ý tưởng kinh doanh. Ý tưởng độc đáo, có tiềm năng bởi không phải bất kỳ lĩnh vực nào cũng mang tới thành công. Kinh doanh không phải là sở thích hay sở trường. Bạn không nên nhầm lẫn bởi điều này có thể khiến bạn khởi nghiệp thất bại. 

Điều bạn thích chưa chắc bạn đã làm giỏi. Có thể những thứ không làm bạn hứng thú nhưng khi thực hiện lại rất hiệu quả. Nếu gặp khó khăn trong việc xác định ý tưởng thì bạn có thể lựa chọn ý tưởng mà mình có khả năng đầu tư, cạnh tranh trên thị trường.  

Tìm hiểu thêm: Cách kinh doanh hiệu quả phù hợp mọi mô hình cho người mới

2. Xác định rõ mục tiêu

Nếu muốn học cách đầu tư kinh doanh thì đầu tiên bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng. Vạch ra mục tiêu ngắn hạn, dài hạn tuỳ vào từng giai đoạn. Từ đó bạn mới có lộ trình công việc, giảm thiểu những rủi ro, vượt qua khó khăn và có thể động lực để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Vạch mục tiêu càng cụ thể, chi tiết thì tính khả thi càng cao và khả năng thành công sẽ rất lớn.

Xác định rõ mục tiêu

Khi học kinh doanh cần xác định rõ mục tiêu

3. Lập kế hoạch kinh doanh

Để việc tự học hiệu quả thì bạn cần lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và đầy đủ. Bản kế hoạch này giúp bạn thực hiện các mục tiêu, mục đích kinh doanh dễ dàng, hiệu quả. Bản kế hoạch càng chi tiết thì việc chuẩn bị, số vốn bao nhiêu, nguồn lực, khả năng tìm kiếm nhà đầu tư, các yếu tố khác,… giúp việc thực hiện dễ dàng, đi đúng hướng và tránh sai sót. 

Các bước lập kế hoạch bạn có thể tham khảo đó là:

  • Lên ý tưởng kinh doanh

  • Đặt ra mục tiêu đạt được

  • Nghiên cứu, phân tích thị trường. 

  • Lập bản đồ SWOT để nắm bắt điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức.

  • Xác định mô hình kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh

  • Lập kế hoạch marketing

  • Lập kế hoạch quản lý nhân sự

  • Lập kế hoạch quản lý tài chính

  • Kế hoạch thực hiện

  • Đánh giá hiệu quả. 

4. Xây dựng nguồn lực - học cách đầu tư kinh doanh 

Để doanh nghiệp tiến vào thị trường thì điều bạn cần chuẩn bị đó chính là vốn đầu tư, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất. Dù có kiến thức, kinh nghiệm nhưng thiếu vốn, nguồn nhân lực thì bạn không thể nào phát triển. Bên cạnh vốn thì yếu tố nguồn nhân lực khai thác, phát triển thị trường rất quan trọng. Những người cộng sự có kinh nghiệm, chuyên môn, tận tâm với công việc sẽ giúp bạn kinh doanh hiệu quả. 

5. Thực hiện nghiên cứu thị trường 

Dù bạn chọn loại hình kinh doanh nào thì bạn cũng cần phải có bước nghiên cứu thị trường. Hãy học cách kinh doanh bằng cách nghiên cứu tính khả thi của doanh nghiệp bằng cách thực hiện các bài kiểm tra. Ví dụ chiến thuật bên dưới đây có thể giúp bạn tìm ra cách tính toán nhu cầu thị trường trước khi khởi động mọi hoạt động kinh doanh:

học cách kinh doanh buôn bán

Tiến hành nghiên cứu thị trường

  • Tạo cửa hàng để nhận đơn đặt hàng trước;

  • Khởi động chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng

  • Tạo bản dùng thử của sản phẩm, dịch vụ để bán.

Bạn có thể bán các sản phẩm/dịch vụ ra với khách hàng càng nhanh chóng càng tốt để nhận phản hồi của khách hàng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng rất quan trọng. Nó giúp bạn biết ưu và nhược điểm của đối thủ. Bạn có thể học hỏi, tiếp thu điểm mạnh của đối thủ và hạn chế không mắc phải những hạn chế họ đang mắc phải. 

Tìm hiểu thêm: Nghiên cứu thị trường là gì? Mục đích của nghiên cứu thị trường

6. Phát triển sản phẩm, dịch vụ

Khi đã lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng nguồn lực, nghiên cứu thị trường thì bạn cần tiến hành nghiên cứu sâu về sản phẩm/dịch vụ định kinh doanh. Bạn có thể tham khảo 2 cách tiếp cận sản phẩm/dịch vụ đó là:

  • Tạo ra sản phẩm của riêng mình: để làm được điều này bạn cần có số vốn lớn để tham gia vào tất cả các khâu từ sản xuất hoặc hợp tác với bên thứ ba để cho ra sản phẩm riêng. 

  • Quản lý sản phẩm: chọn hình thức kinh doanh dự trữ sản phẩm trong cửa hàng mà không phải tạo ra hàng hoá mới. Dropshipping chính là sự lựa chọn của không ít chủ kinh doanh bởi bạn sẽ không phải quản lý hàng tồn kho hay khâu vận chuyển tới tay người mua hàng. 

7. Lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp 

Còn phụ thuộc số vốn hiện có, nhu cầu và định hướng phát triển để bạn lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp đó là kinh doanh online, offline hoặc kết hợp cả hai hình thức. Để xác định mô hình kinh doanh thì bạn cần dựa vào các yếu tố đó là:

học cách đầu tư kinh doanh

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

  • Số vốn ban đầu: vốn lớn bạn có thể lựa chọn nhiều mô hình kinh doanh.

  • Xác định tiềm năng và độ lớn của thị trường: thị trường có bao nhiêu khách hàng, doanh nghiệp có khả năng phục vụ tối đa bao nhiêu. Bạn có thể chọn nhiều phân khúc hay đánh vào thị trường ngách. Điều mà bạn cần làm là xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, tiềm năng, thị hiếu của khách hàng. 

  • Đối thủ cạnh tranh: nắm bắt điểm mạnh, yếu của đối thủ và từ đó tập trung bán các sản phẩm/dịch vụ đối thủ chưa làm, không có nhưng thị trường lại cần nó. 

  • Kênh phân phối: lựa chọn mô hình dễ dàng phân phối đa kênh. 

8. Biết cách quản lý tài chính  

Học cách kinh doanh làm giàu cần biết cách quản lý tài chính. Nguồn thu nhập luôn có sự biến động chính vì thế bạn cần nắm bắt cách quản lý tài chính, duy trì dòng tiền một cách ổn định. Nếu chưa có kinh nghiệm bạn hãy tham gia khoá học quản lý tài chính hoặc tham khảo thông tin từ các nền tảng mạng xã hội, google. 

9. Hoàn thành các thủ tục pháp lý 

Khi thành lập công ty thì bạn cần tìm hiểu về luật pháp. Bạn cần chuẩn bị những loại giấy phép gì, quy định của nhà nước để hoạt động hợp pháp, tuân thủ mọi quy định của pháp luật. Có rất nhiều thông tin mà bạn cần nắm bắt nên hãy tham khảo ý kiến của luật sư để nhận được những lời khuyên đúng đắn trước khi thực hiện kinh doanh. 

Hoàn thiện thủ tục pháp lý

Hoàn thiện thủ tục pháp lý

10. Xây dựng mối quan hệ 

Một trong những cách kinh doanh hiệu quả đó là gây dựng mối quan hệ. Khả năng giao tiếp tốt giúp bạn làm việc với đối tác, khách hàng, cộng sự dễ dàng hơn. Khi tiếp xúc với những người này bạn không chỉ học hỏi được nhiều kiến thức mới mẻ mà có cả những bí quyết kinh doanh. Đây là thông tin rất hữu ích giúp bạn kinh doanh đúng hướng và đến gần hơn với thành công. 

11. Học cách kinh doanh - Phát triển thương hiệu 

Một công việc cũng rất quan trọng khi kinh doanh đó chính là phát triển thương hiệu. Bạn cần có lộ trình phát triển thương hiệu. Trong bản kế hoạch phát triển thương hiệu phải có lộ trình, vị thế của thương hiệu ở thời điểm hiện tại. Từ đó tạo ra các chiến dịch marketing đẩy mạnh hình ảnh, gia tăng độ phủ sóng thương hiệu tới khách hàng. 

Phát triển thương hiệu

Phát triển thương hiệu 

12. Quyết đoán với mọi quyết định 

Kinh doanh không phải lúc nào cũng mượt mà và có những thời điểm bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề, đôi khi là những cơ hội. Lúc đó bạn không thể trốn tránh nó mà cần phải đưa ra quyết định một cách quyết đoán. Tính quyết đoán giúp bạn chớp cơ hội nhanh chóng và không tiếc nuối nếu bỏ lỡ nó. 

13. Duy trì động lực - Học cách làm kinh doanh 

Học cách kinh doanh bạn cần học cách duy trì động lực. Thời gian đầu sẽ trải qua không ít khó khăn, thách thức và điều đó dễ khiến bạn cảm thấy nản lòng. Để vượt qua phải tự tìm động lực cho bản thân. Một số cách duy trì động lực đó là:

  • Suy nghĩ những điều tích cực;

  • Theo sát mục tiêu đã đặt ra;

  • Học hỏi cách những người khác vượt qua áp lực;

  • Tự thưởng cho bản thân nếu hoàn thành công việc tốt.

14. Lường trước rủi ro và đối mặt với nó 

Mọi ngành nghề kinh doanh luôn phải đối mặt với rủi ro và thách thức. Bạn cần đặt ra những rủi ro có thể gặp phải và đưa ra nhiều cách để giải quyết. Không sợ rủi ro, phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để đương đầu với nó. Chuẩn bị những cách giải quyết để khi thực sự đối mặt với rủi ro bạn sẽ không rơi vào thế bị động. 

Học cách kinh doanh

Lường trước rủi ro và đưa ra hướng giải quyết

15. Chấp nhận thất bại để thành công

Kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ, mượt mà. Có những lúc bạn phải chấp nhận thất bại. Không có ai thành công từ lần đầu tiên kinh doanh. Học cách kinh doanh là khi thất bại bạn sẽ có nhiều bài học quý giá để tạo bước đệm đến với thành công. Điều rất quan trọng đó là sau thất bại bạn phải vượt qua, đứng dậy bằng đôi chân của mình và không đổ lỗi cho con người, sự việc xung quanh

16. Trau dồi kiến thức về kinh doanh 

Làm kinh doanh luôn phải trau dồi kiến thức mỗi ngày. Nếu không có kiến thức bạn sẽ chẳng thể làm được bất kỳ công việc nào, kể cả kinh doanh. Có rất nhiều cách để trau dồi kiến thức từ việc tham gia khóa học, đọc tài liệu trên sách vở/ trang thông tin, tới việc trò chuyện với những người có kinh nghiệm kinh doanh,… 

Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc học cách kinh doanh hiệu quả. Nếu có ý định kinh doanh thì đừng bỏ lỡ bài viết này. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Hy vọng thông tin này hữu ích đối với bạn.