Thế hệ Z nổi lên như một nhóm dân số ngày càng được chú ý. Đây là thế hệ trẻ tiếp cận đầu tiên đến ảnh hưởng kỹ thuật số, công nghệ, mạng xã hội, hệ thống di động,....Bối cảnh này tạo ra thế hệ siêu nhận thức về các trải nghiệm ảo và trực tuyến.
Vậy Gen Z là gì? So sánh với Gen X, Gen Y và Gen Alpha? Những nghiên cứu, đặc điểm của thế hệ Z liên quan tiếp thị là gì? Insight đối với thế hệ này ra sao? Hãy cùng trả lời tất cả những câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!
I. Gen Z là gì?
Gen Z là viết tắt của thế hệ Z (có tên tiếng Anh là Generation Z), đôi khi được gọi là iGen, Centennials. Đây là nhóm người được sinh ra từ năm 1995 đến 2012 (1997 - 2012). Hầu hết các thế hệ Z đều là con thuộc thế hệ X và là thế hệ trẻ tuổi đầu tiên được tiếp xúc với internet, mạng xã hội hay hệ thống di động.
Các Zers hiện nay là thanh thiếu niên và những thành viên lớn tuổi nhất của nhóm này đang học đại học hoặc mới tốt nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, đây là chìa khóa trong tiếp thị. Và bất kể thị trường ngách của bạn là gì, thế hệ Z đại điện cho một cơ hội lớn giúp phát triển kinh doanh bền vững.
Đặc điểm của thế hệ Z
II. So sánh Gen Z với Gen X, Gen Y và Gen Alpha
Ngoài thế hệ Z thì những thế hệ Gen Y, Gen X và Gen Alpha cũng là những vấn đề được mọi người quan tâm. Vậy, hãy tìm hiểu về những đặc điểm khác nhau của những thuật ngữ này.
Gen X (Generation X)
- Năm sinh: 1965 - 1979/80
- Tuổi: 41 - 56
- Phương tiện truyền thông sử dụng: Người tiêu dùng thuộc nhóm tuổi Gen X thường sử dụng các phương tiện truyền thống như truyền hình TV, đài phát thanh, báo chí, tạp chí. Thế hệ X hiện nay cũng đã bắt đầu áp dụng nhiều công nghệ hơn để liên lạc với các thành viên gia đình, bạn bè.
- Thói quen chi tiêu: Ở thế hệ này đã bắt đầu nghiên cứu, quản lý tài chính trực tuyến. Tuy nhiên, họ vẫn thích thực hiện các giao dịch trực tiếp và có khả năng cao trung thành với thương hiệu.
Thế hệ gen X thích giao dịch trực tiếp và trung thành với thương hiệu
Gen Y (Millennials)
- Năm sinh: 1981 - 1994/6
- Tuổi: 25 - 40
- Phương tiện truyền thông sử dụng: 95% vẫn xem TV, trên Netflix. Thế hệ Y khá thoải mái khi sử dụng các thiết bị di động, có khoảng 32% sẽ mua hàng bằng máy tính. Họ cũng có sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội.
- Thói quen chi tiêu: Millennials ít có khả năng trung thành thương hiệu hơn các thế hệ trước. Họ có thói quen mua sắm những sản phẩm và tính năng trước, ít kiên nhẫn với dịch vụ kém hiệu quả. Vì vậy, thế hệ gen Y thường đặt niềm tin vào những thương hiệu có tuổi đời lâu dài, lịch sử sản phẩm cao cấp như Apple hay Google. Họ cũng sử dụng các công cụ kỹ thuật số để thực hiện giao dịch.
Gen Y (Millennials) thích các thương hiệu cao cấp, uy tín
SO SÁNH GEN Z VÀ GEN Y:
Giống nhau:
Quan điểm chính trị tiến bộ
Sử dụng, hiện diện trên mạng xã hội
Tiếp cận với công nghệ
Tập trung vào tài chính cá nhân
Khác biệt của thế hệ Z so với thế hệ Y:
Thực dụng hơn gen Y
Có tính kinh doanh cao hơn gen Y
Quan tâm đến bảo mật riêng
Có khả năng làm việc đa nhiệm tốt hơn
Gen Z (Generation Z)
- Năm sinh: 1997 - 2012 (hoặc 1995 - 2012)
- Tuổi: 9 - 24
- Phương tiện truyền thông sử dụng: Thế hệ Zers trung bình sử dụng điện thoại di động vào năm 10,3 tuổi. Nhiều người từ nhỏ có thể sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng của cha mẹ. Đây là nhóm người lớn lên trong một thế giới siêu kết nối và điện thoại Smartphone là phương tiện được yêu thích của họ. Trung bình Gen Z sử dụng 3h mỗi ngày trên thiết bị di động của mình.
- Thói quen chi tiêu: Thế hệ Z tiếp cận vào công nghệ và yêu thích thanh toán trực tuyến.
Thế hệ Generation Z thích công nghệ và thanh toán trực tuyến
Gen Alpha (Generation Alpha)
- Năm sinh: 2012 - 2025
- Tuổi: 0 - 9
- Phương tiện truyền thông sử dụng: Gen Alpha thường được nuôi nấng trong nhà với các thiết bị thông minh ở khắp mọi nơi hoặc công nghệ được tích hợp vào các vật dụng hàng ngày. Nhiều em nhỏ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với trợ lý giọng nói hay vuốt trên màn hình điện thoại thông minh.
Sau thế hệ Z sẽ là gen alpha
III. Đặc điểm của Gen Z
Hành vi cốt lõi của gen Z thể hiện ở 4 yếu tố:
-
Gen Zers coi trọng thể hiện cá nhân
-
Tự lập, tự thân vận động
-
Tin tưởng vào đối thoại để giải quyết các xung đột
-
Những quyết định được đưa ra dựa trên phân tích và thực dụng cao
Đây là những lý do mà thế hệ Z còn được gọi với cái tên là “Thế hệ đích thực”.
Với những hành vi như vậy, các Zers có những cái nhìn và tiêu dùng và tác động đối với các thương hiệu. Để tiếp thị đúng insight Gen Z, các bạn cần biết đặc điểm chi tiết hơn về nhóm đối tượng này!
Ưu điểm
- Khả năng sử dụng công nghệ
Trong khi Millennials được coi là “Người tiên phong về kỹ thuật số”, những người chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội. Thì Gen Z lại được sinh ra trong bối cảnh đổi mới công nghệ đỉnh cao, nơi mọi thông tin có thể truy cập ngay lập tức và Social (mạng xã hội) ngày càng phổ biến.
Tại Việt Nam, số lượng các Gen Zers sử dụng nền tảng Tik Tok bùng nổi nhiều trong vài năm trở lại đây. Ngoài ra, thế hệ Z tại Việt Nam dùng nhiều các nền tảng mạng xã hội như facebook, instagram, Tinder,…
Sử dụng công nghệ trong học tập
- Gen Z thực dụng và có đầu óc tài chính
Tư duy tài chính là một trong những điểm cốt lõi của thế hệ Z. Nhiều người thúc đẩy tính tự lập, coi trọng sự ổn định đi kèm với hành vi chi tiêu tiết kiệm, công việc ổn định và đầu tư một cách thông minh.
Chúng ta thậm chí có thể thấy nhiều Zers có thể quản lý, mở cửa hàng và đem lại khoản thu nhập đáng ngưỡng mộ.
- Người tiêu dùng khôn ngoan
Là người tiêu dùng, hành vi nhóm thế hệ gen Z phản ánh giá trị của họ và ảnh hưởng của công nghệ, thế giới kỹ thuật số ngày càng tăng. Họ có thể dựa vào các thành tựu của công nghệ và mạng xã hội rộng lớn để đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt hơn.
Đặc điểm tính thực dụng của họ khiến họ phải xem xét, khám phá và đánh giá các lựa chọn trước khi quyết định mua một sản phẩm. Ngoài ra, họ có khả năng bị ảnh hưởng quyết định bởi những người nổi tiếng.
Chẳng hạn, gen Z thường bị thu hút với những sản phẩm/thương hiệu bền vững và có thể chi trả nhiều tiền hơn cho chúng.
Gen Z thường yêu thích mua sắm online
- Nhận thức thoải mái hơn về giới tính thứ 3
Theo thống kê về nhận thức giới tính, có 35% thế hệ Z có nhận thức thoải mái. Trong khi đó, gen Y khoảng 25%, 16% đối với gen X và số còn lại là im lặng.
- Thế hệ Z đa dạng về sắc tộc
Đây là thế hệ đa dạng nhất về sắc tộc, làm lu mờ tất cả các thế hệ trước đó trong việc nắm bắt sự đa dạng và hòa nhập.
Thế hệ đa dạng sắc tộc
Nhược điểm
Đối với Gen Z cũng có những thách thức, đó là:
-
Khoảng thời gian chú ý ngắn, chỉ khoảng 6-8 giây. Trong khi đó Gen Y có thời gian chú ý lâu hơn (12 giây).
-
Gen Z di chuyển, sử dụng nhiều trong các thiết bị khác nhau. Và họ có thể sử dụng đồng thời nhiều thiết bị thông minh cùng lúc. Chẳng hạn, cùng lúc sử dụng điện thoại, máy tính hay ipad khi làm việc.
-
Thế hệ Z không sợ hãi khi chia sẻ ý kiến của họ. Điều này có thể gây bất lợi nếu dịch vụ/sản phẩm của bạn. Họ có thể đưa ra những phản hồi, chia sẻ trải nghiệm, ý kiến của họ trên mạng xã hội ngay lập tức.
IV. Cách tiếp thị đối với thế hệ Z
Gen Z sớm trở thành thế hệ quan trọng nhất trong tương lai của ngành bán lẻ và dự kiến bùng nổ khổng lồ trong năm 2026. Để có thể nắm bắt được sự phát triển của nhóm thế hệ này, các nhà bán lẻ cần bắt đầu hình thành những mối quan hệ với Zers ngay từ bây giờ.
Đây là những người tiêu dùng đầu tiên trưởng thành hoàn toàn trong kỷ nguyên công nghệ kỹ thuật số. Họ am hiểu công nghệ và sử dụng nhiều trên thiết bị di động, dành nhiều thời gian trực tuyến.
Hãy xem 9 bí quyết hay khi triển khai tiếp thị đối với gen Z:
4.1. Doanh nghiệp cần có mục đích
Các Generation Z có nhận thức sâu sắc về môi trường, chính trị và kinh tế xã hội mà xã hội hiện nay phải đối mặt. Theo nghiên cứu của Liên đoàn bán lẻ Quốc gia và IBM, có khoảng 55% thế hệ Z chọn các thương hiệu có trách nhiệm với xã hội và thân thiện với môi trường.
Vì vậy, để tiếp cận và bán hàng cho thế hệ này, các doanh nghiệp cần có mục đích với các giá trị cốt lõi, tìm cách đóng góp cho xã hội. Sau đó, hãy truyền tải thông điệp mục đích và giá trị rõ ràng của doanh nghiệp cho gen Z.
Tiếp thị bằng cách truyền tải thông điệp có mục đích
4.2. Thúc đẩy giá trị khởi nghiệp
Thế hệ sau Millennials lớn lên trong thời kỳ suy thoái kinh tế và có nhận thức cao về tính tự lập, tài chính.
Thế hệ này có khả năng tiếp cận và tư duy nhanh với công nghệ, sẵn sàng đổi mới và khả năng tự tìm tòi, học tập nhanh.
Các doanh nghiệp hãy gắn kết với thế hệ Z bằng cách nhấn mạnh đến các phẩm chất của doanh nhân như: tính tích cực, quyết tâm, tự cường,...
Tinh thần học hỏi, tự lập kinh doanh
4.3. Tạo lòng trung thành qua tương tác có ý nghĩa
Việc giữ chân khách hàng là phần quan trọng đối với chiến lược tiếp thị. Để giữ chân nhóm khách hàng gen Z sẽ phức tạp hơn bình thường.
Thay vì bị thúc đẩy bởi các chương trình khách hàng thân thiết như Gen Y. Cách tốt nhất để giữ chân thế hệ Z chính là thông qua các tương tác có ý nghĩa.
Cụ thể:
-
42% có thể tham gia vào những minigame hay cho chiến dịch thương hiệu
-
38% có thể tham dự sự kiện do thương hiệu tài trợ
-
44% cho biết họ muốn gửi ý tưởng cho những thiết kế sản phẩm
-
36% có thể tạo ra nội dung kỹ thuật số cho thương hiệu
Do đó, hãy tổ chức các cuộc thi, trò chơi give away và sự kiện. Đồng thời, hãy hỏi ý kiến và phản hồi về sản phẩm.dịch vụ của bạn.
Minigame là chiến lược tiếp thị hiệu quả cho thế hệ Z
4.4. Tăng trải nghiệm cá nhân hóa
Cá nhân hóa là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công thu hút Gen Z. Để làm được điều này, bạn sẽ cần những công cụ giúp lưu trữ thông tin và thực hiện cá nhân hóa theo thói quen mua sắm.
POS365 là phần mềm quản lý khách hàng hiệu quả. Nó cho phép bạn lưu trữ các thông tin của khách hàng, thói quen mua hàng, mức độ chi tiêu, sở thích,.... Từ đó, bạn có thể cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm của gen Z.
4.5. Tối ưu hóa trải nghiệm trên di động
75% thế hệ Z chọn điện thoại thông minh là thiết bị được họ sử dụng nhiều nhất. Họ chủ yếu sử dụng điện thoại thông minh để mua hàng trực tuyến. Vì vậy, việc tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng trên điện thoại di động cần được các doanh nghiệp quan tâm.
Thế hệ Z thường mua sắm trên điện thoại di động, do đó bạn cần tối ưu
4.6. Sử dụng mạng xã hội theo các khác nhau
Hiểu cách mà thế hệ Z sử dụng từng nền tảng truyền thông xã hội giúp tạo nội dung quảng cáo hiệu quả hơn.
Thế hệ Z thường:
-
Thể hiện bản thân và khát vọng trên Instagram
-
Chia sẻ khoảnh khắc, giải trí trên Tik Tok
-
Nhận tin tức thông qua Twitter
-
Thu thập thông tin từ Facebook
-
Youtube là kênh học tập, xem phim ảnh và giải trí
4.7. Tạo nội dung video
Gen Z sử dụng đồng thời nhiều nền tảng kỹ thuật số. Trên thực tế, thế hệ Z bỏ qua quảng cáo chỉ sau 9,5 giây. Trong khi đó, thế hệ X đợi qua 12,9 giây.
Vì vậy, khi nhắm đối tượng mục tiêu vào các Zers, lời khuyên là giới hạn trong 6 giây. Lựa chọn các nội dung dễ hiểu.
Đặc biệt, Gen Z rất thích video, cụ thể 71% người từ 13-17 tuổi dành hơn 3h mỗi ngày để xem video trực tuyến trên điện thoại thông minh.
Tiếp thị nội dung dưới dạng video
4.8. Tăng bảo mật quyền riêng tư
Theo khảo sát IBM đối với thế hệ Z, ít hơn ⅓ thanh thiếu niên cho rằng: họ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ các chi tiết cá nhân ngoài việc thông tin liên hệ và lịch sử mua hàng.
Tuy nhiên, có 61% sẽ cảm thấy tốt hơn khi chia sẻ thông tin cá nhân với thương hiệu cam kết an toàn cho các thông tin đó.
Thế hệ Z đánh giá cao tính bảo mật thông tin
4.9. Hợp tác với người có ảnh hưởng
Tiếp thị người ảnh hưởng là cách hiệu quả giúp xây dựng thương hiệu và đặc biệt đối với thế hệ gen Z có tiềm năng rất lớn. Hãy tìm những người có ảnh hưởng nhỏ trong thị trường ngách của bạn và quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Quyết định của thế hệ này có thể phụ thuộc vào người có sức ảnh hưởng
Tóm lại, Gen Z là thế hệ trẻ, tiếp xúc và tương tác nhiều với các sản phẩm kỹ thuật số. Đây là thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp. Với những ưu, nhược điểm và cách tiếp thị với thế hệ Z, chúc chiến dịch của bạn sẽ thành công khi nhắm đến đối tượng này!