Giấy phép kinh doanh được biết đến là một tài liệu pháp lý được cấp bởi cơ quan quản lý chức năng, thường sẽ là cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc sở kế hoạch và đầu tư để cho phép một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành nghề cụ thể hoặc với một loại hình kinh doanh nhất định. Bài viết sau đây cùng chúng tôi tìm hiểu về các kiến thức cơ bản về đăng ký giấy phép kinh doanh.
I. Giấy đăng ký kinh doanh là gì?
Giấy đăng ký kinh doanh là một tài liệu pháp lý xác nhận việc một doanh nghiệp đã đăng ký thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những bước quan trọng trong quá trình thành lập một doanh nghiệp và được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là cục quản lý doanh nghiệp tại quốc gia hoặc địa phương).
Giấy đăng ký kinh doanh là gì?
Giấy phép đăng ký kinh doanh thông thường sẽ bao gồm thông tin cơ bản của doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và thông tin liên hệ của chủ sở hữu. Nó cũng xác nhận việc doanh nghiệp đó đã đáp ứng các yêu cầu pháp luật để hoạt động kinh doanh và giúp doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động thương mại chính thức.
>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn
II. Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Xin giấy phép kinh doanh trong bao lâu?
Bạn cần hoàn tất thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu tư của tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp của bạn muốn đặt trụ sở. Thông thường thời gian thực hiện để đăng ký cho doanh nghiệp là trong 3 ngày làm việc.
Nếu doanh nghiệp của bạn muốn làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh qua hình thức thành lập công ty tại tỉnh Daklak thì xin giấy phép kinh doanh ở đâu và hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Daklak. Cơ quan này sẽ có chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Daklak.
>> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh du lịch mới nhất hiện nay
III. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Ngay sau đây cùng POS365 tìm hiểu về thủ tục đăng ký chứng nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3.1 Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Bạn sẽ cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
-
Bản sao giấy tờ cá nhân CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của các chủ hộ kinh doanh
-
Bản sao giấy chứng thực của các thành viên hộ gia đình tham gia góp vốn
-
Các thông tin cần thiết liên quan trực tiếp đến việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể
-
Giấy tờ liên quan đến địa chỉ đăng ký kinh doanh cụ thể là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng cho thuê và mượn nhà.
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh đối với hộ cá thể
Sau khi chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh và cần nộp đến cơ quan chức năng tại UBND cấp quận, huyện là nơi hộ kinh doanh đăng ký. Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành xét duyệt. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan này sẽ gửi văn bản yêu cầu điều chỉnh hoặc bổ sung.
Bước 3: Nhận kết quả Giấy phép kinh doanh
Trong vòng 3 ngày làm việc từ lúc nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, Giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể sẽ được cấp cho bạn.
>> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh Karaoke chi tiết nhất
3.2 Đối với thủ tục đăng ký thành lập công ty
Bước 1: Soạn hồ sơ đăng ký giấy phép chứng nhận doanh nghiệp
Hồ sơ thành lập công ty cần bao gồm đầy đủ các tài liệu như sau:
-
Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu tuỳ từng loại hình công ty
-
Bản dự thảo điều lệ của công ty trình bày hợp lệ
-
Văn bản liệt kê danh sách thành viên hoặc cổ đông tuỳ vào loại hình công ty
-
Bản sao giấy chứng thực cá nhân hợp lệ kèm theo đối với các cổ đông/ thành viên là các cá nhân
-
Đối với tổ chức thì hồ sơ đính kèm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy uỷ quyền cho cá nhân đại diện tổ chức và bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện của tổ chức
-
Văn bản trình bày quyết định tham gia góp vốn của tổ chức
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh đối với thủ tục đăng ký thành lập công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Sau khi hoàn thành, hồ sơ cần phải nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền có chức năng tiếp nhận và xử lý. Hồ sơ có thể được nộp theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Sau khi tiếp nhận, phòng đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ xử lý hồ sơ của doanh nghiệp. Thời gian trả lời sẽ diễn ra từ 3 đến 5 ngày làm việc.
Bước 3: Hoàn thành quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây được xem là giấy phép kinh doanh đối với việc thành lập công ty. Với trường hợp hồ sơ còn thiếu sót, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu chỉnh sửa thông qua văn bản.
>> Xem thêm: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh gas mới nhất hiện nay
IV. Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh online
Bên cạnh việc đăng ký trực tiếp bạn có thể lựa chọn đăng ký online, bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản đăng ký kinh doanh
Trước tiên bạn truy cập vào website của Bộ Kế hoạch và đâu tư thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Sau khi các bạn đăng nhập vào tài khoản, chọn 1 trong 2 cách sau để thực hiện thủ tục:
-
Sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh
-
Sử dụng chữ ký số công cộng
Bước 2: Chọn loại đăng ký trực tuyến
Lựa chọn hình thức và thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh online: Thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc.
Bước 3: Lựa chọn các loại đăng ký giấy phép kinh doanh online
Một số loại hình đăng ký bạn có thể lựa chọn một trong những loại hình sau đây:
-
Đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên online
-
Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên online
-
Đăng ký thành lập Công ty hợp danh online
-
Xin giấy phép kinh doanh chi nhánh online
-
Đăng ký thành lập Công ty cổ phần online
-
Đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân online
-
Đăng ký thành lập Văn phòng đại diện online
-
Đăng ký thành lập Địa điểm kinh doanh online
Bước 4: Điền thông tin của thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
Tiếp theo bạn tiến hành điền đầy đủ thông tin tại Khối dữ liệu sau đó ấn Lưu.
Bước 5: Scan và tải tài liệu hồ sơ đăng ký kinh doanh
Tải tài liệu hồ sơ đính kèm được scan sang file pdf có đầy đủ chữ ký theo yêu cầu và có đầy đủ chữ ký số theo quy định của văn bản điện tử.
Bước 6: Thực hiện thanh toán điện tử
Sau khi bạn đã điền đầy đủ thông tin và đính kèm file hồ sơ các bạn thực hiện: Đi đến thanh toán > tick vào tôi đồng ý và chọn thẻ nội địa > phải đăng ký tài khoản internet banking đồng thời đăng ký dịch vụ thanh toán tiền trực tuyến.
Bài viết này chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản nhất trong quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp trên toàn quốc.