CSR là một thuật ngữ xuất hiện không lâu tại Việt Nam. Thế nhưng, đây là một phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. CSR được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá một doanh nghiệp nào đó.
Vậy CSR là gì? Việc doanh nghiệp quan tâm tới CSR có lợi ích gì với họ? Hãy cùng POS365 tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.
I. Tìm hiểu CSR là gì?
CSR (Corporate social responsibility) là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây là cam kết của một Doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh cùng và đóng góp vào sự phát triển bền vững về kinh tế. Bên cạnh đó giúp người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống.
CSR (Corporate social responsibility) là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể liên quan đến các hoạt động như:
-
Hợp tác với cộng đồng địa phương
-
Phát triển và duy trì mối quan hệ với nhân viên, khách hàng
-
Bảo vệ môi trường
-
Đầu tư có trách nhiệm với xã hội
Hiện nay các công ty thường lựa chọn 2 kiểu CSR chính. Đầu tiên, doanh nghiệp lựa chọn hoàn thành mục tiêu xã hội hoặc môi trường là mục đích chính. Còn lại, doanh nghiệp cố gắng hoàn thành các mục tiêu về tài chính mà không có tác động tiêu cực tới xã hội và môi trường.
Các chương trình CSR kiến tạo cho doanh nghiệp mang lại lợi ích cho xã hội. Đồng thời giúp họ phát triển thương hiệu. Hiệu ứng tốt mà chương trình này mang lại đó là thúc đẩy tinh thần làm việc và gắn kết các nhân viên trong tổ chức lại với nhau.
II. Phân tích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Xây dựng và phát triển xã hội chính là trách nhiệm của mỗi cá nhân và của các doanh nghiệp. Trách nhiệm của doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Có thể kể đến:
2.1. Trách nhiệm về môi trường
Môi trường là thứ cần bảo vệ thì mới có thể giúp con người phát triển. Chúng ta có thể nhận thấy có rất nhiều thông tin thời sự về việc chất thải công nghiệp được xả xuống những dòng sông nơi có nguồn nước sinh hoạt.
Kinh doanh, sản xuất phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường
Việc này khiến cho sức khỏe con người bị đe dọa, bên cạnh đó thực vật, môi trường sống của nhiều loài vật xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Vì thế trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đầu tiên cần quan tâm đó là không kinh doanh làm ảnh hưởng đến môi trường.
2.2. Trách nhiệm đạo lý
Việc này liên quan đến chính lương tâm của chủ doanh nghiệp. Những hành động thiện nguyện đều xuất phát từ cái tâm. Kinh doanh phải dựa trên sự bác ái. Nếu không có điều này, động lực phát triển của doanh nghiệp sẽ sớm bị lụi tàn.
2.3. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đóng thuế
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện qua việc đóng thuế. Hành động này giúp duy trì các nhu cầu xã hội do Nhà nước đảm nhận. Lý do bởi của cải của Nhà nước do doanh nghiệp tạo ra, còn Nhà nước sẽ giữ vai trò tạo ra sự cân bằng.
Đóng thuế là hành động cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp với Nhà nước và xã hội
III. Ví dụ CSR tại Việt Nam
Nổi bật nhất trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam có thể là Vinamilk. Doanh nghiệp này đã triển khai một quỹ sữa vươn cao Việt Nam và gửi đến trên 40.000 trẻ nghèo tại hơn 40 tỉnh thành đang gặp khó khăn trong chiến dịch kỷ niệm 40 năm thành lập.
Chiến dịch “Mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày” của Vinamilk
Mục tiêu “Mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày” được cộng đồng hưởng ứng nhiệt tình. Đây chính là giá trị được xây dựng giúp cho mầm non tương lai của đất nước phát triển cả về thể chất lẫn trí óc.
IV. Tiêu chuẩn ISO về CSR
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) vào năm 2010 đã phát hành một bộ tiêu chuẩn tự nguyện giúp doanh nghiệp phát triển CSR của họ. ISO 26000 không yêu cầu bản chất mà đưa ra hướng dẫn CSR. Tiêu chuẩn ISO này còn làm rõ trách nhiệm xã hội và giúp doanh nghiệp hành động hiệu quả.
ISO 26000 là tiêu chuẩn cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Tiêu chuẩn ISO về CSR nhắm vào tất cả các tổ chức. ISO 26000 được sự đồng thuận và phát triển của rất nhiều bên liên quan trên thế giới.
V. Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp điều chỉnh hành vi chủ thể kinh doanh.
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nâng cao chất lượng, giá trị và uy tín của tổ chức.
-
Doanh nghiệp dễ dàng gia tăng cho doanh nghiệp
-
Giúp doanh nghiệp thu hút các lao động chất lượng
-
Giúp nâng cao hình ảnh đất nước
VI. Cách để phát triển CSR hiệu quả cho doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là phần quan trọng của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc phát triển CSR luôn quan tâm và đầu tư nhiều thời gian.
6.1. Nghiên cứu các thương hiệu đã thực hiện CSR hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều thương hiệu đã thực hiện CSR hiệu quả. Trường hợp doanh nghiệp bạn đóng vai trò là người đi sau thì việc học theo người đi trước rất đáng để thử. Hãy tập trung nghiên cứu những chương trình trong chiến lược CSR của họ. Bạn có thể tham khảo các nhãn hàng sau:
-
Duracell là thương hiệu đã bùng nổ trở thành một tổ chức có trách nhiệm xã hội và nắm bắt được những vấn đề liên quan đến khách hàng. Trong mỗi chiến dịch, họ luôn xây dựng niềm tiên bằng cách tổ chức những chương trình từ thiện.
-
Ben and Jerry’s cũng là thương hiệu thực hiện CSR hiệu quả. Họ đã xây dựng một nền tảng tập trung vào hoạt động từ thiện cùng với hoạt động thay đổi xã hội trong cộng đồng địa phương.
-
Warby Parker lại có lối đi riêng để thực hiện CSR khác hẳn với 2 công ty trên. Công ty kính mắt này đã triển khai chiến dịch mua một cặp tặng một cặp nhằm kết nối các nhóm người khác nhau trên thế giới.
Học tập các doanh nghiệp đi trước về việc triển khai CSR
6.2. Tích cực truyền tải kiến thức đến xã hội
Kha khá doanh nghiệp hiện nay rót vốn vào các nguyên nhân xã hội. Thế nên điều này không tác động nhiều về mặt nhận thức của công chúng. Để giảm thiểu hạn chế này, doanh nghiệp phải tạo được sự gắn kết với những nguyên nhân tích cực. Thay vì quan đến lợi nhuận, hãy chia sẻ những kiến thức hữu ích đến khách hàng. Đây chính là một cách đóng góp cho xã hội.
Ví dụ, các công ty về dinh dưỡng luôn lồng ghép thông tin hữu ích trên nhãn hiệu để người bệnh có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Những doanh nghiệp về Y tế thường đưa ra những bài tập nâng cao sức khỏe, những bài viết về nguyên tắc giữ gìn sức khỏe,... Việc chia sẻ kiến thức luôn được đông đảo mọi người đón nhận. Đây là cách để doanh nghiệp những thông điệp mà họ muốn hướng tới khách hàng, tạo dựng giá trị, niềm tin và cả trách nghiệm của mình với xã hội.
6.3. Có chính sách tốt cho nhân viên
Trước khi cho cộng đồng ngoài xã hội thấy sự tích cực của mình thì phải biết chăm chút từ bên trong doanh nghiệp. Hãy đảm bảo chính sách về nhân sự luôn được thực hiện tốt. Bên cạnh đó luôn tạo không khí gắn kết nhân viên và tình cảm của họ đối với tổ chức được nâng cao. Đây chính là mấu chốt để doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội một cách hoàn chỉnh.
6.4. Luôn chú ý đến những vấn đề xã hội quan tâm
Để thực hiện tốt CSR, doanh nghiệp cần chú ý những vấn đề mà xã hội quan tâm. Bởi mỗi ngày là một ngày mới và có những vấn đề có thể liên quan đến doanh nghiệp. Đây là chìa khóa giúp doanh nghiệp tìm được điều gì đó quan trọng và phù hợp với đối tượng mà chiến dịch của mình đang triển khai. Ngoài ra khoản đầu tư của doanh nghiệp cũng được tối ưu giá trị.
6.5. Xây dựng báo cáo phát triển bền vững (CSR Report)
Báo cáo trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thường được nghiên cứu, tạo tầm ảnh hưởng và thúc đẩy kinh doanh có đóng góp cho cộng đồng. Với việc xây dựng CSR Report, doanh nghiệp sẽ luôn nhận được thiện chí và sự trung thành của khách hàng với thương hiệu của mình.
Xây dựng CSR Report giúp doanh nghiệp sẽ luôn nhận được thiện chí
VII. Tổng kết
Trách nhiệm xã hội là điều mà doanh nghiệp cần thực hiện. Việc này sẽ nâng tầm thương hiệu của tổ chức mà còn thu hút nguồn lao động chất lượng. Hi vọng thông tin về CSR là gì? mà chúng tôi gửi đến đã giúp bạn đọc có được kiến thức bổ ích. Chúc các bạn một ngày vui vẻ!