Coworking được biết tới với những tên gọi như không gian làm việc chung, văn phòng chia sẻ,…. Mô hình này đang ngày càng phát triển trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về thuật ngữ này và vì sao nó lại ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy? Đừng bỏ lỡ thông tin đầy hữu ích này bạn nhé.
1. Coworking là gì?
Co working được gọi bằng cái tên không gian làm việc chung, văn phòng chia sẻ, không gian làm việc chia sẻ,… Mô hình này đang ngày càng phát triển và hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng trong tương lai gần. Theo số liệu của Statistica thì tính tới năm 2019 thì đã có tới 19.000 coworking space. Theo nghiên cứu thì vào năm 2024 con số có thể lên đến 41.975. Nếu theo con số ước tính vào năm 2024 chứng tỏ khả năng phát triển mạnh mẽ, tính ứng dụng cao của mô hình này.
Bảng thống kê tăng trưởng mô hình Coworking Space toàn cầu theo Coworking Resources
Mô hình này đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2002. Và sau hơn 20 năm thì nó đã phát triển nhanh chóng về số lượng, quy mô và chất lượng. Trong năm 2017 là thời điểm khởi nghiệp bùng nổ kéo theo nhu cầu tìm kiếm không gian làm việc chung tăng cao. Theo một số khảo sát thì số lượng không gian làm việc chung đã tăng lên đến 62%.
Hà Nội và TP.HCM. Mặc dù nó đã du nhập vào nước ta trong một thời gian dài nhưng cho tới nay vẫn chưa có quá nhiều người hiểu đúng về nó. Thậm chí có không ít người hiểu lầm về nó do sự hình thành của một số mô hình chưa đạt chuẩn.
2. Lịch sử hình thành của coworking space
Tiền thân của co working space đã bắt đầu hình thành vào năm 1995. Một nhóm người gồm có 17 kỹ sư máy tính đã thành lập C-base tại Đức và đây là không gian tin tặc đầu tiên trên thế giới. C-base hướng đến mô hình làm việc cộng đồng, cung cấp không gian, địa điểm để mọi người có thể tới làm việc tự do hoặc gặp gỡ đồng nghiệp, người bạn mới.
C-base cung cấp wifi miễn phí và họ khuyến khích người dùng sử dụng mạng internet để kết nối làm việc. Mặc dù không được chính thức công nhận nhưng C-base chính là nơi bắt nguồn cho ý tưởng về mô hình này trong tương lai.
Mô hình này bắt đầu hình thành vào năm 1995
Năm 2002 Schraubenfabrik ra đời hay còn được gọi là mẹ đẻ của văn phòng chia sẻ. Nó được thành lập bởi 2 doanh nhân người Áo. Mục đích ra đời của Schraubenfabrik đó chính là trở thành trung tâm làm việc chung danh cho cộng đồng những người khởi nghiệp. Khi Schraubenfabrik được nhiều người biết tới thì nó đã phát triển để trở thành một brand đúng nghĩa.
Mô hình coworking space đầu tiên được khai trương tại Mỹ vào tháng 8 năm 2005 bởi Brad Neuberg. Để không gian làm việc chung có thể mở 2 ngày 1 tuần thì ông đã trả chi phí là 300 Đô la/tháng. Đến năm 2007 mô hình được nhiều người biết đến và nhu cầu sử dụng là rất lớn.
3. Các dịch vụ cơ bản tại coworking space
Khi sử dụng văn phòng cho thuê khách hàng sẽ sử dụng rất nhiều tiện ích do dịch vụ này mang lại. Đó là:
-
Không gian làm việc riêng
-
Phòng làm việc riêng
-
Văn phòng ảo
-
Phòng hội thảo
-
Phòng họp
-
Chỗ ngồi linh động
-
Chỗ ngồi cố định
Ngoài ra, các công ty, cá nhân còn có cơ hội tham gia các buổi hội thảo, sự kiện được tổ chức và sử dụng phòng họp hoàn toàn miễn phí. Đây cũng là cơ hội để các bên tìm hiểu, tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhau.
>>> Xem thêm: Top 11+ địa chỉ cho thuê coworking space Hà Nội uy tín
4. Ưu và nhược điểm của coworking
Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn đọc các ưu và nhược điểm của mô hình văn phòng chia sẻ. Cụ thể:
4.1 Ưu điểm
Lợi ích từ văn phòng chia sẻ là rất lớn. Dưới đây là một số ưu điểm khi lựa chọn mô hình này:
Tính linh hoạt
Mô hình này cho phép các chủ doanh nghiệp chọn các gói thuê linh hoạt. Giá thuê mặt bằng có thể được tính theo tháng hoặc theo quý. Bên cạnh đó, bạn còn có nhiều sự lựa chọn như: diện tích văn phòng, khu vực sử dụng, công năng sử dụng từng khu vực,….
Cơ sở vật chất hiện đại
Thay vì bạn phải bỏ ra một số tiền lớn để mua sắm các trang thiết bị thì khi thuê văn phòng chia sẻ bạn sẽ được cung cấp hệ thống cơ sở vật chất văn phòng hiện đại. Việc của bạn là chuyển đến làm việc mà không cần phải mất tiền bạc, thời gian để sắm sửa tất cả mọi thứ.
Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại
Môi trường làm việc hợp tác
Với không gian làm việc mở, năng động sẽ tạo điều kiện cho các nhân viên trong công ty có thêm nguồn năng lượng tích cực để làm việc hiệu quả hơn mỗi ngày. Làm việc chung trong một không gian lớn cũng tạo điều kiện để họ mở rộng mối quan hệ của mình.
Tiết kiệm chi phí
Khi lựa chọn mô hình này chủ doanh nghiệp sẽ không cần phải quan tâm đến các vấn đề như bảo trì, sửa chữa văn phòng,…. Tất cả đều có đội ngũ của toà nhà chịu trách nhiệm. Nhờ đó mà chủ kinh doanh có thể dành thời gian để tập trung hoàn toàn vào công việc, quản lý nhân viên,…
Cơ hội học hỏi
Phần lớn các co working space có tổ chức các buổi hội thảo. Workshop này dành riêng cho các thành viên thuộc doanh nghiệp, công ty, tổ chức đang làm việc tại văn phòng. Đây là cơ hội vô cùng quý báu để thành viên của các doanh nghiệp học hỏi kiến thức, nâng cao tay nghề, trình độ thông qua các buổi workshop vô cùng hữu ích này.
Nhân viên có cơ hội học hỏi, trao đổi với nhau
4.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì mô hình này vẫn còn tồn tại một số hạn chế đó là:
Sự riêng tư giữa các công ty
Sự riêng tư giữa các công ty là vấn đề tồn tại khi lựa chọn mô hình này. Chưa dừng lại ở đó, còn có những vấn đề khác có thể phát sinh trong quá trình thuê đó là vấn đề an ninh, bảo mật doanh nghiệp khi có quá nhiều doanh nghiệp tập trung làm việc trong một không gian nhất định.
Sự thiếu tập trung
Thời gian làm việc của các công ty, doanh nghiệp là không giống nhau. Điều này có thể dẫn tới việc gây sự xáo trộn giữa các công ty. Bên cạnh đó, nó cũng khiến cho nhân viên bị mất tập trung trong quá trình làm việc, dẫn tới năng suất, hiệu quả công việc không đạt được như mong muốn.
Hạn chế là nhân viên có thể bị mất tập trung
>>> Xem thêm: Top 10+ địa chỉ thuê coworking space Hồ Chí Minh giá tốt
5. So sánh văn phòng chia sẻ và văn phòng truyền thống
Chúng tôi sẽ thực hiện so sánh văn phòng chia sẻ và văn phòng truyền thống để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về hai mô hình này. Cụ thể:
|
Văn phòng truyền thống |
Văn phòng chia sẻ |
Môi trường |
Nghiêm túc, riêng tư |
Không gian mở, thoải mái, năng động. |
Cơ sở vật chất |
Tính riêng tư, riêng biệt giữa các không gian như: phòng họp kín, vách ngăn giữa các bàn làm việc,… |
Không gian chung, mang tính mở như: phòng ăn lớn, hội tường, phòng họp, phòng giải trí,… |
Giá thuê |
Chi phí cao và cần thêm chi phí để mua sắm trang thiết bị. |
Chi phí linh hoạt, có nhiều sự lựa chọn. |
Tính riêng tư và bảo mật |
Đảm bảo sự riêng tư, không bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp khác. Tính bảo mật liên quan đến thông tin, dữ liệu của công ty gần như tuyệt đối. |
Không gian mở nên vấn đề riêng tư, tính bảo mật không được đảm bảo. |
6. Coworking phù hợp với các đối tượng nào?
Mô hình văn phòng chia sẻ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đó là:
6.1 Dành cho người làm việc tự do
Xu hướng làm việc tự do được nhiều người lựa chọn. Họ có thể làm việc ở bất kỳ đâu theo sở thích của mình, miễn đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng công việc. Những người làm việc tự do ngày càng tăng lên ở thời điểm hiện tại. Vì họ không bị ràng buộc ở một địa điểm, vị trí nhất định nên co working trở thành sự lựa chọn phù hợp.
6.2 Dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ thì văn phòng chia sẻ là sự lựa chọn tuyệt vời. Chi phí để thuê các văn phòng truyền thống rất cao. Và với những đơn vị muốn tiết kiệm chi phí tối đa thì mô hình này rất phù hợp. Họ có thể lựa chọn không gian văn phòng, gói thuê rất linh hoạt.
Mô hình phù hợp với đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ
6.3 Dành cho các công ty, tập đoàn lớn
Nhiều doanh nghiệp lớn đã dần chuyển sang quy mô làm việc chung. Họ mong muốn mang tới nguồn năng lượng tích cực cho nhân viên của mình. Văn phòng chia sẻ là nơi để mọi người giao lưu, học hỏi, kết bạn tốt hơn,… Một không gian làm việc mở, phóng khoáng, mới mẻ giúp nhân viên làm việc hiệu quả và năng suất hơn.
Bài viết trên của POS365 đã chia sẻ cho bạn đọc biết co working là gì, ưu và nhược điểm của mô hình này. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết tới. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành trong bài viết này.