Chiến lược Marketing Mix được các doanh nghiệp áp dụng nhằm tiếp cận các khách hàng tiềm năng, thị trường mục tiêu một cách chính xác và hiệu quả. Các yếu tố trong chiến lược tiếp thị hỗn hợp được kết hợp với nhau nhằm mang lại kết quả tốt cho doanh nghiệp.
Trong nội dung sau đây, POS365 sẽ giúp bạn làm rõ chủ đề này. Hãy cùng xem ngay.
I. Chiến lược Marketing Mix là gì?
Chiến lược Marketing Mix hay được gọi là Marketing hỗn hợp, đây là chiến lược tiếp thị truyền thông kết hợp nhiều yếu tố khác nhau cùng lúc. Từng yếu tố được sử dụng sẽ được lắp ghép phù hợp với tình trạng thực tế của mỗi doanh nghiệp để mang lại kết quả tốt nhất.
Chiến lược Marketing Mix là gì?
Marketing Mix được cấu tạo đồng nghĩa với 4P với 4 yếu tố: Product (sản phẩm), Place (phân phối), Price (giá cả) và Promotion (xúc tiến thương mại). Theo thời gian, Marketing hỗn hợp phát triển lên thành 7Ps hiện đại với các yếu tố được bổ sung như: People (con người), Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý).
Tìm hiểu thêm: Chiến lược Marketing là gì?
II. Vai trò của Marketing Mix 4P trong kinh doanh
Marketing Mix mang đến các phương pháp nghiên cứu trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chiến lược này đóng góp vai trò gì?
2.1. Đối với doanh nghiệp
Các chiến lược Marketing Mix giúp cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu vững chắc trên thị trường qua khả năng thích ứng với những thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Dẫn dắt doanh nghiệp cần cung cấp sản phẩm/ dịch vụ đúng với nhu cầu của thị trường, đúng với mong muốn của người tiêu dùng.
Vai trò của Marketing hỗn hợp
Bên cạnh đó, tạo sự kết nối giữa mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường, Cung cấp khả năng tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền đạt thông tin từ doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm/ dịch vụ…
2.2. Đối với người tiêu dùng
Marketing hỗn hợp giúp nghiên cứu, thu thập và khám phá nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mang đến lợi ích thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
III. Ưu nhược điểm của chiến lược Marketing Mix
Bởi việc kết hợp 4 yếu tố trở lên khiến Marketing mix có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Cụ thể:
3.1. Ưu điểm
-
Gây dựng sự đơn giản và tổng hợp các khái niệm về tiếp thị thành một, làm cho quá trình này trở nên dễ dàng thực hiện và tiến hành quản lý.
-
Giúp hoạt động Marketing được tách riêng và được phân quyền nhiệm vụ cho các chuyên gia về tiếp thị, truyền thông.
-
Cho phép doanh nghiệp dễ dàng tùy biến chiến lược Marketing theo nguồn nhân lực và điều kiện thị trường hay nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
3.2. Nhược điểm
-
Marketing Mix không xem xét thay đổi hành vi khách hàng mà được định hình từ phía bên trong doanh nghiệp.
-
Tiếp thị hỗn hợp sẽ coi khách hàng là thụ động, không cho phép quá trình tương tác và không thể nắm bắt các mối quan hệ.
-
Bỏ qua yếu tố duy nhất của tiếp thị dịch vụ.
-
Thường chỉ tập trung phân tích 1 sản phẩm chính. Nhưng doanh nghiệp thường không bán một sản phẩm riêng lẻ.
-
Không đề cập đến việc xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng.
IV. Các yếu tố xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm
Trong nội dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các yếu tố trong chiến lược Marketing Mix 7P hiện đại. Hãy cùng tìm hiểu và tiến hành áp dụng cho doanh nghiệp của bạn.
4.1. Product - Yếu tố sản phẩm
Product - Yếu tố sản phẩm ví dụ như giày dép, quần áo, đồ gia dụng,... hay dịch vụ như thuê khách sạn, thiết kế,... được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Khi phát triển sản phẩm bạn cần xem xét vòng đời và lập kế hoạch cho những khó khăn, thử thách khác nhau trong từng giai đoạn.
Yếu tố sản phẩm
4.2. Price - Yếu tố về giá
Price - Yếu tố về giá là mức chi phí mà khách hàng thoải mái trả cho sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn xác định được lợi nhuận được tạo ra. Khi định giá một sản phẩm nào đó, bạn phải xem xét số tiền đã phải đầu tư để sản xuất ra nó, phạm vi giá của đối thủ cạnh tranh.
Yếu tố về giá
4.3. Place - Yếu tố phân phối
Mỗi địa điểm phân phối đều phải đảm bảo tiêu chí dễ dàng tiếp cận khách hàng. Ví dụ một cửa hàng bánh ngọt thì bạn nên đặt ở những nơi đông dân cư, dễ dàng để khách hàng nhìn thấy và tiện lợi mua bán.
Yếu tố phân phối
4.4. Promotion - Xúc tiến thương mại
Các khuyến mãi sẽ được đề cập trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Các khuyến mãi tập trung vào bán hàng, dịch vụ khách hàng, quan hệ công chúng, quảng cáo,...
Xúc tiến thương mại
Tìm hiểu thêm thông tin về chiến lược Promotion trong Marketing >>Tại đây<<
4.5. People - Yếu tố con người
Yếu tố con người là những nhân tố trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Gồm: Sale & Marketing sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, tuyển dụng nhân viên, đào tạo kỹ năng,...
Yếu tố con người
4.6. Process - Quy trình
Quy trình liên quan đến cách thức vận hành của doanh nghiệp, các dịch vụ được phân phối, sản phẩm được luân chuyển, cách khách hàng tiếp cận kênh bán hàng, thanh toán,… Quy trình càng liền mạch thì trải nghiệm khách hàng càng được tăng cao. Bên cạnh đó, bạn cần lập kế hoạch cụ thể các quy trình theo cách tiết kiệm chi phí nhất có thể. Bên cạnh đó tối đa lợi ích cho khách hàng. Thường xuyên triển khai đá giá, tinh chỉnh quy trình giúp các cấu trúc hoạt động hiệu quả.
Quy trình
4.7. Physical evidence - Yếu tố bằng chứng vật lý
Bằng chứng vật lý là các bằng chứng mua hàng và còn là sự tồn tại tổng thể của doanh nghiệp như Website, thương hiệu, phương tiện truyền thông xã hội,... Tất cả các yếu tố này cung cấp cho khách hàng chứng minh doanh nghiệp khả thi, đáng tin cậy và hợp pháp.
Yếu tố bằng chứng vật lý
Tổng kết
Chiến lược Marketing Mix khá phù hợp với mọi doanh nghiệp hiện nay. Với tính thực dụng, các sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Hy vọng nội dung trên mà chúng tôi gửi đến bạn đã giúp bạn hiểu được về chủ đề này. Chúc các bạn thành công!