Xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng là một phần quan trọng trong quản lý kho hàng để đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định và tối ưu hóa chi phí. Việc xử lý hàng tồn kho hết hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch quản lý hàng tồn kho hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ hạn sử dụng và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến môi trường và an toàn sản phẩm. Cùng POS365 tìm hiểu cách xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng trong bài viết này nhé!
1. Cách xử lý hàng tồn kho
Xử lý hàng tồn kho là quá trình quản lý và giải quyết hàng tồn kho để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và giảm thiểu chi phí. Dưới đây là các cách xử lý hàng tồn kho phổ biến:
Cách xử lý hàng tồn kho
-
Giao bán hóa đơn đầu ra cho những doanh nghiệp khác đang thiếu những mặt hàng mà bạn đang thừa;
-
Xuất hóa đơn cho đối tượng và các cá nhân không cung cấp tên, địa chỉ và mã số thuế (hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 39/2014/TT-BTC);
-
Chuyển hình thức trả lương bằng tiền mặt hay chuyển khoản sang chi trả một phần bằng sản phẩm tồn; xuất hóa đơn hàng biếu tặng;
-
Nếu các mặt hàng liên quan đến Hạn sử dụng, kế toán có thể áp dụng cách “Hàng hết date” để xoay chuyển tình thế. Mặt hàng nào còn tồn, chưa bán được thì làm thủ tục hủy hàng hết hạn sử dụng cần thanh lý;
-
Dựng lên một kịch bản hàng hóa mất không rõ nguyên nhân;
-
Vận dụng những hiểu biết từ Thông tư, các văn bản luật để tạo ra một nguyên nhân hợp lý nào đó (Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC).
Xử lý hàng tồn kho không chỉ giúp giải phóng không gian kho bãi và thu hồi vốn mà còn giúp tăng cường dòng tiền và tạo cơ hội tiếp cận khách hàng mới. Việc thực hiện xử lý cần kế hoạch chi tiết và thực hiện cẩn thận để đạt hiệu quả tốt nhất.
>>Xem thêm: Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho đúng pháp luật
2. Cách xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng
Hàng tồn kho hết hạn sử dụng là những sản phẩm hoặc nguyên vật liệu lưu trữ trong kho đã qua ngày hết hạn sử dụng ghi trên bao bì hoặc nhãn mác của chúng. Điều này thường xảy ra với các mặt hàng có hạn sử dụng nhất định, như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, hóa chất, và một số sản phẩm công nghiệp khác.
Các mặt hàng này không còn đảm bảo chất lượng, an toàn để sử dụng hoặc tiêu thụ. Do đó, việc quản lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng là rất quan trọng để tránh những rủi ro về sức khỏe cho người tiêu dùng, cũng như tránh các tổn thất kinh tế cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường phải xử lý hàng tồn kho hết hạn bằng cách tiêu hủy, tái chế, hoặc giảm giá bán (nếu vẫn an toàn sử dụng trong một thời gian ngắn).
2.1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC ban hành ngày 22/06/2015 (bổ sung cho Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC) về hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN thì hàng hóa tồn kho hết hạn sử dụng nếu không được bồi thường sẽ tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp
Hồ sơ chuẩn bị gồm:
-
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
-
Cần xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng là gì?; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng.
-
Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
-
Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
-
Hồ sơ sẽ được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi có yêu cầu.
Lưu ý: Bên cạnh việc làm hồ sơ như trên, các bạn phải thành lập hội đồng tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng (nếu hủy) hoặc quyết định thanh lý (nếu là thanh lý).
>>Xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về vòng quay hàng tồn kho
2.2. Với thuế giá trị gia tăng
Khoản 1, Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào có quy định. Các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường sẽ được khấu trừ thuế GTGT gồm: các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, thiên tai, hỏa hoạn, hàng quá hạn sử dụng… Muốn được khấu trừ thuế, doanh nghiệp phải cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh cho các trường hợp tổn thất được bồi thường.
Lưu ý: Hàng hóa hết hạn sử dụng nếu không được bồi thường vẫn sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Với thuế giá trị gia tăng
>>Xem thêm: Hướng dẫn kinh nghiệm xử lý chênh lệch hàng tồn kho hiệu quả
2.3. Hướng dẫn hạch toán hàng hóa tồn kho hết hạn sử dụng, hư hỏng phải hủy
Tại điểm c, Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Hướng dẫn hạch toán hàng hóa tồn kho hết hạn sử dụng, hư hỏng phải hủy
“c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:
-
Nợ TK 229: Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)
-
Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
-
Có các TK 152, 153, 155, 156.
Vậy, trước đó kế toán phải trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khi trích lập hạch toán:
-
Nợ TK 632
-
Có TK 229
>>Xem thêm: Tất tần tận những điều cần biết về kiểm toán hàng tồn kho
Như vậy, POS365 vừa cùng các bạn tìm hiểu những điều cần biết về xử lý hàng tồn kho hết bạn sử dụng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích.