Sữa hạt là thức uống vô cùng thơm ngon và có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người sử dụng. Việc làm ra những ly sữa hạt béo thơm ngay tại nhà rất đơn giản, dễ làm. Tham khảo tổng hợp 20+ cách làm sữa hạt thơm ngon qua nội dung bài viết dưới đây của POS365 nhé!
I. Lợi ích của sữa hạt đối với sức khỏe
Sữa hạt có chiết xuất 100% từ thiên nhiên giàu chất dinh dưỡng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh tật với lợi ích tuyệt vời sau:
-
Giúp đôi mắt sáng, khỏe mạnh;
-
Phòng chống ung thư;
-
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch người dùng;
-
Tăng cường hệ miễn dịch;
-
Kiểm soát lượng đường trong máu;
-
Cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào;
-
Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa;
-
Chăm sóc làm da đẹp, khỏe.
Lợi ích của sữa hạt đối với sức khỏe
II. Những lưu ý và nguyên tắc quan trọng khi nấu và sử dụng sữa hạt
Trong quá trình làm sữa hạt, bạn cần phải lưu ý các nguyên tắc làm sữa hạt đúng cách giúp sữa luôn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng:
1. Đường phèn, đường thốt nốt sẽ giúp sữa hạt thơm ngon hơn
Để sữa hạt có mùi hương hấp dẫn và đảm bảo thơm ngon thì bạn cần thêm các nguyên liệu khác như đường phèn, đường thốt nốt, táo đỏ hay chà là. Việc thay thế đường công nghiệp bằng đường phèn sẽ giúp sữa hạt của bạn tạo vị thanh ngọt, giải nhiệt hiệu quả và tốt cho sức khỏe.
2. Mẹo nấu sữa hạt không bị tách nước
Bí quyết để nấu sữa hạt không bị tách nước: Hấp chín hạt và xay nhuyễn hạt với nước nóng 80°C. Không nên nấu sôi sữa vì rất dễ gây ra tình trạng kết tủa. Sữa hạt sẽ ngon nhất và bảo quản được lâu khi nấu chính đến tầm 70°C - 85°C. Chú ý các loại hạt như: Hạt điều, hạt hạnh nhân, óc chó, dừa, macca,... là những hạt nhiều chất béo rất dễ gây ra tình trạng kết tủa.
Mẹo nấu sữa hạt không bị tách nước
3. Phân loại các loại hạt cần nấu và các loại hạt không cần nấu
-
Các loại hạt cần nấu: Dòng họ đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ), lạc, kê, mè, hạt sen, các loại khoai, củ từ,...
-
Các loại hạt không cần nấu: Đây là những loại hạt có thể xay uống liền, bao gồm: Yến mạch, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt thông, mè (đã rang chín), hạt bí, hạt macca,...
Khi sử dụng cần lưu ý phân loại các loại hạt dựa theo tính chất để kết hợp đúng nhất cũng như tạo vị thơm ngon nhất.
-
Hạt tạo nhiều chất béo: Đậu nành, mè đen, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt macca, hạt hướng dương,...
-
Hạt tạo bột: Yến mạch, bắp, bí đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu gà,...
4. Nguyên tắc kết hợp các loại hạt khi làm sữa hạt
Cách nấu sữa hạt thơm ngon hơn khi bạn biết lựa chọn và kết hợp các loại hạt với nhau:
-
Hạt có tính sánh, sền sệt với nhau. Ví dụ: Hạt óc chó - Hạnh nhân; Yến mạch - Hạt sen;...
-
Hạt có tính trong với nhau. Ví dụ: Hạt kê - Hạt mè đen,...
-
Tăng độ sánh đặc cho sữa hạt khi kết hợp hạt tạo bột. Ví dụ: Sữa hạt kê - Bí đỏ,...
Nguyên tắc kết hợp các loại hạt khi làm sữa hạt
5. Ngâm hạt trong nước muối
Việc ngâm hạt trong nước muối loãng sẽ giúp làm giảm lượng axit phytic trong hạt, trung hòa enzym và giải phóng toàn bộ chất dinh dưỡng. Nên ngâm hạt từ 1 - 2 giờ trước khi nấu bằng nước ấm hoặc nước lạnh có pha chút muối loãng.
Trong trường hợp ngâm hạt trong nước thường nếu có hiện tượng hạt đậu bị trương phồng, khi nấu lên dễ có vị chua và nhanh chóng bị hư hỏng hay ôi thiu. Nếu bạn ngâm hạt trong nước muối loãng sẽ giúp hạt đậu nở đều đẹp, không bị chua và bảo quản sản phẩm được lâu.
III. Các cách làm sữa hạt thơm ngon, bổ dưỡng
Để có được những ly sữa hạt thơm ngon, bổ dưỡng thì bạn phải biết được công thức chế biến từng loại sữa như thế nào. Dưới đây là tổng hợp 20+ cách làm sữa hạt để bạn tham khảo:
1. Cách làm sữa hạt sen
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Hạt sen 500g;
-
Sữa tươi 900ml;
-
Sữa đặc 200g;
-
Đường trắng 100g - 200g, có thể thêm tùy khẩu vị người dùng;
-
Nước 2L
Cách làm sữa hạt sen:
-
Bước 1: Tách tim sen ra khỏi hạt để tránh sữa hạt có vị đắng. Sau đó rửa sạch hạt sen và để ráo nước.
-
Bước 2: Xay nhuyễn hạt sen với một ít nước bằng máy xay sinh tố.
-
Bước 3: Đổ phần sen đã xay vào túi lọc bã sữa rồi vắt kiệt để lấy nước cốt.
-
Bước 4: Đổ nước cốt hạt sen vào nồi và đun với lửa vừa. Khuấy đều tay nhẹ nhàng để sữa không bị đóng cặn.
-
Bước 5: Khi nước sen bắt đầu sôi, cho thêm sữa đặc, sữa tươi và đường trắng. Tiếp tục đun cho đến khi sữa hạt sen bắt đầu sôi lại.
-
Bước 6: Để sữa hạt sen nguội hẳn rồi đổ vào bình thủy tinh. Có thể bảo quản được 3 ngày nếu để ở ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm sữa hạt sen
2. Cách làm sữa hạt điều
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Hạt điều 250g;
-
5 lá dứa già đã được rửa sạch;
-
1.5L nước;
-
Mật ong 100ml;
Cách làm sữa hạt điều:
-
Bước 1: Rửa sạch hạt điều, sau đó đem ngâm với nước ấm khoảng 1 tiếng. Trong trường hợp bạn sử dụng hạt điều rang sẵn thì có thể bỏ qua bước này.
-
Bước 2: Xay nhuyễn hạt điều với 1.5L nước đã chuẩn bị sẵn và lọc bỏ bã.
-
Bước 3: Đun sôi lá dứa già với nước cốt điều;
-
Bước 4: Cho mật ong vào nồi, khuấy đều và tắt bếp;
-
Bước 5: Khi sữa hạt điều nguội hẳn cho vào chai để dùng dần. Có thể bảo quản sữa điều đến 3 ngày nếu để trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách nấu sữa hạt điều
3. Cách làm sữa hạt óc chó
Sữa hạt óc chó béo ngậy, nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tránh tình trạng táo bón và giảm nguy cơ bị sỏi thận. Sữa để trong tủ lạnh uống sẽ ngon hơn và dùng trong 3 ngày.
Cách làm sữa hạt óc chó: Ngâm hạt óc chó trong vòng 6 - 8 giờ. Sau đó đem đi xay với 600ml nước rồi nấu hỗn hợp trong vòng 7 - 10 phút. Cho thêm đường hoặc vani để tăng thêm hương vị.
Cách làm sữa hạt óc chó
4. Cách nấu sữa cốm xanh
Sữa cốm xanh có vị béo ngậy của nước cốt dừa và đậu xanh hòa quyện với hương thơm của cốm xanh tạo nên món sữa cốm xanh ngọt dịu bổ dưỡng.
Cách nấu sữa cốm xanh:
-
Bước 1: Ngâm mềm cốm và đậu xanh, sau đó nấu chín đậu xanh;
-
Bước 2: Dùng máy làm sữa hạt, cho đậu xanh và cốm vào, cùng với đó là đường, nước cốt dừa, nước nóng.
-
Bước 3: Bật máy và chọn chế độ “Sữa không nấu”, xay cho đến khi thấy sữa mịn thì tắt máy. Đổ sữa ra ly và có thể thưởng thức luôn.
Cách nấu sữa cốm xanh
5. Cách nấu sữa bắp
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
2 - 4 bắp ngô;
-
Sữa tươi không đường 650ml;
-
Sữa đặc có đường 40g;
Cách nấu sữa bắp:
-
Bước 1: Lột vỏ, rửa sạch bắp. Dùng dao tách hạt để riêng. Rửa lại phần hạt và để ráo. Nhớ giữ lại phần râu bắp và rửa sạch.
-
Bước 2: Xay nhuyễn phần hạt ngô.
-
Bước 3: Cho bắp xay vào nồi, thêm sữa vào và đun sôi hỗn hợp với chế độ lửa vừa. Để tạo vị ngọt thanh cho sữa, cho thêm phần râu bắp đã rửa sạch. Luôn khuấy đều tay để sữa không bị lắng cặn và cháy khét ở đáy nồi. Đến khi sữa sôi lăn tăn thì thêm phần sữa đặc còn lại và tiếp tục khuấy đều cho tan.
-
Bước 4: Sữa bắt đầu sôi thì lại tắt bếp. Dùng rây lọc inox lỗ nhỏ để lọc sạch bã và lấy phần cốt sữa.
-
Bước 5: Để sữa nguội rồi bắt đầu rót vào chai, bạn có thể uống liền hoặc bảo quản trong tủ lạnh cho đến khi sữa mát rồi uống dần.
Cách nấu sữa bắp
>>> Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 40+ dụng cụ mở quán trà sữa không thể thiếu
6. Cách làm sữa hạnh nhân
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Hạnh nhân 250g;
-
Muối;
-
Nước sôi để nguội 1.5L;
-
Tinh dầu quế;
Cách làm sữa hạt hạnh nhân:
-
Bước 1: Rửa sạch và ngâm hạt hạnh nhân qua đêm với nước muối loãng. Thay nước mới liên tục sau mỗi 4 tiếng và ngâm ít nhất là 12 tiếng;
-
Bước 2: Xay nhuyễn hạt hạnh nhân đã ngâm với 1.5L nước cùng với vài giọt tinh dầu quế;
-
Bước 3: Dùng vải mỏng lọc bỏ bã rồi thưởng thức nước cốt sữa đã lọc.
Cách làm sữa hạnh nhân
7. Cách làm sữa hạt macca
Sữa hạt macca rất thích hợp làm bữa điểm tâm đầy chất dinh dưỡng và tiếp thêm năng lượng cho người dùng. Cách làm sữa hạt macca:
-
Bước 1: Tách lấy lõi hạt macca bên trong, sau đó đem ngâm với nước trong 5- 6 giờ.
-
Bước 2: Tiếp đó nấu hạt macca với 1 lọn lá dứa trong vòng 10 phút, rồi đem toàn bộ hỗn hợp xay nhuyễn, vắt lấy nước là bạn đã có một ly sữa hạt macca thơm ngon rồi. Bạn có thể cho thêm đường theo khẩu vị của mình.
Cách nấu sữa hạt macca
8. Cách làm sữa hạt dẻ
Các bước làm sữa hạt dẻ cũng rất đơn giản, bao gồm:
-
Bước 1: Luộc hạt dẻ rồi tách lấy hạt, cho vào máy xay cùng một nắm yến mạch và nước.
-
Bước 2: Chắt lấy nước rồi nấu lên với một ít đường thốt nốt.
-
Bước 3: Khi uống bạn có thể thêm đường hoặc socola để tăng thêm hương vị.
Cách nấu sữa hạt dẻ
9. Cách nấu sữa đậu nành
Sữa đậu nành là thức uống rất phổ biến và quen thuộc đối với mọi người. Loại sữa này có hương thơm dễ chịu từ đậu nành, có vị béo bùi, không quá ngọt gắt.
Cách nấu sữa đậu nành:
-
Bước 1: Nhặt bỏ các hạt đậu hỏng rồi ngâm qua đêm, sau đó xay nhuyễn chúng với nước.
-
Bước 2: Dùng khăn lọc cặn lấy nước.
-
Bước 3: Dùng phần nước đã lọc nấu cùng với lá dứa, rồi cho thêm sữa đặc hoặc đường tùy vào sở thích và khẩu vị của người dùng.
Cách nấu sữa đậu nành
>> Bạn có đang quan tâm: Cách nấu trà sữa Phúc Long cực ngon, chuẩn vị kinh doanh
10. Cách nấu sữa đậu Hà Lan
-
Bước 1: Nhặt hết hạt đậu hỏng, sau đó rửa sạch và ngâm cho nở mềm rồi tách vỏ lấy thịt.
-
Bước 2: Nấu cho đến khi đậu chín, sau đó xay nhuyễn đậu.
-
Bước 3: Đem phần đậu xay nhuyễn cho vào nồi, thêm nước rồi nấu.
-
Bước 4: Thêm một chút sữa đặc giúp tăng hương vị của sữa, khuấy đều để sữa chín và hòa tan vào đậu. Khi sữa sôi thì tắt bếp.
Cách nấu sữa đậu Hà Lan
11. Cách nấu sữa gạo lứt
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Gạo lứt 200g;
-
Sữa tươi không đường 500ml;
-
Nước lọc 800ml;
-
Đường phèn 100g;
Cách nấu sữa gạo lứt:
-
Bước 1: Nhặt sạch những tạp chất có trong gạo. Sau đó, đem gạo rang vàng với lửa nhỏ cho đến khi dậy mùi thơm.
-
Bước 2: Nấu mềm gạo với 300ml nước lọc ở chế độ lửa nhỏ.
-
Bước 3: Xay nhuyễn và lọc bỏ bã gạo bằng vải lọc.
-
Bước 4: Cho 500ml nước còn lại vào nồi, sau đó thêm sữa tươi, đường phèn và nước gạo vào chung. Đun sôi hỗn hợp ở chế độ lửa nhỏ khoảng 10 - 15 phút. Nhớ khuấy đều tay cho sữa khỏi bị lắng cặn và cháy.
-
Bước 5: Để sữa nguội, sau đó cho vào chai và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 4 ngày.
Cách nấu sữa gạo lứt
12. Cách nấu sữa nếp cẩm
Sữa nếp cẩm có màu tím ấn tượng, đẹp mắt. Bên cạnh đó, sữa nếp cẩm còn có hương thơm đặc trưng của gạo nếp cẩm và lá dứa chính là điểm thu hút của món sữa này.
Cách nấu sữa nếp cẩm:
-
Bước 1: Vo sạch gạo nếp cẩm rồi để ráo nước. Sau đó rang gạo cho dậy mùi.
-
Bước 2: Tiếp theo đun sôi nước rồi cho lá dứa vào, cho phần gạo nếp cẩm rang nấu khoảng 15 phút.
-
Bước 3: Lọc bỏ gạo và lấy nước.
-
Bước 4: Đun tiếp phần nước gạo với lửa nhỏ rồi cho đường phèn, sữa đặc rồi nấu thêm 5 phút là hoàn thành.
13. Cách làm sữa đậu xanh lá dứa
Sữa đậu xanh lá dứa có mùi thơm hấp dẫn cùng màu xanh vô cùng đẹp mắt. Sữa có vị ngọt dịu và béo béo của đậu xanh cùng kết cấu sánh mịn khiến bạn khó cưỡng lại sức hút của sữa đậu xanh lá dứa.
Cách làm sữa đậu xanh lá dứa:
-
Bước 1: Loại bỏ những hạt đậu hỏng, sau đó rửa sạch đậu xanh, rồi ngâm với nước ấm cho nở;
-
Bước 2: Nấu đậu xanh với lửa nhỏ cho đến khi chín thì xay nhuyễn;
-
Bước 3: Dùng phần đậu xanh đã xay nấu với lá dứa trên lửa nhỏ, khi sữa sôi thì cho đường vào nấy đến khi tan là xong.
Cách làm sữa đậu xanh lá dứa
14. Cách nấu sữa yến mạch
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Yến mạch 150g;
-
700ml nước;
-
Đường cát trắng 100g;
Cách nấu sữa yến mạch:
-
Bước 1: Ngâm yến mạch với nước ấm khoảng 30 phút;
-
Bước 2: Vớt yến mạch ra, rồi rửa sạch và để ráo nước;
-
Bước 3: Xay nhuyễn yến mạch với đường và 700ml nước;
-
Bước 4: Lọc hỗn hợp qua rây rồi đem đun sôi nước cốt sữa với chế độ lửa vừa. Khuấy đều cho sữa khỏi cháy khét. Khi sữa bắt đầu sôi thì vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 2 - 3 phút thì tắt bếp.
Cách nấu sữa yến mạch
15. Cách nấu sữa đậu phộng
Sữa đậu phộng có đặc điểm bùi bùi, béo béo rất thích hợp dùng vào bữa sáng hay những người đang có nhu cầu giảm cân.
Cách nấu sữa đậu phộng:
-
Bước 1: Tách vỏ hạt đậu phộng bằng cách ngâm trong 3 giờ.
-
Bước 2: Sau đó đem đi xay, vắt lấy hết nước rồi bỏ bã.
-
Bước 3: Lấy nước cốt đã vắt cho vào nồi nấu cùng với đường và sữa tươi.
Sữa hạt đậu phộng
16. Cách nấu sữa đậu đen
Đậu đen là một loại hạt thông dụng dùng để chế biến thành nhiều loại thức uống dinh dưỡng khác nhau. Sữa đậu đen béo bùi, ngọt vừa phải kết hợp với hương thơm từ đậu và lá dứa khiến sữa vô cùng thơm ngon.
Cách nấu sữa đậu đen:
-
Bước 1: Ngâm đậu đen với nước, sau đó nấu đậu với lá dứa cho thơm.
-
Bước 2: Xây nhuyễn đậu chín rồi rây lấy phần nước.
-
Bước 3: Cho phần nước lắng xuống tinh bột đậu thì đem phần nước đậu đi nấu đến khi sôi, rồi cho phần tinh bột vào khuấy đều.
-
Bước 4: Thêm sữa tươi vào giúp tăng độ béo ngậy của sữa đậu đen.
Cách nấu sữa đậu đen
17. Cách nấu sữa đậu gà
Đậu gà có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Hương thơm từ đậu gà rất hấp dẫn, có vị sữa ngọt thanh dễ uống phù hợp với mọi đối tượng.
Cách nấu sữa đậu gà:
-
Bước 1: Ngâm đậu gà cho đến khi nở, rồi xay nhuyễn với nước.
-
Bước 2: Lọc phần xay nhuyễn qua rây và lấy nước đậu.
-
Bước 3: Cho nước đậu vào nồi, đun với lửa nhỏ trong vòng 20 - 25 phút cho đến khi sữa sánh lại và sôi lăn tăn.
Cách nấu sữa đậu gà
18. Cách nấu sữa đậu cúc
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
150g đậu cúc;
-
5 - 10 quả óc chó;
-
1 quả chà là;
-
Vài cọng lá dứa già;
-
50g đường;
Cách nấu sữa hạt đậu cúc:
-
Bước 1: Rửa sạch và ngâm đậu cúc với nước lạnh khoảng 6 tiếng. Óc chó tách vỏ lấy hạt bên trong rồi rang lên cho thơm. Dùng dao tách bỏ hạt chà là. Rửa sạch lá dứa và cắt khúc nhỏ.
-
Bước 2: Xay nhuyễn hỗn hợp óc chó, đậu cúc, chà là với 1L nước.
-
Bước 3: Đổ hỗn hợp đã xay nhuyễn rồi cho thêm lá dứa vào nồi, đun với chế độ nhỏ nhất trong vòng 20 phút. Trong lúc đun, luôn khuấy đều tay để sữa không bị khét;
-
Bước 4: Sau khi đun khoảng 20 phút, tắt bếp và dùng rây lọc bỏ bã để lấy nước cốt sữa.
-
Bước 5: Tiếp tục đổ phần nước cốt sữa đậu này, cho thêm 200ml nước, nửa thìa cà phê đường và muối vào và khuấy đều cho tan. Tiếp tục đun sôi hỗn hợp với chế độ lửa nhỏ từ 5 - 10 phút rồi tắt bếp.
-
Bước 6: Rót sữa đậu cúc ra ly và bắt đầu thưởng thức. Phần sữa còn lại để cho nguội, rót vào chai thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
>> Tìm hiểu thêm: Chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng sữa kiếm trăm triệu mỗi tháng
19. Cách nấu sữa gạo rang
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
100g gạo tẻ;
-
100g gạo nếp;
-
3 bịch sữa tươi không đường loại 220ml;
-
Nước lọc 300ml;
-
40g sữa đặc có đường;
Cách nấu sữa gạo rang:
-
Bước 1: Vo gạo thật kỹ với nước;
-
Bước 2: Cho gạo vào chảo rang ở chế độ lửa nhỏ cho đến khi gạo khô hẳn, ngả vàng, hạt nở bung và dậy mùi thơm;
-
Bước 3: Cho sữa và nước vào nồi khuấy đều để hòa tan;
-
Bước 4: Tiếp theo cho gạo đã rang vào và ngâm trong hỗn hợp khoảng 10 phút;
-
Bước 5: Đun hỗn hợp này với chế độ lửa nhỏ khoảng 10 phút. Tiếp đến đổ sữa đặc vào và khuấy đều cho tan. Đun và khuấy đều hỗn hợp cho đến khi sôi lăn tăn trở lại thì tắt bếp;
-
Bước 6: Dùng rây lọc bỏ bã gạo, đợi sữa nguội hẳn và thưởng thức, sữa gạo rang sẽ ngon hơn khi được ướp lạnh.
Cách nấu sữa gạo rang
20. Cách nấu sữa đậu đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Đậu đỏ hạt nhỏ 250g;
-
Vài cọng lá dứa già;
-
Sữa không đường 550ml;
-
Đường 100g
Cách nấu sữa đậu đỏ:
-
Bước 1: Nhặt bỏ hết hạt hỏng. Rửa sạch và ngâm đậu đỏ với nước khoảng 6 - 8 tiếng. Rửa sạch lá dứa già và cắt khúc nhỏ.
-
Bước 2: Xay nhuyễn đậu đỏ với 500ml nước lọc;
-
Bước 3: Lọc sạch bã bằng túi lọc để lấy nước đậu;
-
Bước 4: Đun sôi nước đậu ở chế độ lửa nhỏ. Khi nước đậu bắt đầu sôi thì thêm lá dứa, đường và sữa tươi vào và khuấy đều. Khi hỗn hợp sữa sôi trở lại thì tắt bếp.
-
Bước 5: Để sữa nguội hẳn và cho vào bình thủy tinh, đặt vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
Cách nấu sữa đậu đỏ
21. Cách nấu sữa mè đen
Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Mè đen 200g;
-
Sữa tươi 500ml;
-
Sữa đặc 150g
Cách nấu sữa mè đen:
-
Bước 1: Rang mè đen cho chín vàng ở chế độ lửa vừa khoảng 5 phút thì tắt bếp;
-
Bước 2: Đợi mè nguội và đem xay nhuyễn với 300ml nước. Dùng túi lọc vắt kiệt phần nước cốt mè.
-
Bước 3: Cho nước mè đen vào nồi. Thêm sữa tươi, sữa đặc vào rồi bắt đầu đun sôi trên lửa nhỏ. Khuấy đều cho sữa không bị cháy khét, thấy sữa sôi lăn tăn thì tắt bếp.
Cách nấu sữa mè đen
Trên đây là tổng hợp 20+ cách làm sữa hạt thơm ngon, đủ chất dinh dưỡng để các bạn có thể tự làm tại nhà cho những người thân yêu của mình thưởng thức.
>> Tham khảo thêm: Tư vấn lập kế hoạch kinh doanh sữa hạt thành công năm 2023