Trong kỳ kế toán của doanh nghiệp có thể phát sinh một số nghiệp vụ làm giảm doanh thu từ việc bán hàng hóa, sản phẩm. Vậy các khoản giảm trừ doanh thu là gì? Bao gồm những gì? Cách hạch toán khoản trừ doanh thu như thế nào? Cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
I. Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?
Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản khấu trừ được điều chỉnh để làm giảm thu nhập của công ty từ việc bán hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trong kỳ kế toán. Phụ thuộc vào hệ thống kế toán, các doanh nghiệp sẽ giảm trừ doanh thu theo nhiều cách khác nhau.
Các khoản giảm trừ doanh thu là gì?
Ví dụ minh họa: Những sản phẩm, hàng hóa được bán cùng với sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế (trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng) thì số tiền thu được từ việc bán sản phẩm, hàng hóa phải được phân bổ cho sản phẩm, hàng hóa, thiết bị giao cho khách hàng để thay thế. Giá trị của sản phẩm, hàng hóa, thiết bị thay thế được tính vào giá vốn hàng bán.
II. Khoản giảm trừ doanh thu gồm những gì?
Khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại phải trả, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, cụ thể như sau:
2.1. Chiết khấu thương mại phải trả
Đây là khoản bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo các nguyên tắc sau:
-
Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì bên bán hàng không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
-
Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại và doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết thương mại.
Chiết khấu thương mại phải trả
2.2. Giảm giá hàng bán
Những khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng hay không đúng theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc dưới đây:
-
Trường hợp hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện giá bán là giá đã giảm thì bên bán không sử dụng tài khoản này, doanh thu phản ánh theo giá đã giảm.
-
Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn do hàng hóa kém chất lượng.
Giảm giá hàng bán
2.3. Hàng bán bị trả lại
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân như: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế hàng kém chất lượng, không đúng chủng loại, quy cách.
>> Cách quản lý hàng hóa hiệu quả đẩy mạnh doanh thu cửa hàng: https://www.pos365.vn/cach-quan-ly-hang-hoa-hieu-qua-6350.html
III. Tài khoản sử dụng hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, tài khoản 511 có 6 tài khoản cấp 2 bao gồm:
-
TK 5211 – Chiết khấu thương mại.
-
TK 5212 – Hàng bán bị trả lại.
-
TK 5213 – Giảm giá hàng bán.
-
TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
-
TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
-
TK 5118 – Doanh thu khác.
Tài khoản sử dụng hạch toán khoản giảm trừ doanh thu
Kết cấu tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu:
- Bên Nợ:
-
Số tiền chiết khấu thương mại doanh nghiệp thanh toán cho khách hàng.
-
Số lượng giảm giá hàng hóa bán doanh nghiệp chấp thuận cho người mua hàng.
Doanh thu của hàng hóa bán bị trả lại mà doanh nghiệp đã trả lại tiền cho người mua hoặc trừ vào khoản phải thu khách hàng về sản phẩm, hàng hóa đã bán.
- Bên Có:
-
Chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng hóa bán bị khách hàng trả lại sang tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định.
-
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
>> Xem ngay: Làm thế nào để tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp?
IV. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu mới nhất
Sau khi tìm hiểu khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu là gì hãy cùng tìm hiểu 04 cách hạch toán những khoản giảm trừ doanh thu thông dụng và phổ biến nhất, được nhiều doanh nghiệp áp dụng bạn có thể tham khảo:
4.1. Hạch toán các khoản chiết khấu thương mại
- Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
-
Nợ TK 5211: CKTM cho khách hàng hưởng.
-
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm.
-
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu cho khách.
Hạch toán các khoản chiết khấu thương mại
- Trường hợp: Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
-
Nợ TK 5211 : CKTM cho khách hàng hưởng
-
Có TK 111, 112, 131; Tổng giá trị chiết khấu cho khách.
4.2. Hạch toán hàng đã bán mà khách hàng trả lại
4.2.1. Phản ánh khoản doanh thu của hàng bán bị trả lại
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
-
Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm.
-
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm.
-
Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm.
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
-
Nợ TK 5212: doanh thu của số hàng bị trả lại ghi nhận giảm.
-
Có TK 111, 112, 131: Tổng doanh thu bao gồm cả thuế ghi nhận giảm.
4.2.2. Phản ánh giá trị hàng nhập lại kho và ghi giảm giá vốn của hàng nhập lại kho
-
Nợ TK 156: Giá trị hàng bị trả lại nhập kho
-
Có TK 632: Giá vốn hàng bị trả lại ghi nhận giảm.
>> Tham khảo: 11 cách tăng doanh thu cho doanh nghiệp cần phải biết
4.3. Hạch toán khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
-
Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng.
-
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận nay ghi giảm.
-
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị hàng giảm cho khách hàng.
Hạch toán khoản giảm giá hàng bán phát sinh trong kỳ
- Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
-
Nợ TK 5213: giá trị hàng giảm cho khách hàng.
-
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm cho khách hàng.
4.4. Bút toán kết chuyển cuối kỳ khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
Cuối kỳ kế toán, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ trên doanh thu cho người mua hàng ở các bút toán 3.1, 3.2 và 3.3 sang bên Nợ TK 511 để tính doanh thu thuần.
-
Nợ TK 511: Các khoản giảm trừ làm doanh thu giảm.
-
Có TK 5211: CKTM làm doanh thu giảm.
-
Có TK 5213: GGHB làm doanh thu giảm.
-
Có TK 5212: HBBTL làm doanh thu giảm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các khoản giảm trừ doanh thu cũng như cách hạch toán các khoản phải giảm trừ doanh thu mà POS365 tổng hợp được. Hy vọng rằng sẽ hữu ích và giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để phục vụ công việc nhé!
>> Tìm hiểu thêm: Những cách làm tăng doanh thu cho cửa hàng bán lẻ hiệu quả