Câu chuyện kinh doanh

Hai yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Trong đó biên lợi nhuận ròng lại được nhà đầu tư quan tâm hơn cả. Cùng POS365 tìm hiểu ý nghĩa và cách tính chỉ số Net profit Margin trong phân tích tài chính qua bài viết này nhé!

Ý nghĩa của biên lợi nhuận ròng trong phân tích tài chính

Biên lợi nhuận ròng là gì?

Biên lợi nhuận ròng còn có tên gọi tiếng Anh là Net Profit Margin. Chỉ số này được đánh giá là thước đo thu nhập ròng hoặc lợi nhuận được tạo ra dưới dạng phần trăm doanh thu của doanh nghiệp. 

Ngoài ra biên lợi nhuận ròng còn được hiểu là phần lợi nhuận được tính theo thu nhập ròng hoặc phần trăm doanh thu. Không chỉ phản ánh tình hình tài chính mà còn hỗ trợ các nhà đầu tư đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.

Biên lợi nhuận ròng là gì?

Biên lợi nhuận ròng là gì?

>>Xem thêm:  Biên lợi nhuận là gì? Phân loại và cách tính chuẩn nhất 2023

Công thức tính biên lợi nhuận ròng

Các bước tính Net Profit Margin được thực hiện như sau:

  • Thông qua báo cáo kết quản kinh doanh, lấy doanh thu trừ đi chi phí hoạt động, giá vốn bán hàng, chi phí khác, lãi suất (từ nợ) và thuế từ doanh nghiệp.

  • Lấy kết quả đã tính phía trên chia cho doanh thu.

  • Sau đó nhân với 100 để chuyển đổi kết quả sang tỷ lệ phần trăm.

  • Nếu không sử dụng các bước trên, các bạn có thể xác định thu nhập ròng từ kết quả kinh doanh sau thuế của báo cáo thu nhập và chia cho doanh thu. Cuối cùng là nhân với 100% để chuyển đổi thành tỷ lệ phần trăm.

Công thức tính biên lợi nhuận ròng

Công thức tính biên lợi nhuận ròng

Công thức tính Net Profit Margin là:

Net Profit Margin = Net income/R x100

  • Net income là thu nhập ròng được tính là doanh thu (R) trừ đi giá vốn bán hàng (COGS), chi phí hoạt động và các chi phí khác (E), lãi suất (I) và thuế (T).

  • R (Revenue) là doanh thu thuần.

>>Xem thêm:  Biên lợi nhuận gộp là gì? Vai trò, ý nghĩa và cách tính

Ý nghĩa của chỉ số biên lợi nhuận ròng

Theo công thức tính toán đã phân tích ở trên, chỉ số Net Profit Margin sẽ cho biết doanh nghiệp sẽ nhận được bao nhiêu lợi nhuận cuối cùng khi đã từ đi các loại chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp với mỗi phần doanh thu.

Bởi vậy mà trường hợp biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng sinh lời càng cao. Chứng tỏ quá trình hoạt động của doanh nghiệp rất hiệu quả và mang lại thu nhập cao cho cổ đông.

Ý nghĩa của chỉ số biên lợi nhuận ròng

Ý nghĩa của chỉ số biên lợi nhuận ròng

Ngoài ra chỉ số Net Profit Margin còn được sử dụng so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau. Nhằm tìm ra được doanh nghiệp mang tới khả năng tạo ra thu nhập tốt nhất trong ngành.

Không chỉ vậy, chỉ số này còn được sử dụng theo hướng so sánh số liệu trong quá khứ của doanh nghiệp để tìm ra chiều hướng thay đổi chỉ số. Cuối cùng là đưa ra được những phương án cải thiện trong tương lai.

>>Xem thêm:  Thu nhập ròng là gì? Ý nghĩa và công thức tính thu nhập ròng

Các yếu tổ ảnh hưởng đến chỉ số Net Profit Margin

Lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần là hai thành tố cấu thành nên biên lợi nhuận ròng. Bởi vậy mà chỉ số này sẽ bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố sau đây:

  • Chi phí hoạt động càng cao thì thu được lợi nhuận càng thấp. Bởi vậy để thu được Net Profit Margin lớn thì doanh nghiệp phải tối ưu chi phí hoạt động.

  • Giá thành đầu vào càng cao thì lợi nhuận thu được càng thấp tương tự với chi phí hoạt động. Để tối ưu chi phí giá đầu vàng thấp nhất có thể thì doanh nghiệp nên tìm kiếm nhiều nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào khác nhau.

  • Thuế doanh nghiệp không thể tối ưu vì đây là khoản phí cố định. Doanh nghiệp phải thực hiện đóng thuế vì đây là trách nhiệm và nghĩa vụ phải làm.

Những lĩnh vực trong ngành dịch vụ thường có tỷ suất lợi nhuận cao bởi có ít tài sản liên quan đến sản xuất hơn so với dây chuyền lắp ráp. Tương tự, các doanh nghiệp phần mềm hoặc trò chơi sẽ đầu tư ban đầu phát triển phần mềm/trò chơi cụ thể và kiếm doanh thu lớn bằng cách bán các bản sao với chi phí thấp.

Các yếu tổ ảnh hưởng đến chỉ số Net Profit Margin

Các yếu tổ ảnh hưởng đến chỉ số Net Profit Margin

Các doanh nghiệp chuyên sâu về hoạt động như lĩnh vực vận tải thì sẽ phải đối phó với sự biến động của nhiên liệu, đặc quyền và giữ chân nhân viên tài xế , bảo dưỡng phương tiện. Thường như vậy sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. Ngành hàng ô tô cũng có tỷ suất lợi nhuận không cao. Bởi doanh số và lợi nhuận trong lĩnh vực này bị hạn chế bởi mức độ cạnh tranh gay gắn, nhu cầu tiêu dùng không chắc chắn. Phát triển mạng lưới đại lý và hậu cần sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động cao.

>>Xem thêm:  Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần chính xác và đơn giản

Một số hạn chế khi sử dụng biên lợi nhuận ròng

Khi nhà đầu tư chỉ sử dụng chỉ số biên lợi nhuận ròng để đánh giá doanh nghiệp thì sẽ gặp phải hai hạn chế lớn nhất như sau:

Chỉ phát huy hiệu quả khi so sánh doanh nghiệp cùng ngành

Tỷ suất biên lợi nhuận ròng chỉ phù hợp khi được sử dụng để so sánh với những doanh nghiệp cùng ngành. Mỗi ngành có những đặc trưng khác nhau hoàn toàn và tạo nên sự chênh lệch về lợi nhuận và doanh thu. Bởi vậy mà nếu muốn so sánh các doanh nghiệp khác nhau thì không thể sử dụng tỷ suất Net profit margin.

Ví dụ: Các doanh nghiệp ngành ô tô có báo cáo doanh thu thấp nhưng tỷ suất lợi nhuận lại cao hơn doanh nghiệp trong ngành thực phẩm. Ngược lại doanh nghiệp ngành thực phẩm có tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng doanh thu lại cao hơn.

Vậy nên, việc so sánh giữa các doanh nghiệp khác lĩnh vực sẽ không thể sử dụng chỉ số Net profit margin. Chỉ nên sử dụng trong cùng ngành để xác định doanh nghiệp nào có hoạt động hiệu quả hơn.

Một số hạn chế khi sử dụng biên lợi nhuận ròng

Một số hạn chế khi sử dụng biên lợi nhuận ròng

Không sử dụng đánh giá độ lập

Trường hợp chỉ số tỷ lệ NPM thấp thì không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Và ngược lại doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận ròng cao cũng không phải do sở hữu dòng tiền cao. 

Bởi vậy mà việc chỉ sử dụng chỉ số NPM để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp là điều rất khó phản ánh chính xác. Để có kết quả đảm bảo hơn các nhà đầu tư nên kết hợp thêm nhiều chỉ số tài chính có liên quan khác nữa.

>>Xem thêm:  Những điều bạn cần biết về lợi nhuận trước thuế

Các cách cải thiện biên lợi nhuận ròng hiệu quả nhất

Để một doanh nghiệp sở hữu lợi thế cạnh tranh thì cần có biên lợi nhuận ròng lớn hơn NPM của ngành. Vậy nên tất cả các doanh nghiệp đều có mục tiêu chung là nâng cao chỉ số NPM. Dưới đây là hai cách cải thiện chỉ số phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.

Cải thiện NPM bằng cách tăng doanh thu

Lựa chọn phổ biến nhất để cải thiện tỷ suất lợi nhuận ròng là tăng doanh thu. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ tăng thu nhập thông qua bán hàng bằng cách tăng giá hoặc tăng số lượng sản phẩm bán ra.

Tuy nhiên nếu tăng giá đột ngột sẽ khiến khách hàng quay lưng với sản phẩm của doanh nghiệp. Không chỉ vậy nếu nhu cầu khách hàng sử dụng sản phẩm không cao thì phương án tăng sản lượng và giá thành sẽ khiến hàng hóa bị tồn kho, mất giá trị.

Các cách cải thiện biên lợi nhuận ròng hiệu quả nhất

Các cách cải thiện biên lợi nhuận ròng hiệu quả nhất

Tối ưu chi phí

Để duy trì hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải gồng gánh một khoản phí rất lớn. Có nhiều cách để giảm chi phí tăng tỷ suất lợi nhuận ròng. Ví dụ như chuyển doanh nghiệp đến khu vực rẻ hơn, cắt giảm lực lượng lao động không cần thiết. Hoặc doanh nghiệp có thể tìm nguồn nguyên liệu đầu vào giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên việc này có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi bán ra thị trường.

Lựa chọn tốt nhất để giảm chi phí sản xuất mà giữ nguyên chất lượng là mở rộng quy mô. Việc mở rộng quy mô sản xuất sẽ là một chiến lược dài hạn hiệu quả để cải thiện chỉ số NPM. Việc này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy khối lượng bán hàng và giảm chi phí sản xuất trung bình của mỗi sản phẩm.

>>Xem thêm:  Những điều bạn chưa biết về lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Như vậy POS365 vừa cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về cách tính và ý nghĩa của biên lợi nhuận ròng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu và áp dụng hiệu quả vào doanh nghiệp của mình. Theo dõi POS365 để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!