Biên lợi nhuận là yếu tố đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu đặc điểm, ý nghĩa, phân loại và công thức tính biên lợi nhuận chuẩn nhất 2024 của doanh nghiệp nhé.
I. Biên lợi nhuận là gì?
Biên lợi nhuận (Profit Margin) là một trong những tỷ suất sinh lời thông dụng trong hoạt động kinh doanh. Dựa vào biên lợi nhuận này, chúng ta có thể đánh giá được mức lợi nhuận thu được dưới dạng phần trăm. Nói một cách dễ hiểu hơn, Profit Margin là con số phần trăm biểu hiện cho tỷ lệ giữa lợi nhuận trên mỗi đơn vị doanh thu.
Có 2 tỷ suất lợi nhuận về Profit Margin doanh nghiệp cần chú ý chính là lợi nhuận biên gộp (Gross Margin Profit) và lợi nhuận biên ròng (Net Margin Profit).
Biên lợi nhuận là gì?
II. Đặc điểm và ý nghĩa của biên lợi nhuận
Chỉ số biên lợi nhuận sẽ giúp mọi người đánh giá xem doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không, có lợi nhuận không, lợi nhuận mang lại có đủ để đáp ứng được yêu cầu kinh doanh hay không,...
Chỉ số biên lợi nhuận cũng được dùng để so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể xác định được vị trí và chỗ đứng của mình đang ở đâu so với các đối thủ. Muốn thay đổi tỉ suất này, doanh nghiệp có thể tìm cách tăng doanh thu hoặc cắt giảm chi phí, hay tăng giá sản phẩm.
Trong trường hợp doanh nghiệp cần vay vốn kinh doanh thì ngân hàng hoặc các nhà đầu tư sẽ dựa vào tỷ suất lợi nhuận để đánh giá được khả năng quản lý, điều kiện tài chính, tiềm năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Thông thường, các ngành khác nhau sẽ có tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Đặc điểm và ý nghĩa của biên lợi nhuận
>> Tìm hiểu thêm: Thu nhập ròng là gì? Ý nghĩa và công thức tính thu nhập ròng
III. Phân loại và cách tính lợi nhuận biên
Dưới đây là phân loại cụ thể và cách tính lợi nhuận biên mà các nhà đầu tư cần phải biết:
3.1. Lợi nhuận gộp
Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về từ giá vốn hàng hóa hoặc chi phí kinh doanh. Công thức tính lợi nhuận biên:
Gross Profit Margin = (Doanh thu – Giá vốn hàng hóa) x 100 / Doanh thu
Ví dụ cụ thể: Công ty A có tổng doanh thu là 345 tỷ đồng và giá vốn hàng bán là 225 tỷ đồng thì lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) của A được tính theo công thức: (345 - 225) x 100/345 = 35%.
=> Với mỗi ngàn đồng mà công ty A có trong doanh thu, A đã tạo ra 35 đồng lợi nhuận gộp trước khi thanh toán các chi phí kinh doanh khác.
Cách tính biên lợi nhuận gộp
>> Xem thêm: Lợi nhuận gộp là gì? Cách tính và những điều cần biết về lợi nhuận gộp
3.2. Lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là con số mang tính cụ thể hơn thì dựa vào đây chúng ta có thể xác định được khả năng sinh lãi hay lợi nhuận của toàn bộ doanh nghiệp và được tính bằng công thức:
Net Profit Margin = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Ví dụ cụ thể: Công ty A có thu nhập ròng là 62 tỷ và tổng doanh thu là 285 tỷ đồng cùng kỳ. Vậy lợi nhuận biên ròng = (62 x 100)/285 = 22%
=> Lợi nhuận biên ròng của B là 22%.Tức là công ty có được 0.22 đồng lợi nhuận trong doanh thu.
Mong muốn của mỗi doanh nghiệp chính là lợi nhuận biên cao hơn, bởi đó chính là việc bán hàng của công ty thu được lợi nhuận nhiều hơn. Biên của lợi nhuận ròng càng cao thì tỷ lệ sinh lời càng cao, đồng nghĩa với rủi ro càng thấp.
Chỉ số lợi nhuận ròng càng thấp thì rủi ro càng cao. Lúc này, doanh nghiệp cần phải cân nhắc, xem xét lại các chi phí nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất, vận chuyển, phân phối,... đưa ra giải pháp tối ưu biên này để giảm thiểu được rủi ro.
Cách tính biên lợi nhuận ròng
3.3. Lợi nhuận trước thuế
Biên lợi nhuận trước thuế (Earnings Before TAX - EBT) là tổng lợi nhuận thu được từ những hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tài chính và các lợi nhuận phát sinh khác. Lợi nhuận này sẽ được tính bằng công thức:
Earnings Before TAX - EBT = Tổng doanh thu - (Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí phát sinh)
Lợi nhuận trước thuế chính là lợi nhuận của doanh nghiệp mà khoản này chưa tính đến các phần thuế phải gộp và những khoản lãi doanh nghiệp cần phải trả. Dựa vào số liệu này mà các nhà đầu tư có thể so sánh và lựa chọn đầu tư sao cho hợp lý nhất. Qua tỷ suất này, khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể được nhà đầu tư nhìn nhận và đánh giá dễ dàng hơn.
Cách tính biên lợi nhuận trước thuế
3.4. Lợi nhuận hoạt động
Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin) được tính theo công thức sau:
Operating Profit Margin = Lợi nhuận trước thuế (EBT) / Doanh thu bán hàng
Các doanh nghiệp sẽ dựa vào việc so sánh doanh thu bán hàng với tổng các thu nhập trước thuế + lãi vay hiện có. Từ đó có thể tính toán ra được mức độ thành công của việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh.
IV. Biên lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý?
Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có khoảng biên lợi nhuận khác nhau nên để tìm ra con số chung cho các ngành nghề là điều không thể.
Thử giả định trong đầu tư chứng khoán, các công ty niêm yết đại diện cho bình quân nền kinh tế nói chung với tỷ suất lợi nhuận khoảng 11 - 12%/năm. Lợi nhuận ở đâu cao thì nguồn vốn sẽ đổ vào mạnh mẽ và lại làm lợi nhuận giảm lại thì các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán sẽ có mức lợi nhuận bình quân vào khoảng 12%/năm là hợp lý. Nếu đạt mức trên 20%/năm là gần như gấp đôi mức chung của nền kinh tế.
Như vậy, để xem xét biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình đã hợp lý hay chưa thì bạn có thể xem xét các yếu tố như: Lãi suất huy động vốn của ngân hàng ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu? Nếu biên lợi nhuận của bạn cao hơn mức này là hợp lý.
Biên lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý?
Nội dung bài viết trên đây POS365 đã đưa ra những thông tin cần thiết về biên lợi nhuận, phân loại và cách tính chuẩn nhất 2024. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các Quý doanh nghiệp, công ty có thể đưa ra những phương án phù hợp nhất để phát triển cho việc kinh doanh của mình.