Để thành công trong cách quản lý quán ăn nhỏ cần phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau. Trước hết là từ sự sẵn có của nguồn lực tài chính, kiến thức trải nghiệm, khả năng tổ chức, kinh nghiệm kinh doanh và niềm đam mê đối với mô hình kinh doanh này. Cùng POS365 tìm hiểu những kinh nghiệm trong bài viết này ngay.
I. Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
Để quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm hiệu quả thì quán ăn của bạn phải đảm bảo được những phần sau:
1.1. Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Kinh doanh quán ăn được phép hoạt động thì phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo các tiêu chí về cơ sở vật chất (máy móc, trang thiết bị, kho chứa hàng, hệ thống điện nước,...), chất lượng quản lý nguồn nhập nguyên liệu đầu vào, sức khỏe nhân viên,... Bên cạnh đó thì chủ kinh doanh cũng nên tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để nắm rõ và vận dụng thực hành vào quá trình quản lý nhà hàng.
1.2. Quản lý bếp
Quản lý bếp sẽ bao gồm việc đảm bảo nguồn hàng sạch và quản lý nguyên vật liệu quán ăn.
Để đảm bảo được nguồn hàng sạch thì chủ kinh doanh phải lựa chọn được nhà cung cấp thực phẩm uy tín, nguồn hàng phải luôn mới, tươi ngon. Khi hàng đến, nhân viên phải kiểm tra cẩn thận các lô hàng xem có bị hư hỏng hay gặp vấn đề gì không, chỉ có như vậy mới có thể chắc chắn những nguyên liệu tốt nhất được nhập vào quán ăn. Sau khi đã kiểm tra xong, các loại thực phẩm cần được bảo quản đúng cách như cấp đông, làm mát hoặc để khô để duy trì chất lượng sản phẩm.
Quản lý vệ sinh bếp sạch sẽ, ngăn nắp
Quản lý nguyên liệu quán ăn là một khâu khá quan trọng bao gồm quá trình nhập hàng và quá trình định lượng để chế biến. Bạn nên thường xuyên kiểm tra nhà bếp và kho để kiểm soát tình hình, bên cạnh đó bạn cũng cần phải giao cho nhân viên quản lý chung việc thống kê, báo cáo chi tiết theo tuần hoặc theo tháng.
1.3. Quản lý vệ sinh kho quán ăn
Muốn quản lý vệ sinh kho nhà hàng hiệu quả thì bạn cần phải bố trí, sắp xếp trang thiết bị, nguyên vật liệu,... sao cho hợp lý và gọn gàng nhất để tiết kiệm được diện tích và đảm bảo dễ tìm kiếm mỗi khi cần dùng đến. Ví dụ: Bạn nên thiết kế những kệ để đồ và phân chia chúng theo từng khu vực. Sắp xếp những vật dụng thường xuyên dùng ở những vị trí dễ lấy nhất. Đồ nặng nên để phía dưới còn những đồ làm từ chất liệu thủy tinh, sứ dễ vỡ thì nên lấy giấy bọc lại và đặt vào thùng.
Kinh nghiệm quản lý quán ăn hiệu quả là không nên đề trong kho quá lung tung vì như vậy rất dễ có gián và chuột. Mỗi tháng bạn nên vệ sinh kho một lần để tránh tình trạng chuột hay gián làm ổ trong kho.
II. Quản lý nhân viên quán ăn
Mỗi nhà hàng cần có ít nhất một nhân viên. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các nhà hàng vừa và nhỏ sử dụng từ 4-10 nhân viên và được bố trí làm hai ca.
Điều này có nghĩa là trong một ca thường làm việc từ 3 đến 5 người. Tùy theo năng lực của nhà hàng mà một nhân viên có thể làm một hoặc nhiều công việc khác nhau. Cách quản lý quán ăn nhỏ để có thể tổ chức công việc trong một nhà hàng là gì?
2.1. Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận nhân viên
Mỗi bộ phận sẽ phụ trách từng công việc khác nhau, vì vậy cần phải phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên và ấn định thời gian bắt đầu - kết thúc phù hợp.
Hãy đảm bảo khối lượng công việc tương ứng với số lượng nhân viên hiện có trong bộ phận, đồng thời tham khảo ý kiến của các Tổ trưởng, Trưởng bộ phận để có được một phân chia công việc chính xác, khách quan và hiệu quả.
Quản lý nhân viên quán ăn
2.2. Quy định thời gian bật tắt các thiết bị điện
Để tiết kiệm chi phí điện nước cho quán ăn chủ kinh doanh nên lập một bảng quy định cụ thể về thời gian bật tắt các thiết bị điện. Trong trường hợp, nếu nhân viên nào quên bật tắt điện thì sẽ bị phạt để rút kinh nghiệm lần sau.
2.3. Giám sát, kiểm soát mọi hoạt động, vấn đề trong ca làm việc
Giám sát, kiểm soát mọi hoạt động, vấn đề phát sinh trong ca làm việc sẽ giúp chủ quán ăn kịp thời phát hiện và xử lý những sự cố phát sinh để không ảnh hưởng đến khách hàng, đồng thời không làm xấu đi hình ảnh thương hiệu quán ăn.
Làm sao để quản lý cho quán ăn từ xa nhanh chóng và hiệu quả
2.4. Vệ sinh sạch sẽ trước khi đóng cửa
Trước khi về phải đảm bảo quán ăn được vệ sinh sạch sẽ, đồ dùng sắp xếp gọn gàng. Quang cảnh mặt tiền của quán ăn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ bên trong của khách hàng về chất lượng vệ sinh cũng như quyết định đi vào bên trong quán ăn hay quay lại vào lần tới.
Danh sách các công việc cụ thể khác mà nhân viên cần làm:
-
Chuẩn bị bữa ăn
-
Rửa bát đĩa
-
Phục vụ và trình bày đồ ăn, thức uống
-
Phục vụ khách hàng
-
Làm sạch bàn
-
Dọn bếp
-
Vệ sinh nhà vệ sinh
-
Pha chế
-
Lập hóa đơn
-
Bảo quản hàng tồn kho cho nhà bếp
-
Lập báo cáo hàng ngày
-
Vệ sinh nhà hàng vào cuối ca làm việc
-
Xử lý và vận chuyển rác
-
Đóng cửa nhà hàng
Phân công việc cho nhân viên hợp lý trong những khung giờ đông khách
Một khi bạn đã quen với quy trình phục vụ nhà hàng, quán ăn trong một ngày làm việc, bạn có thể sắp xếp nhân viên của mình thành một vài nhóm chung: đầu bếp, người giúp việc trong nhà bếp, phục vụ bàn, rửa bát, thu ngân và quản lý.
III. Quản lý dòng tiền
Muốn quản lý quán ăn tốt thì bạn bạn phải biết cách quản lý dòng tiền để nắm bắt và dễ dàng kiểm soát thông tin tài chính của quán. Trong quá trình kinh doanh, chủ quán ăn phải chi phí rất nhiều từ thiết kế thực đơn nhà hàng, thuê nhân viên, thuê mặt bằng, chi phí nhập hàng,... Nếu không quản lý tài chính tốt thì rất dễ bị nhầm lẫn hoặc thâm hụt. Để tiện cho việc theo dõi thu - chi bạn nên sử dụng một phần mềm quản lý nhà hàng với các chức năng tự động thống kê, tính toán từng khoản theo thời gian cụ thể. Chủ quán ăn có thể xem được tình hình hoạt động của nhà hàng, doanh thu, chi tiết các loại báo cáo.
Kinh nghiệm quản lý dòng tiền quán ăn
IV. Cách quản lý quán ăn từ xa hiệu quả
Bạn quá bận rộn, không thường xuyên có mặt tại cửa hàng thì cách quản lý quán ăn từ xa hiệu quả nhất là sử dụng phần mềm quản lý quán ăn. Các bạn hoàn toàn có thể giảm bớt áp lực quản lý với POS365. Dựa trên nền tảng điện toán đám mây vào sản phẩm của mình, POS365 mang đến cho nhà hàng công cụ tuyệt vời giúp cho việc quản lý nhân viên và khách hàng, nguyên liệu tồn kho được nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, chủ nhà hàng nhỏ có thể quản lý cho quán ăn của mình từ xa mà không phải có mặt trực tiếp ở cửa hàng. Từ đó mọi công việc được kiểm soát tốt hơn.
Phần mềm quản lý quán ăn từ POS365 có nhiều tính năng trong việc bán hàng, theo dõi doanh số và tối ưu quy trình order, báo bếp, chế biến. Nó giúp cho nhân viên thanh toán hàng hóa nhanh, không mất thời gian để di chuyển báo bếp chế biến. Điều này cũng giúp cho khách hàng nhanh chóng nhận được món ăn và thu ngân có thể thu tiền một cách chính xác dựa vào phần mềm.
Phần mềm quản lý từ xa POS365 cung cấp các tính năng phục vụ bán hàng, quản lý nhà hàng
Xem thêm: Cách quản lý quán ăn từ xa khỏi trộm cắp nội bộ
Kết luận:
Cách quản lý quán ăn nhỏ là không quá khó khăn nếu như các bạn có thể áp dụng công nghệ vào việc quản lý của mình. Đừng dại bỏ ra thời gian để thực hiện quản lý bằng phương pháp truyền thống. Nó sẽ khiến cho bạn chịu nhiều áp lực và khiến công việc kém hiệu quả hơn.