Để đảm bảo giá trị cho hàng hoá, khách hàng có thể mua bảo hiểm hàng hoá. Điều này nhằm bảo vệ khi có những vấn đề không may xảy ra thì hàng hoá vẫn được bảo đảm an toàn và giữ được giá trị gần như giá trị thực.
Dưới đây là những thông tin hữu ích về bảo hiểm hàng hoá là gì? Điều kiện bảo hiểm cho hàng hoá theo ICC 2009 là gì? Quy trình mua bảo hiểm xuất nhập khẩu,... Khám phá cùng POS365 ngay nào!
I. Bảo hiểm hàng hoá là gì? Vai trò của bảo hiểm hàng hoá
Dưới đây là khái niệm và vai trò của bảo hiểm hàng hoá giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của việc bảo hiểm cho hàng hoá, giúp giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc.
1.1. Khái niệm bảo hiểm hàng hoá
Là một dịch vụ kèm theo khi bạn sử dụng các dịch vụ giao nhận hàng. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn cho hàng hóa của bạn. Trong trường hợp hàng hóa gặp phải tình trạng hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lưu kho thuộc quản lý của bên dịch vụ giao hàng thì sẽ được bồi thường theo đúng quy định của bảo hiểm.
Khái niệm bảo hiểm của hàng hoá
Để nhận được khoản bồi thường trong trường hợp xảy ra sự cố với hàng hóa thì trước đó bạn phải chịu một khoản phí gọi là phí bảo hiểm. Khi bạn trở thành đối tác của bên vận chuyển, giao hàng hay các dịch vụ ship cod, bạn sẽ được đề cập tới khoản phí bảo hiểm cho sản phẩm trước khi ký hợp đồng.
1.2. Vai trò của bảo hiểm cho hàng hoá
Việc thực hiện bảo hiểm cho hàng hóa không giúp cho hàng hoá của bạn được an toàn tối đa, tuy nhiên nó giúp giảm thiểu tối đa rủi ro trong trường hợp không may xảy ra với đơn hàng.
Dù đơn hàng của bạn gửi đi có giá trị cao hay thấp, đù là đơn vị vận chuyển nào thì cũng có những trường hợp gặp sự cố không may. Điều mà bạn cần làm là giảm thiểu thiệt hại khi sự cố không may xảy ra như cháy nổ, mất đơn hàng, sự cố thiên tai…
Vai trò của bảo hiểm cho hàng hoá
Khi thuê các đơn vị vận chuyển bên ngoài thì bạn sẽ không biết được đơn hàng của bạn sẽ như thế nào. Vì vậy, mua bảo hiểm cho hàng hóa được xem là giảm pháp tối ưu nhất mà các chủ kinh doanh lựa chọn khi gửi hàng.
II. Đối tượng tham gia bảo hiểm hàng hoá
Bảo hiểm sẽ được xét cho những loại hàng hóa thuộc tài sản, những hàng hóa vật thể dễ gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển trong phạm vi nội địa hoặc quốc tế.
Bảo hiểm sẽ có hiệu lực từ lúc bắt đầu vận chuyển theo đúng quy trình đã được đăng ký từ trước và kết thúc ở khi hàng hóa đến địa điểm người nhận. Những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường hàng không, đường thủy hay gửi bưu điện ship cod sẽ được đảm bảo.
Trường hợp hàng hóa lưu kho cũng sẽ nằm trong phạm vi bảo hiểm. Việc đền bù hàng hóa khi xảy ra sự cố sẽ được quy định rõ ràng trong hợp đồng và các quy định của bảo hiểm hàng hóa.
Không phải bất cứ loại hàng hóa hay trường hợp xảy ra sự cố nào cũng được bảo hiểm hay bồi thường. Có những trường hợp sẽ không nhận được bảo hiểm như sau:
-
Hàng hóa được giao quá điểm kết thúc của đơn hàng. Trong trường hợp này, hàng hóa gặp sự cố bên ngoài hàng trình mà khách hàng đăng ký từ trước.
-
Trường hợp người nhận bảo hiểm không thanh toán đầy đủ những khoản phí trước khi sự cố hàng hóa xảy ra.
-
Do các nguyên nhân khách quan như chiến tranh, cách mạng hay do những hành động xấu của người được nhận bảo hiểm.
III. Phân loại bảo hiểm hàng hoá
Các loại bảo hiểm hàng hoá được phân loại thành 2 bảo hiểm chính dưới đây, bạn có thể theo dõi:
3.1. Bảo hiểm cho hàng hoá nội địa
Bảo hiểm về hàng hóa nội địa có nghĩa là đối tượng tham gia sẽ là các hàng hóa được vận chuyển, giao thương trên lãnh thổ Việt Nam.
Các rủi ro của hàng hóa nội địa được bảo hiểm bảo vệ gồm:
-
Hàng hóa bị thiệt hại do thiên tai như động đất, sóng thần, lũ lụt, bão,...
-
Hàng hóa bị mất do cháy, nổ phương tiện vận chuyển hoặc kho lưu trữ.
-
Bị tổn thất, hư hại do phương tiện vận chuyển gặp vấn đề như tai nạn hay mất tích.
-
Các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cống, hầm bị sập khiến các phương tiện vận chuyển không thể lưu thông.
Bảo hiểm cho hàng hoá nội địa
Phí bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa được tính như sau:
Phí bảo hiểm khách hàng được hưởng = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm tính theo %
(Phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thức đóng gói và phương tiện, hình thức vận chuyển)
3.2. Bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu
Là cách thức bảo vệ cho hàng hóa được vận chuyển bằng nhiều hình thức như: đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy trên phạm vị toàn thế giới.
Các rủi ro của hàng hóa xuất nhập khẩu được bảo vệ bao gồm:
-
Cháy nổ phương tiện vận chuyển.
-
Các phương tiện vận chuyển bị mắc cạn, lật úp, trật bánh
-
Gặp tai nạn với các phương tiện khác.
-
Hư hỏng hàng do dỡ hàng tại cảng nơi tàu, thuyền gặp nạn.
Rủi ro hàng hoá xuất nhập khẩu
Hay các tổn thất khác như:
-
Ném hàng ra khỏi phương tiện vận chuyển như tàu, thuyền, xe,
-
Hàng hóa bị mất do phương tiện vận chuyển bị mất tích.
-
Thiệt hại do thiên tai như núi lửa phun, sóng thần,...
-
Thiệt hại do cướp giật
-
Nước biển, sông hồ, tràn vào các phương tiện vận chuyển làm hư hại hàng hóa.
Tổn thất hàng hoá xuất nhập khẩu
Phân loại bảo hiểm xuất nhập khẩu:
-
Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển
-
Bảo hiểm hàng hoá bằng đường bộ
-
Bảo hiểm hàng hoá bằng đường sắt
-
Bảo hiểm hàng hoá bằng đường hàng không
IV. Điều kiện bảo hiểm hàng hoá theo ICC 2009
ICC 01/01/2009 là bộ điều kiện bảo hiểm được sử dụng phổ biến trên thế giới do Viện ILU (Institute of London Underwriters) những người bảo hiểm London phát hành.
Các điều kiện bảo hiểm gốc của Việt Nam được quy định theo bản Quy tắc chung về bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển 1990 do Bộ Tài chính ban hành. Bản Quy tắc này dựa trên cơ sở điều khoản ICC 1/1/2009 của Viện ILU. Gồm các điều kiện sau:
-
Điều kiện bảo hiểm C – Institute cargo clauses C (ICC-C)
-
Điều kiện bảo hiểm B – Institute cargo clauses B (ICC-B)
-
Điều kiện bảo hiểm A – Institute cargo clauses A (ICC-A)
-
Điều kiện bảo hiểm chiến tranh – Institute war clauses
-
Điều kiện bảo hiểm đình công – Institute strikes clauses
4.1. Điều kiện bảo hiểm theo ICC A - B - C
Ghi chú: (*) được bảo hiểm, (-) không được bảo hiểm
4.2. Điều kiện bảo hiểm chiến tranh
Theo điều kiện này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hóa do:
-
Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào;
-
Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ;
-
Mìn, thủy lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác;
-
Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
4.3. Điều kiện bảo hiểm đình công
Điều kiện bảo hiểm này chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do:
-
Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy;
-
Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị
-
Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của những người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công gây ra.
V. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu là một văn bản có các điều khoản cam kết bồi thường cho đối tượng được bảo hiểm nếu quá trình vận chuyển xảy ra các rủi ro mất mát, thiệt hại.
5.1. Phân loại hợp đồng
Mỗi đơn vị bảo hiểm sẽ có mẫu hợp đồng bảo hiểm riêng. Với cách trình bày, mức giá cũng như các điều khoản khác nhau, do đó không có mẫu chung cho tất cả hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm xuất nhập khẩu được chia thành hai loại: Hợp đồng bảo hiểm chuyến và Hợp đồng bảo hiểm bao.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến
Là hợp đồng có giá trị trên từng chuyến hàng và chỉ có giá trị với mỗi chuyến hàng. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm sẽ hết khi hàng từ kho công ty vận chuyển đến kho công ty nhận hàng.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến
Hợp đồng bảo hiểm bao
Hay còn được gọi là hợp đồng bảo hiểm mở. Là loại hợp đồng được áp dụng trên nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
Hợp đồng này dùng để bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu thường xuyên khối lượng lớn, vận chuyển nhiều chuyến.
Hợp đồng bảo hiểm bao
Tất cả các chuyến hàng thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm đều được bảo hiểm một cách tự động, linh hoạt và phí bảo hiểm thường được trả theo thời gian thỏa thuận, thường là theo tháng.
5.2. Nội dung trong hợp đồng bảo hiểm
Mỗi công ty bảo hiểm sẽ có mẫu hợp đồng riêng, tuy nhiên những nội dung cơ bản cần có trong một hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu gồm:
Giá trị bảo hiểm của hàng hoá xuất nhập khẩu
Được hiểu là giá thực tế của lô hàng, bao gồm: Giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Được xác định bằng công thức:
V = C + I + F
Trong đó, V là giá trị bảo hiểm của hàng hoá, C là giá hàng hoá tại cảng đi, I là phí bảo hiểm, F là cước phí vận tải.
Giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu
Ngoài giá trị hàng hoá, người bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại. Khi xuất nhập khẩu theo giá CIF hoặc CIP thì cách tính bảo hiểm sẽ thêm 10% lãi dự tính và được xác định bằng công thức:
V = 110% * CIF hoặc V = 110% * CIP
CIF = (C + F) / (1 - R). Trong đó R là tỷ lệ phí bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm xuất nhập khẩu
Là khoản tiền cụ thể được ghi trong đơn bảo hiểm để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường. Số tiền này chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm.
Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm
Là số tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có các tổn thất do các loại rủi ro đã thoả thuận gây nên.
Phí bảo hiểm xuất nhập khẩu được tính bằng công thức:
I = R * A (Nếu A < V)
I = R * V (Nếu A = V)
Trong đó, R là tỷ lệ phí bảo hiểm, I là phí bảo hiểm, V là giá trị bảo hiểm, A là số tiền bảo hiểm.
Phí bảo hiểm của hàng hoá
-
Với hàng hoá xuất nhập khẩu vào Việt Nam thì phí bảo hiểm sẽ được tính như sau:
I = R * CIF
CIF = C + F/ 1 - R
-
Với hàng hoá xuất nhập khẩu từ Việt Nam theo giá CIF thì bảo hiểm được tính:
A = C + F/ 1-R* (1 + a)
Trong đó, a là phần trăm dự lãi.
Hợp đồng bảo hiểm xuất nhập khẩu còn có các nội dung khác như: Nguyên tắc chung, phạm vi trách nhiệm, việc đóng gói hàng, loại phương tiện vận chuyển, phương thức thanh toán,...
Một hợp đồng bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu cần có nội dung chi tiết, rõ ràng, mạch lạc.
5.3. Mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Sau đây là một vài mẫu hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển và hàng không, bạn có thể tham khảo:
Mẫu hợp đồng bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không:
Mẫu hóa đơn bảo hiểm hàng hóa hàng không
Mẫu hợp đồng bảo hiểm của hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển:
VI. Quy trình mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Hướng dẫn quy trình mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đơn giản, đầy đủ các bước. Bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho hàng hoá
Cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu mua bảo hiểm sẽ liên hệ với công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ gửi lại giấy yêu cầu bảo hiểm, nội dung cụ thể:
-
Thông tin người mua bảo hiểm
-
Thông tin về hàng hoá được bảo hiểm
-
Yêu cầu bảo hiểm
-
Các chứng từ đính kèm
-
Phần kê của công ty môi giới
-
Nghiệp vụ của công ty bảo hiểm
Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm
Người mua bảo hiểm hàng hoá sẽ phải điền đầy đủ thông tin trên giấy yêu cầu bảo hiểm. Không điền vào phần kê của công ty môi giới và nghiệp vụ của công ty bảo hiểm.
Bước 3: Gửi bảo sao giấy yêu cầu bảo hiểm đến công ty bảo hiểm
Bước 4: Công ty bảo hiểm gửi hợp đồng cho đơn vị yêu cầu bảo hiểm
Bước 5: Xem xét và ký xác nhận vào hợp đồng bảo hiểm
Xem xét thật kỹ hợp đồng bảo hiểm, nếu đồng ý thì ký xác nhận vào hợp đồng bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ gửi bảng thu phí cho dịch vụ.
Ký xác nhận hợp đồng bảo
Bước 6: Thanh toán phí bảo hiểm theo yêu cầu
Bên mua bảo hiểm cần thanh toán phí bảo hiểm theo yêu cầu.
Trên đây, POS365 đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về bảo hiểm hàng hóa cũng như các lưu ý khi thực hiện gửi hàng hóa. Mong rằng những thông tin này có thể giúp bạn trong việc gửi đơn hàng, đặc biệt là những người kinh doanh thường xuyên phải gửi đơn hàng thông qua các đơn vị vận chuyển. Chúc bạn thành công!