Báo cáo kết quả kinh doanh được biết đến là một trong những bản báo cáo quan trọng của doanh nghiệp. Quá trình xây dựng báo cáo thông minh, chuẩn xác sẽ giúp cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc kinh doanh, đồng thời giúp các nhà đầu tư có thể nắm rõ tình hình tài chính của một công ty. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các lập loại báo cáo này trong bài viết ngay sau đây.
I. Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?
Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn được gọi là báo cáo lợi nhuận và lỗ của một công ty, là một báo cáo tài chính quan trọng. Nó cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và lỗ của công ty trong một khoảng thời gian cụ thể. Báo cáo này thường bao gồm ba thành phần chính: doanh thu, lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng.
Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?
-
Doanh thu là tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
-
Lợi nhuận gộp là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi chi phí hàng hóa hoặc dịch vụ được bán ra.
-
Lợi nhuận ròng là khoản lợi nhuận cuối cùng sau khi trừ đi tất cả các chi phí khác như chi phí vận hành, lãi vay và thuế.
Đây là một công cụ quan trọng để đo lường hiệu suất tài chính của một công ty và cung cấp thông tin quan trọng cho cổ đông, nhà đầu tư và người quản lý để đánh giá trạng thái tài chính và khả năng sinh lời của công ty.
>> Xem thêm: Báo cáo tài chính là gì? Cách đọc báo cáo tài chính chuẩn nhất
II. Các nội dung cơ bản cần có trong báo cáo kết quả kinh doanh
Ngay sau đây cùng POS365 tìm hiểu về các nội dung cần có của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp.
2.1 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả kinh doanh được xây dựng dựa trên nguyên tắc cân đối giữa doanh thu và chi phí. Chẳng hạn như doanh nghiệp đó có lợi nhuận khi doanh thu lớn hơn chi phí bỏ ra. Trong báo cáo này hoạt động doanh nghiệp được chia ra thành hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.
Nguyên tắc trên được áp dụng cho việc lập dự toán báo cáo. Doanh nghiệp cần kết hợp với các kỳ báo cáo trước cùng với các kế hoạch trong kỳ để đưa ra dự toán. Với các đối tác nước ngoài, báo cáo kết quả kinh doanh cần được dịch sang tiếng anh. Về bản chất dù là báo cáo bằng tiếng anh hay tiếng việt thì sẽ đều cần tuân thủ các nguyên tắc trong cân đối kế toán và doanh nghiệp cần lưu ý sử dụng đúng thuật ngữ cho bản báo cáo bằng tiếng anh.
Các nội dung cơ bản cần có trong báo cáo kết quả kinh doanh
2.2 Kết quả kinh doanh hợp nhất và riêng lẻ
Doanh nghiệp không có công ty con sẽ chỉ cần 1 loại báo cáo kết quả kinh doanh. Nhưng các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn thì báo cáo KQKD riêng lẻ sẽ chỉ phản ánh tình hình kinh doanh của công ty mẹ trong khi báo cáo KQKD hợp nhất để tổng hợp những thông tin từ công ty mẹ và các công ty con. Vậy nên báo cáo kết quả hợp nhất sẽ có thông tin liên quan đến lãi cổ phiếu, điều này sẽ không xuất hiện ở báo cáo riêng lẻ.
2.3 Kết quả kinh doanh nội bộ
Các doanh nghiệp cũng nên tập trung vào kết quả kinh doanh nội bộ. Điều này nhằm cung cấp thông tin tài chính cho các lãnh đạo điều hành công ty. Cấu trúc của loại báo cáo này không khác gì với các báo cáo thường. Tuy nhiên điểm đặc biệt của báo cáo nội bộ là có thể bao gồm các khoản chi phí khác, chẳng hạn như các khoản chi không có chứng từ.
Báo cáo kết quả kinh doanh có thể thực hiện định kỳ dựa trên nhu cầu của từng doanh nghiệp. Thông thường doanh nghiệp thường lập báo cáo kết quả hàng tháng cho mục đích nội bộ. Việc lập báo cáo KQKD nên được triển khai hàng tháng. Việc làm báo cáo thường xuyên sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt được tình hình doanh nghiệp sát sao hơn.
III. Hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo kết quả kinh doanh
Để có thể xây dựng được một bản báo cáo chuyên nghiệp làm hài lòng từ những nhà đầu tư khó tính nhất.
3.1 Kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo KQKD thường sẽ chia làm 4 phần chính. Trong đó phần đầu tiên là phản ánh doanh thu, chi phí của hoạt động trong kỳ. Tiếp theo là phản ánh doanh thu và chi phí từ các hoạt động bên ngoài của doanh nghiệp. Phần 3 với nội dung là trình này các lợi nhuận và nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Phần cuối cùng sẽ có nhiệm vụ trình bày trong báo cáo kết quả tổng hợp.
Hướng dẫn chi tiết cách làm báo cáo kết quả kinh doanh
3.2 Bố cục báo cáo kết quả kinh doanh
Thông thường bố cục của một bản báo cáo KQKD sẽ có thể bao gồm các phần sau:
-
Tiêu đề: Báo cáo kết quả kinh doanh thường có tiêu đề rõ ràng và đầy đủ, gồm tên công ty và kỳ kế toán hoặc thời gian mà báo cáo áp dụng.
-
Thông tin công ty: Phần này bao gồm thông tin về công ty, bao gồm địa chỉ, số điện thoại, trang web, ngành nghề hoạt động và các chi tiết liên quan.
-
Tóm tắt: Một phần tổng quan về kết quả kinh doanh của công ty trong khoảng thời gian được báo cáo, bao gồm những điểm nổi bật và các số liệu quan trọng, ví dụ như doanh thu, lợi nhuận gộp và lợi nhuận ròng.
-
Doanh thu: Mô tả và phân tích doanh thu của công ty từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như doanh thu từ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.
-
Chi phí: Bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như chi phí vận hành, chi phí tiếp thị và quảng cáo, chi phí nhân viên, chi phí vật liệu và các chi phí khác.
-
Lợi nhuận gộp: Trình bày và phân tích lợi nhuận gộp của công ty, tức là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các chi phí hàng hóa hoặc dịch vụ.
-
Lợi nhuận ròng: Tổng hợp lợi nhuận cuối cùng sau khi trừ đi tất cả các chi phí khác như chi phí vận hành, lãi vay và thuế.
-
Phân tích thêm: Có thể bao gồm các phần phân tích bổ sung về các chỉ số tài chính, xu hướng kinh doanh, đánh giá hiệu suất và dự đoán tương lai.
-
Báo cáo tài chính bổ sung: Một số công ty có thể bao gồm báo cáo tài chính bổ sung như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo dòng tiền và Báo cáo biến động vốn.
Mỗi công ty có thể có bố cục và cấu trúc báo cáo khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu và quy định của quốc gia hoặc báo cáo KQKD.
IV. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Dưới đây là một số mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các bạn có thể tham khảo.
4.1. Mẫu BCKQKD theo thông tư 200
Mẫu BCKQKD theo thông tư 200
4.2. Mẫu phụ lục BCKQKD
Mẫu phụ lục BCKQKD
4.3. Mẫu BCKQKD theo thông tư 133
Mẫu BCKQKD theo thông tư 133
4.4. Mẫu BC so sánh doanh số bán hàng hàng năm
Mẫu BC so sánh doanh số bán hàng hàng năm
4.5. BC hiệu suất kênh bán hàng
BC hiệu suất kênh bán hàng
4.6. BC doanh thu theo khu vực bán hàng
BC doanh thu theo khu vực bán hàng
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thể hiểu được cách lập báo cáo kết quả kinh doanh cơ bản và có cái nhìn khái quát nhất về nhiệm vụ về loại báo cáo này.