Kinh doanh siêu thị mini trở thành sự lựa chọn của không ít người. Nhận thấy tiềm năng hấp dẫn từ mô hình này nhưng không phải ai khi bắt tay vào kinh doanh cũng đạt được hiệu quả. Một trong những vấn đề bạn cần chú ý đó là nguồn hàng. Trong bài viết này của POS365, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về nguồn hàng mở siêu thị mini nên lấy ở đâu cho đảm bảo chất lượng. Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích này nhé.
1. Nguồn hàng mở siêu thị mini lấy ở đâu?
Mở siêu thị mini lấy hàng ở đâu là câu hỏi của rất nhiều chủ kinh doanh khi lựa chọn mở siêu thị mini. Hiện nay, có rất nhiều sự lựa chọn đơn vị cung cấp nguồn hàng mà chủ kinh doanh có thể tham khảo, đó là:
1.1 Mặt hàng phổ thông
Hầu hết khi nhập hàng nguồn hàng mở siêu thị mini phổ thông, các chủ kinh doanh lâu năm thường lựa chọn 3 nguồn hàng đó là:
Nhà phân phối sản phẩm
Thông thường khi một chủ kinh doanh mở siêu thị mini sẽ có nhân viên kinh doanh của các công ty chuyên sản xuất các loại hàng hoá tới để chào hàng và xin đặt hàng tại các kệ sản phẩm. Hầu hết, các chủ siêu thị chủ yếu lựa chọn nhà cung cấp thông qua hình thức này. Nó giúp bạn nhập được nguồn hàng chính hãng với mức giá phải chăng hơn.
Nhập hàng ở nhà phân phối
Trước khi cung cấp hàng hoá, nhà sản xuất sẽ phân chia quy mô kinh doanh của các siêu thị mini từ nhỏ cho tới lớn. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý nhập hàng theo số lượng lớn mới nhận được mức giá ưu đãi từ nhà sản xuất. Bên cạnh đó, chủ kinh doanh nên tham gia vào các chương trình trưng bày trả thưởng hay mua hàng tích luỹ, thưởng SDO, các vật phẩm PC, PO do bên nhà sản xuất dành cho các cửa hàng.
Nếu như bạn chưa tìm mặt bằng hoặc đang trong quá trình setup cửa hàng thì bạn có thể tham khảo nguồn hàng thông qua các đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể biết được họ bán những mặt hàng nào và nhập hàng từ đâu. Ngoài ra, kênh thông tin từ internet như: mạng xã hội, google,… cũng sẽ giúp bạn tìm được đơn vị cung cấp hàng hoá phù hợp.
Các chợ buôn
Mở siêu thị mini nên lấy hàng ở chợ buôn bởi đây là địa điểm tập trung của nhà buôn, các kho hàng và những nhà phân phối. Thông thường chợ buôn sẽ có giá mềm hơn nếu bạn nhập hàng với số lượng lớn. Tuy nhiên, nếu chọn nhập hàng ở các chợ buôn đòi hỏi kinh nghiệm mua hàng, bạn sẽ cần chọn lọc hàng hoá kỹ lưỡng hơn và khả năng trả giá tốt. Nếu chưa có kinh nghiệm tốt nhất bạn nên đi cùng những người kinh doanh lâu năm để nhập hàng với mức giá tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần thực sự cân nhắc khi lấy hàng ở các chợ buôn bởi việc kiểm soát chất lượng hàng hoá tương đối khó khăn.
Nhập hàng ở chợ buôn
Bạn có thể tham khảo một số chợ buôn lớn ở khu vực miền Bắc và miền Nam đó là: chợ Đồng Xuân, chợ La Phù, chợ hàng Buồm, phố Mạc Thị Bưởi, chợ Thổ Tang – Vĩnh Phúc. Khu vực miền Nam có chợ An Đông, chợ Tân Bình, chợ Kim Biên, chợ Bình Điền.
Đây là một kênh nhập hàng mở siêu thị mini bạn nên tham khảo. Ở chợ sẽ có đa dạng các mặt hàng với các mức giá khác nhau. Đồng thời chất lượng hàng hoá cũng không giống nhau. Bạn nên tham khảo kỹ lưỡng trước khi nhập hàng.
Các đại lý sỉ, lẻ
Mở siêu thị mini nhập hàng ở đâu? Thông thường quy mô của siêu thị mini không quá lớn nên mức hàng nhập vào cũng không quá nhiều. Nên bạn có thể tham khảo nguồn hàng mở siêu thị mini từ các đại lý sỉ, lẻ lớn. Giá nhập hàng tại các siêu thị này khá phải chăng và vẫn đảm bảo cho chủ kinh doanh có lời. Trước khi nhập hàng bạn nên khảo sát trước bảng giá của các sản phẩm.
Đại lý sỉ, lẻ hàng hoá
Các nhà phân phối sỉ, lẻ có ưu điểm là các mặt hàng phong phú và bán mặt hàng các siêu thị mini cần. Mức giá nhập hàng tương đối phải chăng và khi bạn chọn đơn vị cung cấp phù hợp sẽ được họ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá đến tận nơi. Nhờ đó mà bạn có thể tiết kiệm thêm chi phí vận chuyển. Khi lấy hàng ở các đại lý bạn còn được học cách nhận biết đâu là hàng trộn, hàng giả và họ rất có trách nhiệm đối với những hàng hoá bị hư hỏng.
1.2 Mặt hàng đặc thù
Nếu bạn chọn dòng hàng đặc thù thì khi tìm nguồn hàng mở siêu thị mini sẽ khó khăn hơn một chút nếu không có nhiều mối quan hệ. Có 3 nguồn hàng chính nằm trong nguồn hàng đặc thù đó là:
Nguồn hàng nhập từ nước ngoài
Người tiêu dùng Việt khá ưa chuộng hàng hoá nhập khẩu nên khi mở siêu thị bạn có thể tận dụng thị hiếu của khách hàng để phát triển kinh doanh. Mặt hàng này chủ yếu là bánh kẹo, mỹ phẩm,… Bạn có thể liên hệ các công ty FMCG có cung cấp dịch vụ xuất khẩu hàng hoá tới Việt Nam thông qua các kênh chính thống từ tổng thầu hoặc nhà phân phối ở các hệ thống trên cả nước.
Nguồn hàng nhập từ nước ngoài
Đặc điểm của các nhà thầu đó là có cách thực hoạt động giống với các đơn vị phân phối của công ty sản xuất hàng tiêu dùng ở trong nước. Nhân viên kinh doanh của các nhà thầu sẽ tới trực tiếp tại siêu thị để chào hàng nên bạn cũng không mất nhiều thời gian, công sức để tìm nhà cung cấp hàng hoá phù hợp. Lợi ích khi chọn hình thức này để nhập hàng đó là chủ kinh doanh được cung cấp đầy đủ hoá đơn để trình khi có cơ quan quản lý thị trường kiểm tra. i
Hàng xách tay
Nếu bạn muốn nhập nguồn hàng mở siêu thị mini thông qua kênh xách tay đòi hỏi phải có mối quan hệ. Những người chuyên nhập hàng xách tay sẽ tìm kiếm những sản phẩm các chủ kinh doanh muốn nhập và vận chuyển về nước theo đường hàng không. Đặc trưng của những sản phẩm này đó là hàng chuẩn, chất lượng, độc đáo và đây cũng là yếu tố để thu hút khách hàng.
Hàng xách tay
Tuy nhiên, chủ kinh doanh cần phải hết sức lưu ý khi nhập hàng theo phương thức này. Bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng hàng hoá. Chính vì thế, chỉ nhập hàng từ những người tin cậy và cần cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm.
Đọc thêm: Kinh doanh hàng xách tay như thế nào để thu “lãi khủng”?
Nhập trực tiếp từ nhà sản xuất
Trong trường hợp những mặt hàng bạn chọn nhập không có tổng thầu phân phối tại nước ta thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất để thực hiện đặt hàng. Cách thức các nhà kinh doanh thường áp dụng đó là đặt thông qua các trang thương mại điện tử quốc tế đảm bảo uy tín.
Nhập trực tiếp từ nhà sản xuất
Ưu điểm của cách nhập trực tiếp từ nhà sản xuất giúp bạn có được hàng hoá chất lượng, tránh tình trạng hàng giả hàng nhái, có đầy đủ hoá đơn. Tuy nhiên, bạn cũng phải đối mặt với những vấn đề như giá cả hàng hoá cao, chi phí vận chuyển tăng lên.
Xem thêm: Kinh doanh mở siêu thị mini hiệu quả không phải ai cũng biết
2. Một số lưu ý khi lựa chọn nguồn hàng tạp hoá
Khi mở một siêu thị mini bạn cần phải nhập rất nhiều hàng hoá và nếu không kiểm tra kỹ lưỡng sẽ phải đối mặt với tình trạng thất thoát, hư hỏng, lẫn lộn hàng hoá. Tránh để những điều này không xảy ra thì các chủ kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề sau:
2.1 Kiểm tra hàng hoá kỹ lưỡng
Điều khiến không ít chủ kinh doanh phải lo ngại đó là nhập nguồn hàng mở siêu thị mini gặp phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề này có thể khắc phục bằng việc chọn nhà cung cấp hàng hóa uy tín, có danh tiếng trên thị trường.
Kiểm tra hàng hoá kỹ lưỡng
Trước khi hàng về kho thì bạn nên kiểm tra hàng hoá một cách kỹ lưỡng. Bạn cần kiểm tra bao bì, tem mác, mã vạch,… và nên học một số cách phân biệt hàng giả với hàng thật. Khi hàng đã về đến siêu thị, một lần nữa hãy kiểm tra hàng hoá có bị hư hỏng, bóp méo hay không rồi mới nhận hàng.
2.2 Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín
Nếu bạn muốn giữ chân khách hàng trung thành với siêu thị của mình sẽ phải thật sự cẩn thận trong mọi công việc, một trong số đó chính là lựa chọn đơn vị cung cấp hàng hoá uy tín. Một đơn vị sản xuất uy tín cung cấp nguồn hàng đảm bảo chất lượng, hạn chế việc nhập phải hàng hoá kém chất lượng.
Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín
Bạn nên nhập hàng từ những nhà sản xuất lâu năm, có thương hiệu trên thị trường. Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn hàng hóa thương hiệu. Khi bán những mặt hàng này bạn sẽ bán nhanh hơn và bán với số lượng lớn. Mức giá bạn nhận được sẽ ưu đãi hơn rất nhiều và góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh với các đối thủ khác.
2.3 Kiểm tra hàng hoá và giữ gìn hoá đơn
Dù bạn nhập hàng cho người quen hay nhập tại các đơn vị có thương hiệu thì việc kiểm tra hàng và yêu cầu xuất hoá đơn là điều luôn phải thực hiện, không được bỏ qua. Có đầy đủ giấy tờ giúp bạn yên tâm kinh doanh và nếu trong trường hợp có quản lý thị trường kiểm tra, bạn sẽ cung cấp đầy đủ giấy tờ. Nếu thiếu giấy tờ bạn có thể bị phạt, nặng hơn là tịch thu những mặt hàng không có giấy phép. Trong trường hợp không tuân thủ trong thời gian dài bạn có thể bị tước giấy phép kinh doanh.
Kiểm tra hàng hoá kỹ lưỡng
2.4 Quản lý hàng hóa tránh thất thoát
Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, thay vì kiểm soát hàng hoá, hàng tồn, thu ngân bằng sổ sách, sức người thì đã có không chủ kinh doanh sử dụng phần mềm quản lý bán hàng của POS365 để tối ưu quy trình. Mọi sản phẩm được quản lý đầy đủ, chi tiết thông qua mã vạch và khi có giao dịch xuất, nhập hàng thì phần mềm sẽ tự động cập nhật số lượng hàng trong kho.
Quản lý hàng hoá tránh thất thoát bằng phần mềm quản lý bán hàng
3. Các mặt hàng cần có trong siêu thị mini
Nguồn hàng mở siêu thị mini tương đối đa dạng và bạn cần biết 3 nhóm hàng hoá chính cần nhập khi kinh doanh lĩnh vực này. Cụ thể: nhóm hàng thực phẩm khô, nhóm hoá mỹ phẩm, nhóm giấy băng bỉm. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào nhu cầu của người dân địa phương để bán thêm những mặt hàng bạn cảm thấy cần thiết như: đồ gia dụng,….
3.1 Nhóm hàng thực phẩm
Hầu hết các mặt hàng thực phẩm đều là thực phẩm khô, thiết yếu và được bán rất nhiều trong siêu thị để đáp ứng nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Tỷ trọng mặt hàng này trên các kệ của siêu thị lên tới 70 – 75%. Các mặt hàng này chủ yếu là bán lẻ, giá trị không lớn và cũng không cần tốn thời gian, công sức để bảo quản. Một số mặt hàng nổi bật đó là:
Nhóm hàng thực phẩm
-
Đồ khô: Mì tôm, bánh đa, bún, miến, hành, tỏi, thịt bò khô,….
-
Đồ uống: bia, rượu, nước ngọt, các loại trà,….
-
Đồ ăn: Bánh, kẹo, snack,…
-
Đồ đóng hộp: thực phẩm đóng hộp gồm: xúc xích, thịt hộp, cá hộp, cà muối,…
-
Gia vị: nước mắm, muối, đường, mì chính, tiêu,….
-
Lương thực: gạo, ngô, bột mì,…
Bạn có thể kết hợp bán thực phẩm đồ tươi, đồ sống nhưng chú ý nhập với số lượng vừa phải chỉ để bán trong ngày. Một số mặt hàng bạn có thể tham khảo đó là: rau, củ, hoa quả, các loại thịt,…
Lưu ý khi bán nước giải khát thì bạn nên trang bị thêm tủ lạnh để phục vụ khách có nhu cầu uống đồ uống lạnh, nhất là trong những ngày nắng nóng.
3.2 Hàng mỹ phẩm
Trong cửa hàng siêu thị mini luôn luôn phải có sự xuất hiện của mặt hàng mỹ phẩm. Đặc điểm của mặt hàng này là thời hạn sử dụng dài, giá trị cao, bảo quản đơn giản. Những mặt hàng bạn nên nhập đó là: dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt, dưỡng tóc, nước tẩy trang,…
Nhóm hàng mỹ phẩm
Bạn nên nhập hàng từ nhà sản xuất để đảm bảo chất lượng đối với sản phẩm. Sau một thời gian dài bán hàng, hãy nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng để chọn nhập các mặt hàng mỹ phẩm khác để làm đa dạng hàng hoá, giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
3.3 Nhóm hàng giấy – băng – bỉm
Giấy – băng – bỉm là các mặt hàng rất cần thiết đối với người tiêu dùng. Nó phải sử dụng thường xuyên nên nhu cầu người mua tương đối cao. Các sản phẩm này có thời hạn sử dụng dài, không mất công bảo quản, ít khi hư hỏng nên rất thuận tiện khi bán hàng.
Nhóm hàng giấy - băng - bỉm cần thiết trong siêu thị
Dựa vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới để nhập hàng phù hợp. Nếu khách hàng thuộc tệp thu nhập cao hãy nhập hàng hoá từ thương hiệu danh tiếng, chất lượng. Còn tệp khách hàng có mức thu nhập trung bình thì bạn nên nhập các mặt hàng có giá vừa phải để họ có thể mua hàng. Với những siêu thị mini mới đi vào hoạt động thì các chủ kinh doanh nên nhập mỗi loại hàng một ít. Theo thời gian hãy thay điều chỉnh hàng hoá phù hợp với sức tiêu thụ của người tiêu dùng.
3.4 Văn phòng phẩm
Nếu siêu thị của bạn gần với trường học, uỷ ban,… thì đừng quên nhập các mặt hàng văn phòng phẩm. Và dù địa điểm kinh doanh không cần với những địa điểm công cộng kể trên thì bạn vẫn có thể nhập hàng nếu siêu thị ở gần các chung cư, nơi đông dân cư sinh sống. Một số mặt hàng bạn nên nhập đó là: bút, thước, sổ, vở,….
Mặt hàng văn phòng phẩm
3.5 Đồ gia dụng
Đồ gia dụng không thuộc các mặt hàng thiết yếu nhưng đây là những sản phẩm bạn nên nhập khi mở siêu thị. Các mặt hàng như: đũa, bát, thìa, quạt,…. không phải bảo quản, ít khi hư hỏng, thời gian sử dụng lâu dài,… Bạn có thể nhập với số lượng giới hạn và điều chỉnh số lượng phù hợp.
3.6 Các sản phẩm khác
Ngoài những mặt hàng kể trên thì các chủ kinh doanh nên chọn một số mặt hàng phụ khác như: khăn mặt, dao cạo râu, bấm móng tay,…. Những món đồ có giá trị nhỏ nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận, nó không mất thời gian bảo quản, thời hạn sử dụng lâu dài nên hãy lưu ý nhập món đồ này.
Tham khảo thêm: Phần mềm bán hàng siêu thị mini tốt nhất trên thị trường
Bài viết trên đã thông tin cho bạn đọc biết nguồn hàng mở siêu thị mini lấy ở đâu đảm bảo chất lượng và lấy được mức giá phải chăng nhất. Nếu bạn đọc có nhu cầu kinh doanh mô hình này hãy tham khảo thông tin hữu ích ở trên. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này.