Câu chuyện kinh doanh

Kinh doanh tiệm làm tóc không phải là mô hình kinh doanh mới mẻ. Tuy nhiên, lĩnh vực này ngày càng hấp dẫn nhiều nhà kinh doanh bởi nhu cầu làm đẹp của người dân ngày càng tăng cao. Vậy khi mở salon tóc cần bao nhiêu vốn và phải chuẩn bị những gì? Hãy theo dõi bài viết của POS365 để tìm ra câu trả lời.

Mở salon tóc cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị những chi phí gì?

1. Mở salon tóc cần những chi phí gì?

Trước khi tiến hành kinh doanh salon tóc thì các chủ kinh doanh cần phải liệt kê danh sách các chi phí cần phải chi trả để đưa tiệm làm tóc đi vào hoạt động. Một số khoản chi phí bạn cần phải chi trả đó là:

1.1 Thuê mặt bằng

Khoản chi phí đầu tiên bạn cần phải chi trả khi mở salon tóc đó chính là chi phí thuê mặt bằng. Còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và quy mô tiệm tóc do bạn lựa chọn để tìm kiếm mặt bằng phù hợp. Mức giá thuê có sự khác biệt ở mỗi vùng, đối với khu vực thành phố chi phí thuê sẽ cao hơn so với khu vực nông thôn. Vùng nông thôn giá mặt bằng rơi vào khoảng từ 2 – 5 triệu. Còn khu vực trung tâm thành phố thường khoảng chục triệu tới vài chục triệu đồng. 

mở salon tóc

Tuỳ thuộc vào mặt bằng ở thành phố hay khu vực nông thôn để có mức giá thuê phù hợp

Trong quá trình tìm kiếm mặt bằng bạn cần đặc biệt chú ý lựa chọn địa điểm mặt bằng ở nơi tập trung đông dân cư, có nhiều người qua lại. Nên chọn vị trí thông thoáng, gần với các địa điểm công cộng như: chợ, trường học, khu làm việc,… 

1.2 Chi phí thuê thiết kế, mua sắm trang thiết bị

Khi mở tiệm làm tóc bạn cần chi trả chi phí thuê thiết kế và mua sắm trang thiết bị. Salon tóc sở hữu quy mô nhỏ có thể phải bỏ ra từ 20 – 30 triệu chi phí thiết kế và mua sắm thiết bị. Bạn chỉ nên thiết kế quán tối ưu công năng, nên tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra ở công đoạn này. 

kinh doanh salon tóc

Chi phí mua sắm trang thiết bị 

Trang thiết bị cần cho một tiệm tóc là: gương, bàn ghế, giá để đồ, đồ nghề làm tóc, cắt tóc, áo choàng, bệ gội đầu,… Thời gian đầu khi mới mở, nếu không có quá nhiều vốn thì bạn chỉ cần mua sắm những vật dụng cần thiết trước. Khi quán đi vào hoạt động ổn định có thể trang bị thêm nếu cần thiết. 

1.3 Chi phí quảng cáo, in ấn quảng cáo

Hầu hết các công ty, doanh nghiệp hay chủ kinh doanh nhỏ lẻ đều áp dụng các chiến dịch tiếp thị truyền thông để quảng bá giúp nhiều khách hàng biết tới thương hiệu của mình hơn. Có rất nhiều cách quảng cáo mà bạn có thể áp dụng như: phát tờ rơi, đặt biển quảng cáo, tiếp thị trên các kênh mạng xã hội như facebook, instagram, nhờ bạn bè người thân giới thiệu,… 

mở tiệm làm tóc

Chi phí quảng cáo

Nếu có thêm kinh phí bạn có thể chạy quảng cáo để tiếp cận nhiều lượt khách hàng hơn nữa. Đừng quên tặng kèm các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng. Còn phụ thuộc vào hình thức tiếp thị mà bạn lựa chọn để ước lượng con số cụ thể. Nếu có nguồn vốn dồi dào bạn có thể chi mạnh tay hơn. Nếu không hãy chỉ lựa chọn hình thức tiếp thị phù hợp nhất để tiết kiệm tối đa chi phí. 

1.4 Trang trí tiệm tóc

Muốn trang trí tiệm tóc phù hợp, thu hút thì bạn cần nghiên cứu đối tượng khách hàng hướng tới là ai, họ có thu nhập như thế nào. Nếu tập trung vào khách hàng có thu nhập cao bạn nên trang trí salon tóc theo phong cách sang trọng, “chanh sả”. 

mở tiệm tóc cần bao nhiêu vốn

Chi phí trang trí tiệm tóc 

Còn khi khách hàng là học sinh – sinh viên, người có thu nhập thấp thì bạn có thể trang trí không gian tối giản nhưng vẫn đảm bảo sự gọn gàng và đẹp mắt. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể tham khảo xu hướng hợp thời thông qua báo chí, các trang mạng xã hội,… để trang trí phù hợp với thị hiếu khách hàng hơn nữa. 

1.5 Nhập sản phẩm chăm sóc tóc

Các sản phẩm chăm sóc tóc là món đồ bạn cần phải đầu tư nhất. Hiện nay, yêu cầu của khách hàng rất cao và họ chú trọng tới chất lượng trong từng sản phẩm họ dùng. Chính vì thế, hãy nhập các sản phẩm chăm sóc tóc tốt, uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tạo ấn tượng, sự tin cậy đối với khách hàng. 

mở tiệm làm tóc cần bao nhiêu tiền

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc chất lượng

Bạn cũng nên tham khảo trước các sản phẩm nào đang thịnh hành trong thời điểm hiện tại. Thời gian đầu bạn có thể tập trung vào một số sản phẩm giới trẻ ưa chuộng. Sau một thời gian nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của khách để bổ sung thêm những dòng sản phẩm khác phù hợp. Chi phí cần phải bỏ ra giao động từ 5 – 6 triệu và bạn cần tìm nguồn nhập hàng uy tín, mức giá nhập phù hợp để nhập hàng lâu dài. 

1.6 Chi phí thuê nhân viên

Mở salon tóc bạn không thể bỏ qua chi phí thuê nhân viên. Nếu quy mô cửa hàng nhỏ thì bạn chỉ nên thuê khoảng 1 – 2 thợ phụ để phục vụ một số công việc như: gội đầu, sấy tóc, pha thuốc, nhuộm tóc,… Nhân viên phụ việc không cần yêu cầu quá cao về trình độ và bạn có thể trực tiếp đào tạo, như vậy bạn cần phải chi trả từ 4 – 6 triệu/nhân viên. 

chi phí thuê nhân viên

Thuê nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí

Sau một thời gian làm việc, bạn có thể đào tạo họ trở thành thợ chính hoặc có thể tuyển thêm thợ chính. Còn đối với salon tóc có quy mô lớn hơn bạn cần thuê nhiều nhân viên hơn. Và tuỳ vào nhu cầu của tiệm tóc để tuyển số lượng nhân viên phù hợp. 

1.7 Một số chi phí khác

Ngoài những chi phí cơ bản kể trên thì bạn cần dự trù kinh phí để chi trả cho những chi phí khác như: tiền thuê, hoá đơn điện nước, một số chi phí phát sinh,… Các chủ kinh doanh cần phải đóng tối thiểu ba loại thuế là lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Muốn có được con số cụ thể cần phải tính toán, ghi chép đầy đủ tài chính khi kinh doanh. 

Xem thêm: Kinh nghiệm mở tiệm làm tóc nhỏ thu về lợi nhuận cao

2. Mở salon tóc cần chuẩn bị những gì? 

Khi bạn đã biết được mở tiệm tóc cần bao nhiêu vốn thì bạn cần lên kế hoạch chi tiết cần chuẩn bị những gì và thực hiện theo danh sách đó để tránh sai sót không đáng có. 

2.1 Lập kế hoạch kinh doanh

Trước khi bắt đầu thực hiện một việc gì bạn đều phải lập kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết và đối với mở salon tóc cũng như vậy. Việc đề ra mục tiêu rõ ràng, càng cụ thể càng chi tiết thì bạn sẽ đúng hướng. Thông qua kế hoạch chủ kinh doanh sẽ có lộ trình rõ ràng theo từng giai đoạn.

Lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể và chi tiết

Bạn cần chuẩn bị bao nhiêu vốn, vị trí kinh doanh ở đâu, đối tượng khách hàng, nhu cầu thị hiếu khách hàng, thiết kế tiệm tóc,… Có kế hoạch cụ thể sẽ góp phần giúp bạn hoạch định chuẩn xác cách bạn cạnh tranh với đối thủ cùng lĩnh vực. 

Xem ngay: Cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất 2023

2.2 Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu 

Khách hàng chính là yếu tố then chốt quyết định các kế hoạch của bạn. Một cách xác định đối tượng khách hàng mục tiêu tương đối đơn giản đó là tìm ra đặc điểm nổi bật nhất khi kinh doanh tiệm tóc. Đó có thể là giá thành rẻ, làm tóc đẹp – độc, đa dạng chương trình khuyến mãi,… 

mở tiệm tóc cần bao nhiêu tiền

Xác định đúng, chuẩn khách hàng mục tiêu

Tiếp theo, bạn cần tiến hành phân đoạn thị trường theo các yếu tố là: nhân khẩu học, vị trí địa lý, tâm lý và nhu cầu của khách hàng,… Xác định đúng đối tượng khách hàng đã là một bước giúp con đường kinh doanh của bạn thành công. 

Đọc thêm: 17 cách tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất 2023

2.3 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh lĩnh vực giống bạn là rất cần thiết. Thông qua nghiên cứu và phân tích bạn sẽ biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của họ để tiếp thu những điểm phù hợp với mô hình của mình và không mắc phải điểm yếu của họ. Bên cạnh đó, công việc này còn giúp bạn xác định được xu hướng thị trường như thế nào. 

phân tích đối thủ cạnh tranh khi mở salon tóc

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

2.4 Tìm kiếm mặt bằng 

Mặt bằng là yếu tố góp phần quyết định việc mở salon tóc của bạn có thành công hay không. Trong trường hợp bạn không có quá nhiều vốn hãy chọn những khu vực đông dân cư như ở đầu ngõ hay gần khu vực có tập trung sinh viên,… không phải mặt đường lớn để kinh doanh. 

mở tiệm tóc có phải đóng thuế không

Tìm kiếm mặt bằng phù hợp với mục đích kinh doanh

Còn nếu tệp khách hàng bạn hướng tới là những người có thu nhập cao hãy lựa chọn khu vực trung tâm, nơi có đông dân văn phòng, các toà chung cư,….để thu hút khách hàng. Tìm kiếm mặt bằng bạn cần phải lưu ý hết sức bởi có tới 60% doanh thu tiệm tóc đến từ khách hàng sinh sống ở khu vực đó và khách hàng vãng lai. 

2.5 Chọn dịch vụ kinh doanh 

Mỗi tiệm tóc cung cấp dịch vụ khác nhau và khi bạn kinh doanh cũng như vậy. Bạn nên thiết kế dịch vụ phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, phù hợp với chuyên môn của bản thân và nhân viên. Tuỳ thuộc vào đối tượng khách hàng hướng tới để bạn chọn dịch vụ kinh doanh phù hợp như: làm tóc, nhuộm tóc, uốn và duỗi tóc, gội đầu, chăm sóc tóc – da – móng tay chân,… 

Chọn dịch vụ kinh doanh

Lựa chọn dịch vụ kinh doanh phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng

2.6 Chuẩn bị giấy phép cần thiết 

Khi kinh doanh tiệm tóc bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy phép cần thiết. Phụ thuộc vào quy mô chủ kinh doanh lựa chọn để đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cần làm một số giấy tờ liên quan. Bạn cần tới cơ quan nhà nước có liên quan để được tư vấn chuẩn bị đầy đủ giấy phép. Việc xin giấy phép kinh doanh rất cần thiết nên hãy chuẩn bị sớm nhé. Bởi không có giấy phép khi cơ quan chức năng đi kiểm tra bạn sẽ phải nộp phạt. 

mở tiệm tóc có phải đóng thuế không

Chuẩn bị giấy phép kinh doanh

2.7 Thiết kế không gian tiệm tóc 

Bạn nên cân nhắc thiết kế không gian phù hợp bởi đây là khoảng thời gian khách hàng thư giãn và làm đẹp. Bầu không khí của tiệm tóc cũng rất quan trọng và bạn nên ưu tiên thiết kế không gian trang nhã, thông thoáng, sáng sủa. Bạn cần lưu ý thêm trong việc chọn tông màu sơn chủ đạo. Nên chọn màu sắc tươi sáng, hạn chế sử dụng màu tối sẽ tạo bầu không khí u ám làm cho khách hàng có trải nghiệm không tốt. 

2.8 Quản lý nhân viên 

Đào tạo nhân viên là quy trình không thể bỏ qua, đặc biệt là nhân viên chưa có kinh nghiệm. Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để đào tạo họ cả về chuyên môn lẫn phong cách phục vụ. Làm hài lòng khách hàng không hề dễ dàng nhưng hãy thể hiện thái độ tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp để tạo thiện cảm với họ. Phong cách chuyên nghiệp của nhân viên góp phần duy trì khách hàng trung thành. 

quản lý tiệm tóc

Đào tạo nhân viên về chuyên môn lẫn cách phục vụ khách hàng

Tham khảo thêm: Hướng dẫn quản lý nhân viên hiệu quả với phần mềm POS365

2.9 Lên kế hoạch marketing 

Lên kế hoạch tiếp thị là công việc rất cần thiết để lan toả thương hiệu của bạn tới khách hàng. Nếu bỏ qua marketing bạn đã gián tiếp bỏ qua một cơ hội đầy tiềm năng trong quá trình thu hút khách hàng. Có rất nhiều kênh tiếp thị bạn có thể tham khảo đó là: facebook, instagram, zalo, google,… kết hợp truyền thông trực tiếp thông qua banner quảng cáo, phát tờ rơi, quảng cáo miệng,… 

lên kế hoạch marketing khi mở salon tóc

Lên kế hoạch marketing quảng bá thương hiệu

Hiện nay, hình thức livestream trực tiếp trở thành sự lựa chọn của rất nhiều chủ kinh doanh. Việc phát sóng trực tiếp có thể giúp khách hàng biết hơn về quy mô salon tóc, không gian, dịch vụ,…. của bạn. 

>>>Xem thêm: Chia sẻ cách quản lý tiệm tóc hiệu quả cho người mới bắt đầu

2.10 Quản lý salon tóc hiệu quả bằng phần mềm quản lý bán hàng

Ngày nay, mọi hoạt động quản lý kinh doanh đã trở nên chuyên nghiệp và tối ưu bằng việc sử dụng các sản phẩm công nghệ. Một giải pháp vô cùng hiệu quả mà khi bạn mở salon tóc cần trang bị đó chính là sử dụng phần mềm quản lý tiệm tóc. Phần mềm này giúp bạn quản lý, giám sát công việc kinh doanh hiệu quả vừa giúp tối ưu chi phí rất tốt. Dù bạn ở đâu vào bất kể thời gian nào đều có thể theo dõi hoạt động của tiệm tóc rất nhanh chóng và chuẩn xác. 

mở cửa hàng cắt tóc gội đầu

Quản lý tiệm tóc bằng phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp

Phần mềm quản lý bán hàng của POS365 là phần mềm bạn nên tham khảo sử dụng. Bạn sẽ rất bất ngờ khi phần mềm thông minh này sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Phần mềm hỗ trợ các chủ kinh doanh các hoạt động như: quản lý nhân sự, theo dõi hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách hàng sau bán hàng,… 

  • Hỗ trợ chủ kinh doanh quản lý hoạt động kinh doanh mọi lúc mọi nơi mà không cần trực tiếp tới cửa hàng.

  • Phần mềm này có thể sử dụng trên nhiều thiết bị khác nhau như: điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng,… 

  • Hỗ trợ thanh toán không cần tiền mặt, có thể thanh toán bằng nhiều phương thức khác nhau như: ví điện tử, mã QR, thẻ ngân hàng,… 

  • Tính tiền nhanh chóng và chuẩn xác. 

  • Tính năng tích điểm, tạo chương trình khuyến mãi cho khách hàng. 

Bài viết về mở salon tóc tới đây là kết thúc và hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp tiệm tóc của bạn hoạt động hiệu quả, thu về doanh thu cao. Chân thành cảm ơn bạn đọc đã đồng hành cùng chúng tôi trong bài viết này. 

>>> Đừng bỏ lỡ: Top 12 phần mềm quản lý tiệm tóc chuyên nghiệp nhất 2023