Chè là món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích hiện nay, có thể ăn bất cứ lúc nào mà giá thành lại phải chăng. Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh quán chè thì hãy tham khảo ngay kinh nghiệm mở quán chè ít vốn cho người mới bắt đầu qua nội dung bài viết bên dưới của POS365 nhé!
I. Tiềm năng và những rủi ro trong kinh doanh quán chè
Nếu bạn đang có ý tưởng kinh doanh quán chè thì cần phải nắm rõ được tiềm năng và những rủi ro sau đây để việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn:
1.1. Tiềm năng
Kinh doanh quán chè đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp hiện nay. Bởi chè là món ăn vặt yêu thích của nhiều người, đa dạng nhóm đối tượng khách hàng. Dù ở thành phố hay nông thôn thì bạn cũng đều có thể mở quán chè kinh doanh. Chi phí mở quán chè cũng không quá cao, bạn có thể kết hợp bán offline và online để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.
Tiềm năng kinh doanh quán chè
1.2. Rủi ro
Bên cạnh những tiềm năng thì kinh doanh quán chè cũng sẽ gặp phải những rủi ro như rủi ro về vốn kinh doanh, rủi ro về nguồn nguyên liệu làm chè, rủi ro trong việc chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng quán chè; rủi ro về mặt kinh doanh; hệ thống quản lý tại chỗ kém; thiếu kế hoạch kinh doanh chi tiết; không cập nhật xu hướng mới;...
II. Mở quán chè cần những gì?
Muốn kinh doanh quán chè thì cần phải chuẩn bị những gì? Cùng POS365 tìm hiểu nhé!
2.1. Mở quán chè cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng bán chè sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ vốn đáp ứng được những chi phí sau:
-
Đối với những quán chè có quy mô nhỏ dưới 10 chỗ ngồi thì mức vốn khoảng dưới 20 triệu đồng.
-
Đối với những quán có quy mô khoảng 20 - 30 chỗ ngồi thì số vốn cần chuẩn bị khoảng 30 - 50 triệu đồng.
-
Nếu quán có quy mô lớn từ 50 chỗ ngồi trở lên thì số vốn thường ở mức hơn 50 triệu đồng. Số vốn này sẽ bao gồm cả dự trù kinh phí sau khi khai trương quán cho những tháng đầu kinh doanh.
Theo khảo sát trên thị trường thì một cốc chè bình dân sẽ có giá khoảng 8.000 - 15.000 đồng/cốc. Nếu quán kinh doanh ổn định có lượng khách hàng đều thì mỗi ngày có thể thu về hàng triệu đồng và hoàn toàn có thể thu hồi vốn chỉ sau 4 - 5 tháng hoạt động.
Mở quán chè cần bao nhiêu vốn?
>> Tìm hiểu thêm: Gợi ý Top 10+ mô hình kinh doanh nhỏ ít vốn, hiệu quả cao
2.2. Xác định quán sẽ bán những loại chè nào?
Sau đây là list các món chè ngon đang được yêu thích hiện nay, bạn có thể tham khảo để xây dựng thực đơn cho quán chè của mình: Chè đậu đen, chè đậu xanh, chè thập cẩm, chè ngô, chè bưởi, chè sen long nhãn, chè thái, chè sương sa hạt lựu, chè khoai môn,... Ngoài bán chè thì bạn có thể kết hợp bán thêm các loại đồ ăn vặt như khoai tây chiên, khoai lang chiên, nem chua rán, xúc xích,... để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn ăn kèm.
Xác định quán sẽ bán những loại chè nào?
2.3. Tìm mặt bằng mở quán chè
Dựa vào nhu cầu muốn mở quán chè có diện tích nhỏ hay lớn, mô hình kinh doanh quán chè để lựa chọn vị trí mở quán chè phù hợp. Hãy chọn những nơi đông đúc dân cư, gần trường học hay gần các tòa nhà văn phòng, gần khu chung cư. Trước tiên hãy thăm dò, xem xét quanh khu vực bạn định mở quán, hạn chế những địa điểm đã có nhiều quán chè nổi tiếng trước đó. Nếu ngân sách hạn chế, bạn có thể bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội hoặc bán trên các ứng dụng giao hàng trực tuyến thì không mất chi phí đầu tư vào việc thuê mặt bằng.
Tìm mặt bằng mở quán chè
>> Đọc thêm: 9 kinh nghiệm đắt giá khi thuê mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội
2.4. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nấu chè
Mở quán chè cần những gì? Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như bàn ghế, nồi nấu chè, ly đề chè, thìa, cốc mang đi,... Nếu vốn mở quán chè hạn chế thì bạn có thể mua thanh lý các vật dụng để tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định.
2.5. Tìm nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè
Việc tìm được nơi cung cấp nguyên liệu nấu chè rất quan trọng bởi chất lượng nguyên liệu tốt thì mới có thể nấu được những món chè đảm bảo chất lượng. Hãy lựa chọn địa chỉ mua nguyên liệu lâu dài, có giá thành hợp lý giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm những người đi trước hoặc so sánh giá và chất lượng sản phẩm nhiều nơi để lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp với nhu cầu của mình.
Lựa chọn đơn vị cung cấp nguyên liệu nấu chè uy tín
III. Kinh nghiệm mở quán chè đông khách
Để có thể kinh doanh quán chè thành công, thu hút được nhiều khách hàng thì quán của bạn cần phải có menu đa dạng, hấp dẫn; công thức chế biến chè ngon và đảm bảo chất lượng phục vụ tốt.
3.1. Xây dựng thực đơn mở quán chè phong phú
Xây dựng thực đơn phải đảm bảo các nguyên tắc đa dạng món, giá thành hợp lý và thay đổi theo mùa. Bạn nên chọn từ 3 - 5 món làm món chính của quán, cũng như để khách hàng nhớ đến, chẳng hạn như chè đỗ đen, chè Thái, chè bơ, chè mít hạt sen,... Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm một số món chè khác đang được mọi người yêu thích như chè đỗ đen, chè đậu đỏ,... để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn.
Nấu chè không phải quá khó khăn nhưng bạn cần phải có một công thức chế biến riêng để tạo điểm nhấn đặc biệt và thu hút khách hàng. Bên cạnh sự am hiểu và yêu thích về chè thì tự tay chế biến chè cũng là một lợi thế giúp chủ kinh doanh giảm chi phí thuê đầu bếp cho quán của mình.
Xây dựng thực đơn quán chè phong phú
3.2. Phát huy tay nghề thực hiện những công thức nấu chè ngon
Như đã nói ở trên nấu chè không hề khó nhưng nấu được nhiều loại chè cùng một lúc sao cho thật khác biệt và ngon độc đáo mới là điều quan trọng để có thể kinh doanh thành công.
Làm được một ly chè ngon không chỉ nấu sao để ăn cho vừa miệng mà còn phải biết cách chọn và bảo quản nguyên liệu sao cho tươi ngon, kết hợp màu sắc đẹp mắt,... Chính vì vậy, ngoài việc bạn đã có công thức nấu chè ngon thì nên học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người quen đã từng mở quán chè để việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.
Phát huy tay nghề thực hiện công thức nấu chè ngon
3.3. Thiết kế và trang trí quán chè
Hầu hết các quán chè hiện nay đều khiêm tốn về mặt diện tích nên việc thiết kế và trang trí quán không cần quá cầu kỳ, bạn nên chú trọng vào việc tạo không gian thoải mái cho khách hàng. Sau đây sẽ là một số yếu tố mà bạn cần phải quan tâm:
-
Lúc nào quán cũng phải sạch sẽ, hợp vệ sinh: Nếu quán hoạt động kinh doanh ổn định thì lượng khách hàng sẽ ngày một đông. Do đó, quán cần phải thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ để tạo ấn tượng với khách hàng.
-
Không gian quán thoáng mát tạo sự thoải mái cho khách hàng đến đây thưởng thức chè.
-
Thuê thiết kế menu đẹp mắt, và lựa chọn các loại thìa cốc độc đáo dùng để trang trí góp phần tạo sự thích thú đối với những vị khách trẻ tuổi.
Thiết kế và trang trí quán chè
>> Xem thêm: 5 mẹo thiết kế menu đồ ăn vặt đẹp để kích thích sự thèm ăn
3.4. Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá quán chè
Xây dựng chiến lược marketing và quảng cáo quán chè sẽ là cách giúp quán của bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, các chủ kinh doanh nên cho khách hàng thấy được những lợi thế của quán để khách hàng nhìn thấy là muốn đến ăn thử. Một số hoạt động quảng cáo chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả cao để bạn tham khảo:
-
Thiết kế, trang trí băng rôn, khẩu hiệu để tạo sự chú ý.
-
Phát tờ rơi xung quanh khu vực quán chè.
-
Tặng phiếu giảm giá cho những khách hàng đến ăn lần tiếp theo.
-
Chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo,...
-
Sử dụng hình ảnh đẹp để kích thích sự tương tác từ khách hàng, khuyến khích họ check-in, review, tương tác quán trên mạng xã hội để nhận quà tặng,...
Xây dựng chiến lược marketing và quảng bá quán chè
3.5. Sử dụng phần mềm quản lý quán chè
POS365 là phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn hiệu quả giúp cho các chủ nhà hàng tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Các chủ kinh doanh quán nhậu có thể tối ưu quy trình phục vụ của nhân viên, xem báo cáo hàng ngày, quản lý nguyên liệu kho của từng chi nhánh.
Sử dụng phần mềm quản lý quán chè hiệu quả, nhanh chóng
Quy trình bán hàng cho quán chè của phần mềm POS365:
-
Nhân viên phục vụ: Nhân viên order qua thiết bị điện thoại thông minh, giúp khách hàng dễ hình dung và lựa chọn món ăn nhanh chóng.
-
Giảm thao tác sai sót khi order.
-
Tiết kiệm công sức, năng lượng của nhân viên order.
-
Giúp khách hàng có trải nghiệm ăn uống chuyên nghiệp hơn.
Nhân viên bar - bếp:
-
Đơn hàng order được chuyển nhanh chóng đến bộ phận bếp chế biến thông qua phần mềm.
-
Các đơn hàng được sắp xếp khoa học trên màn hình hiển thị của thiết bị.
-
Món ăn được chế biến chính xác theo định lượng và thứ tự: “đơn order trước làm trước”.
Thu ngân:
-
Thu ngân có thể theo dõi toàn bộ quá trình chế biến thông qua hệ thống của phần mềm, đảm bảo khi món ăn được hoàn thành sẽ được đưa đến tay thực khách ngay lập tức.
-
Tương thích với máy POS bán hàng giúp nhận đơn hàng từ những ứng dụng đặt đồ ăn như Shopee Food, Beamin, Grab Food,...
-
Áp dụng chiết khấu, mã khuyến mãi ngay trên màn hình thanh toán.
-
Lựa chọn các hình thức tính tiền khác nhau cho khách hàng.
Bạn có thể đăng ký dùng thử miễn phí 7 ngày phần mềm quản lý bán hàng của POS365 TẠI ĐÂY:
Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm mở quán chè ít vốn cho người mới bắt đầu để bạn tham khảo. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn!