Nghiên cứu và học cách kinh doanh nhà hàng là yếu tố quyết định để đạt được thành công. Có nên mở nhà hàng ăn uống là câu hỏi của nhiều người khi muốn bắt đầu kinh doanh. Ngày nay, sự cạnh tranh của ngành F&B và sự bão hòa đang mở ra nhiều thách thức dành cho các chủ kinh doanh. Tham khảo ngay kinh nghiệm mở nhà hàng ăn uống từ A - Z của POS365 nhé!
I. Mở nhà hàng ăn uống cần những gì?
Kinh doanh nhà hàng ăn uống đang là một trong những ý tưởng mà rất nhiều người muốn bước chân vào để “kiếm lời”. Vậy mở nhà hàng ăn uống cần những gì?
1.1. Thủ tục mở nhà hàng ăn uống
Thủ tục để mở cửa hàng ăn uống là cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Các loại giấy phép quan trọng khi mở nhà hàng là: Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống và giấy đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tùy vào mô hình kinh doanh nhà hàng sẽ phát sinh thêm các loại giấy tờ khác như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC, giấy tờ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu cá nhân, giấy phép bán lẻ,...
Mở nhà hàng ăn uống cần những gì?
1.2. Mặt bằng mở nhà hàng kinh doanh
Chọn địa điểm có tầm nhìn và khả năng tiếp cận cao: những nơi đông dân cư, xe cộ đi lại có thể nhìn thấy nhà hàng. Hãy chú ý xem ở đó có bãi đỗ xe hoặc nơi trông giữ xe có gần với nhà hàng của bạn không.
- Chọn địa điểm có tầm nhìn và khả năng tiếp cận cao: những nơi đông dân cư, xe cộ đi lại có thể nhìn thấy nhà hàng. Hãy chú ý xem ở đó có bãi đỗ xe hoặc nơi trông giữ xe có gần với nhà hàng của bạn không.
-
Nhân khẩu học: Đảm bảo thị trường mục tiêu của nhà hàng của bạn phù hợp với nhân khẩu học của khu vực.
- Sự cạnh tranh khu vực: Một số nhà hàng cạnh tranh gần đó có thể giúp ích cho việc tiếp thị. Nhưng cần khôn ngoan để có đủ khoảng cách mà bạn vẫn có thể đảm bảo một nhóm khách hàng vững chắc.
-
Bạn có thể thuê không gian để chúng được linh hoạt. bạn có thể mở rộng hoặc thay đổi sang mô hình kinh doanh khác khi bắt đầu.
Bạn có thể thuê không gian để chúng được linh hoạt. bạn có thể mở rộng hoặc thay đổi sang mô hình kinh doanh khác khi bắt đầu.
>>> Tìm hiểu ngay: 9 kinh nghiệm đắt giá khi thuê mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội
1.3. Vốn mở nhà hàng ăn uống
Ước tính tổng chi phí ban đầu bạn sẽ cần để bắt đầu nhà hàng của bạn và số tiền cần thiết để giữ cho nhà hàng của bạn hoạt động hàng ngày. Sau đó, bạn nên tạo một ngân sách và dự đoán trong năm tới để biết bạn sẽ cần bao nhiêu tiền để kinh doanh. Một số khoản cần thiết là chi phí mua các trang thiết bị như quầy để đồ ăn, bàn ghế, bếp, đồ trang trí nhà hàng; Chi phí thuê mặt bằng, mua nguyên liệu, chi phí marketing và các loại phí phát sinh khác.
Chuẩn bị vốn mở nhà hàng
II. Kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống chi tiết
Khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng mới đầu sẽ gặp phải khó khăn, thử thách và nhiều cạnh tranh từ các đối thủ khác. Đòi hỏi bạn phải tận tâm, khả năng nắm bắt xu hướng và thích ứng linh hoạt nhanh. Dưới đây là kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống chi tiết nhất 2022 để bạn tham khảo:
2.1. Xác định phân khúc đối tượng khách hàng
Cuộc sống ngày càng phát triển, theo đó nhu cầu ăn uống của con người cũng dần được nâng cao. Nếu bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng thành công thì phải xác định rõ được đối tượng khách hàng mà mình hướng đến bao gồm độ tuổi, mức thu nhập, sở thích để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh, sau đó phân tích và đưa ra những cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc này sẽ giúp cho công việc kinh doanh nhà hàng của bạn thuận lợi hơn.
Xác định phân khúc đối tượng khách hàng
>>> Tìm hiểu thêm: Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả nhất 2022
2.2. Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp
Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng thì có rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. Những mô hình kinh doanh hiện đang rất phổ biến trên thị trường hiện nay là:
-
Mô hình nhà hàng chay
-
Mô hình nhà hàng buffet lẩu, nướng
-
Mô hình nhà hàng bình dân
-
Mô hình nhà hàng sang trọng
-
Mô hình nhà hàng tiệc cưới,...
Việc lựa chọn được mô hình nhà hàng mà bạn muốn kinh doanh sẽ giúp bạn định hướng rõ nét hơn về phong cách trang trí, thực đơn món ăn, chiến lược marketing,... vừa giúp bạn tiết kiệm được công sức, thời gian mà việc kinh doanh lại trở nên thuận lợi hơn.
Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp
Tìm hiểu thêm: 17 Mô hình kinh doanh nhà hàng nổi bật năm 2022
2.3. Đặt tên thương hiệu nhà hàng
Khi bắt đầu một nhà hàng, điều quan trọng là phải có một khái niệm, và thương hiệu rõ ràng. Khái niệm nhà hàng của bạn bao gồm phong cách phục vụ, thực phẩm bạn đem đến cho khách hàng và không khí của nhà hàng. Điều này đi đôi với thương hiệu của bạn, hình thành nên bản sắc và sứ mệnh của nhà hàng.
Dựa trên thương hiệu và phong cách nhà hàng của bạn, phòng ăn của bạn sẽ phát ra một bầu không khí cụ thể. Ví dụ những nhà hàng chay, nhà hàng sân vườn, nhà hàng châu Âu….. Điều này tạo ra một trải nghiệm đáng nhớ và có ý nghĩa cho những người sẽ muốn quay lại.
2.4. Tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín
Để làm được một món ăn ngon thì nó sẽ phụ thuộc vào chất lượng của các nguyên vật liệu. Nhất là đối với các nhà hàng thì việc tìm được nguồn cung cấp cấp uy tín là việc cực kỳ quan trọng.
Bạn có thể tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh đang lấy hàng ở đâu hoặc tham khảo người thân, bạn bè đã và đang kinh doanh loại hình này để lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên google, xem review đánh giá của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm để có cái nhìn khách quan nhất.
Tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín
2.5. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị mở nhà hàng
Một nhà hàng đạt tiêu chuẩn cần phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và các thiết bị bao gồm hệ thống đèn, bếp nấu, bàn ghế, hệ thống điện nước, đồ dùng nhà bếp,... phù hợp với mô hình kinh doanh của nhà hàng.
Các khu vực quan trọng như khu vực dùng bữa, khu vực đón khách, nhà bếp cần được chú trọng quan tâm. Nơi để xe phải thông thoáng, không được chắn lối đi; khu vực phục vụ cần phải ước tính được số lượng khách để sắm sửa bàn ghế và dụng cụ ăn uống phù hợp.
2.6. Trang trí, thiết kế nhà hàng
Để tạo được ấn tượng với khách hàng thì việc trang trí, thiết kế không gian quán là việc rất quan trọng. Nhiều nhà hàng đã áp dụng thành công điểm này khi thiết kế nội thất phù hợp với khách hàng mục tiêu, họ đã rất thích thú và thường xuyên quay lại nhà hàng dùng bữa.
Ví dụ: Nhà hàng tiệc cưới cần trang trí không gian sang trọng với 1-2 tông màu hài hòa hoặc tương phản với nhau. Nhà hàng đồ nướng Hàn Quốc thường bài trí theo hướng truyền thống với những bàn nướng riêng biệt phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Trang trí, thiết kế không gian nhà hàng ấn tượng
2.7. Thiết kế menu nhà hàng và định giá món ăn
Thiết kế menu độc đáo là một trong những cách tạo dấu ấn riêng cho nhà hàng đó. Các món ăn trong menu phải được sắp xếp hợp lý từ món khai vị cho đến món phụ, món chính hoặc theo từng loại món ăn như đồ chay, hải sản,...
Cách trình bày phải cụ thể, rõ ràng và trang trí đẹp mắt theo phong cách chủ đạo của nhà hàng. Việc định giá món ăn sao cho hợp lý thì theo kinh nghiệm mở nhà hàng từ những người kinh doanh thành công, họ sẽ đưa ra giá cao hơn tiền nguyên vật liệu từ 30 - 35% và tùy theo món ăn sẽ đong đếm khẩu phần hợp lý theo mùa vụ.
Thiết kế menu nhà hàng và định giá món ăn
2.8. Kinh nghiệm tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Dù nhà hàng có quy mô nhỏ hay lớn thì vẫn phải đầy đủ nhận sự từ quản lý, đầu bếp, nhân viên phục vụ. Họ phải được đào tạo kỹ năng bài bản, chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn của ngành F&B. Nhân viên càng có chuyên môn cao, và có trách nhiệm trong công việc sẽ là chìa khóa quan trọng giúp nhà hàng kinh doanh hiệu quả cũng như tạo dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp và lâu bền với khách hàng.
Kinh nghiệm tuyển dụng và đào tạo nhân sự chuyên nghiệp
2.9. Marketing và quảng bá nhà hàng
Quảng cáo là rất quan trọng vì nhiều lý do. Đầu tiên và quan trọng nhất, khách hàng tiềm năng sẽ có thể tìm thấy thông tin cơ bản về nhà hàng của bạn. Thứ hai, họ nên cảm thấy say mê để thử món ăn mới của bạn. Dưới đây là một số mẹo để tạo hứng thú xung quanh nhà hàng của bạn:
-
Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội: Tạo tài khoản Facebook, Twitter và Instagram để chia sẻ tin tức, hình ảnh và tin tức về nhà hàng của bạn. Các hình ảnh và mô tả nên truyền đạt thương hiệu của bạn. Xem xét bao gồm hình ảnh của thực phẩm hoặc quá trình hậu trường để thu hút khách tiềm năng. Hãy chắc chắn để sử dụng hình ảnh chất lượng cao.
-
Xây dựng một trang web hấp dẫn: Trang web của bạn phải dễ điều hướng và thiết kế sẽ đại diện cho thương hiệu của bạn. Bao gồm thông tin cơ bản về nhà hàng của bạn, bao gồm địa chỉ, số điện thoại, giờ và thực đơn của bạn…
-
Chương trình khuyến mãi cho khách mới: Cung cấp cho khách lần đầu tiên một đồ uống miễn phí hoặc món tráng miệng nhỏ. Khách hàng sẽ nhớ lòng hiếu khách đặc biệt của bạn, và sẽ có nhiều khả năng họ giới thiệu nhà hàng của bạn và tự quay trở lại.
Marketing và quảng cáo nhà hàng
III. Quản lý nhà hàng hiệu quả bằng phần mềm bán hàng
Phần mềm quản lý nhà hàng là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý và vận hành nhà hàng hiệu quả. Trong đó, phần mềm quản lý nhà hàng POS365 là một trong những phần mềm được khách hàng đánh giá rất cao trên thị trường, đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ và nhu cầu quản lý bán hàng:
-
Quản lý tồn kho: Cho biết chính xác loại giày dép, số lượng size và màu sắc còn tại kho. Nhập liệu hàng hóa nhanh chóng, chi tiết.
-
Tương thích nhiều thiết bị: Chỉ với một tài khoản, các chủ cửa hàng có thể biết mọi hoạt động kinh doanh tại cửa hàng ở bất cứ đâu.
-
Thanh toán không tiền mặt: Tính tiền nhanh chóng, chính xác trong các trường hợp, khấu hao, khuyến mãi, cộng dồn,...
-
Thanh toán đa dạng: Tích thanh toán không tiền mặt qua banking, thẻ ngân hàng, mã QR,...
-
Tích điểm khách hàng: Lưu thông tin khách hàng, tích điểm sau mỗi lần mua hàng.
-
Báo cáo bán hàng: Tổng kết cuối ngày, Báo cáo trả hàng, Tình trạng công nợ, Báo cáo hoa hồng, Sổ quỹ thu & chi.
Quản lý nhà hàng hiệu quả bằng phần mềm POS365
Kết luận:
Trên đây là kinh nghiệm mở nhà hàng ăn uống chi tiết từ A - Z để bạn tham khảo. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn kinh doanh nhà hàng thành công. Nhớ rằng, F&B luôn luôn thay đổi, hãy cập nhật công nghệ và các trải nghiệm thú vị cho khách hàng của bạn nhé!
Tham khảo thêm: Cách quản lý nhà hàng, quán ăn hiệu quả