Vị trí địa lý của Việt Nam có đường bờ biển dài cung cấp nguồn hải sản vô cùng lớn. Tận dụng điều này, nhiều người quyết định đầu tư kinh doanh hải sản tươi sống để sinh lời.
Mở cửa hàng hải sản tươi sống là một ý tưởng hấp dẫn cho ai muốn bắt đầu kinh doanh. Thế nhưng việc này lại cần nhiều kiến thức và sự chuẩn bị hơn bạn tưởng tượng. Hãy cùng POS365 tìm hiểu trong nội dung sau đây.
I. Lý do nên kinh doanh hải sản tươi sống
Hải sản rất được thực khách ưa chuộng hiện nay. Nhưng chúng có giá khá cao so với các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, hải sản có giá trị dinh dưỡng cao và ít độc tố, chất kích thích. Vì thế hải sản nhanh chóng được ưu tiên góp mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Việc kinh doanh hải sản hiện đang đem lại lợi nhuận cao nên nhiều người muốn thử vận may trong lĩnh vực này.
Hải sản rất được thực khách ưa chuộng hiện nay
Theo nhiều chủ cửa hàng bán hải sản tươi sống thì đây là mặt hàng cung cấp lợi ích cao nếu bạn có được các kỹ năng cần thiết như lựa chọn các nguồn hàng hóa, vận chuyển và bảo quản.
Nhu cầu cao và nguồn cung dồi dào nên việc tiếp thị hải sản tươi sống khá thuận lợi, vì vậy lại việc cạnh tranh cao là điều tất yếu. Bạn cần đảm bảo hải sản luôn được tươi vì mặt hàng này rất dễ hỏng. Đây cũng là bí quyết để bạn thu hút lượng khách hàng đến với mình.
II. Chi phí mở cửa hàng hải sản tươi sống là bao nhiêu?
Theo kinh nghiệm của nhiều người trong nghề, để kinh doanh cửa hàng hải sản tươi sống bạn cần phải bỏ ra một số vốn kha khá. Để xác định chi phí cần đầu tư là bao nhiêu, bạn cần phải tính toán sử dụng cho các khoản sau đây:
2.1. Chi phí thuê địa điểm
Hải sản là mặt hàng có giá không hề rẻ và thường tất cả mặt hàng kinh doanh đều mong muốn có được địa điểm đẹp nơi đông dân cư. Thế nên, giá thuê cũng tương đối cao, tại các thành phố lớn thì chi phí thuê địa điểm kinh doanh vào khoảng 10 - 30 triệu đồng một tháng.
Chi phí thuê địa điểm kinh doanh hải sản tươi sống vào khoảng 10 - 30 triệu đồng một tháng
2.2. Chi phí nhập hàng
Hải sản rất đa dạng và giá cả sẽ phụ thuộc vào độ hiếm và khó tìm của chúng. Chính vì thế bạn cần có mối quan hệ với các chợ đầu mối tại vùng biển để chi phí lấy hàng rẻ hơn. Thông thường chi phí nhập hàng sẽ vào khoảng 150 - 300 triệu cho một lần lấy hàng.
Chi phí nhập hàng hải sản tươi sống sẽ vào khoảng 150 - 300 triệu
2.3. Chi phí bảo quản
Vì là hải sản tươi sống, thế nên bạn cần các dụng cụ chuyên dụng như thau, chậu, với loại hải sản đặc thù thì cần các loại bể lớn, sục oxy. Các hệ thống này giúp bạn lưu trữ và bảo quản hải sản của mình luôn tươi ngon để đảm bảo chất lượng tốt nhất khi giao cho khách hàng, nhà hàng, phòng ăn. Chi phí dao động trong khoảng 30 - 50 triệu.
Chi phí bảo quản hải sản sẽ vào khoảng 30 triệu đồng trở lên
2.4. Chi phí phần mềm quản lý
Đặc thù của hải sản là đa dạng chủng loại và bán theo cân, chính vì vậy sử dụng phần mềm quản lý sẽ giúp cửa hàng quản lý tốt hơn. Thường thường chi phí đầu tư tiện ích này sẽ tùy vào gói phần mềm.
Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng POS365
Đăng ký dùng thử miễn phí Phần mềm quản lý cửa hàng hải sản POS365 tại đây.
2.5. Chi phí thuê nhân viên
Nhân viên cực kỳ cần thiết với những cửa hàng hải sản quy mô tầm trung và lớn. Họ sẽ là người trực tiếp đón khách và phục vụ ngay tại gian hàng. Thế nên bạn có thể thuê từ 2 nhân viên trở lên theo từng vị trí như nhân viên thu ngân, nhân viên sơ chế,... Chi phí trả lương cho mỗi nhân viên khoảng 5 triệu đồng trở lên trên một tháng.
Chi phí thuê nhân viên khoảng 5-7 triệu đồng 1 người
III. Cách thiết kế cửa hàng hải sản tươi sống thu hút
Thiết kế cửa hàng hải sản tươi sống cần rất nhiều bể kính trong suốt để khách hàng có thể nhìn trực tiếp những sinh vật biệt đang bơi lội. Sau đây là một cách để giúp cửa hàng của bạn trở nên thu hút hơn bao giờ hết.
3.1. Đặt tên cho cửa hàng hải sản
Cửa hàng hải sản tươi sống mọc lên rất nhiều. Thế nên, chắc chắn bạn cần một cái tên nhằm làm nổi bật thương hiệu của mình.
Bạn cần một cái tên nhằm làm nổi bật thương hiệu của mình
Hãy chú ý đến sự độc đáo và thú vị để thu hút khách hàng. Hơn nữa, trong một lĩnh vực kinh doanh có tính cạnh tranh cao, tính độc đáo là yếu tố duy nhất được khách hàng đánh giá cao. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên thành công của một cửa hàng hải sản.
3.2. Sử dụng ánh sáng
Tận dụng ánh sáng tự nhiên rất quan trọng trong cửa hàng, việc này sẽ khiến không gian trở nên thông thoáng và thoải mái cho khách mua hàng. Bên cạnh đó, ánh sáng tự nhiên không hề giống nhau qua thời gian trong ngày.
Ánh sáng sẽ giúp các mặt hàng hải sản trở nên hấp dẫn hơn
Ánh sáng nhân tạo nhằm giúp cho các mặt hàng của bạn lung linh hơn. Hãy tận dụng đèn ở khắp các quầy.
Không chỉ tôn sản phẩm lên tầm cao mới, ánh sáng còn góp phần tạo nên cảm nhận của khách hàng về không gian gần gũi, thân thiện.
3.3. Màu sắc phù hợp
Hiện nay hầu hết các cửa hàng hải sản đều sử dụng sắc xanh và trắng đại diện cho biển và cát. Đây là một lựa chọn an toàn nhưng cực kỳ hiệu quả. Thế nhưng, bạn vẫn có thể lựa chọn các màu sắc. Thế nhưng nếu muốn bứt phá, bạn sẽ phải thuê các kiến trúc sư thực hiện việc này. Họ là những người có kinh nghiệm và chắc chắn sẽ giúp không gian cửa hàng của bạn trở nên đẹp đẽ hơn.
Màu sắc phù hợp sẽ giúp cửa hàng đẹp lên cũng như kích thích khách hàng mua hải sản
3.4. Cách trưng bày hải sản tươi sống
Hải sản tươi sống chắc chắn là nhân vật chính của cửa hàng, thế nên hãy sử dụng nhiều bể cá nhất có thể. Hãy để các mặt hàng được quan tâm nhiều nhất ở chính giữa, tiếp đến là những mặt hàng độc lạ và bố trí xung quanh là những mặt hàng thông thường.
- Những dụng cụ lấy hải sản phải được làm sạch thường xuyên. Bề mặt kính cần được lau chùi để khách hàng có thiện cảm hơn khi mua hàng.
- Giá cả nên được thống nhất rõ ràng, nên niêm yết thành bảng, phân theo từng loại để dễ theo dõi, chuyên nghiệp.
Cách trưng bày hải sản tươi sống
IV. Lấy mối hải sản ở đâu?
Nguồn hàng là một trong những vấn đề then chốt giúp bạn thành công trong lĩnh vực kinh doanh hải sản. Với giá rẻ và chất lượng đảm bảo, bạn có thể lấy chúng ở nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng. Tránh tìm nguồn cung cấp hải sản qua người trung gian. Chúng không tươi và được định giá quá cao.
Bạn có thể lấy mối từ các nơi đánh bắt như Cát Bà, Thanh Hóa, Cửa Lò, Quảng Ninh, Đồ Sơn….
Nếu cửa hàng của bạn ở Hà Nội hoặc những tỉnh phía Bắc không có biển, hãy lấy hàng tại các nơi đánh bắt như Cát Bà, Thanh Hóa, Cửa Lò, Quảng Ninh, Đồ Sơn…. Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể chọn lấy hải sản ở Vũng Tàu, Ninh Chữ - Ninh Thuận, Nha Trang…. Bởi hải sản ở những nơi này được đánh bắt và vận chuyển trong ngày nên vô cùng tươi ngon, đảm bảo.
V. Kế hoạch tiếp thị hoàn hảo cho cửa hàng hải sản tươi sống
Khi đã bắt đầu kinh doanh, việc cần làm sau khi hoàn thành các chuẩn bị xong đó chính là thực hiện tiếp thị cho cửa hàng. Có như vậy bạn mới có thể thu hút đông đảo khách hàng tới mua hải sản.
5.1. Chăm sóc khách hàng
Để ra tăng sức cạnh tranh với các đối thủ, cửa hàng của bạn cần lựa chọn các phương pháp cải tiến dịch vụ khách hàng để họ hài lòng về cả sản phẩm và dịch vụ. Hãy lên kế hoạch chi tiết để triển khai các dịch vụ với khách hàng, ví dụ: Miễn phí vận chuyển, gia công cá nhân hóa, đóng gói cẩn thận,...
Chăm sóc khách hàng giúp luôn cảm thấy thoải mái khi mua hàng tại cửa hàng của bạn
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng phần mềm bán hàng siêu thị để tận dụng tính năng tích điểm khách hàng nhằm tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Việc này giúp bạn lôi kéo cũng như giữ chân người mua hàng tiềm năng.
5.2. Kinh doanh hải sản Online
Hình thức bán hàng chủ yếu của hải sản tươi sống đó là diễn ra trực tiếp tại điểm bán. Việc này cũng đẩy mạnh quảng cáo để dụ khách hàng vào cửa hàng xem và quyết định mua. Thế nhưng sự phổ biến của internet giúp bạn có thể bán online bất kỳ loại mặt hàng nào.
Kinh doanh hải sản Online tại sao không?
Hãy tạo ngay cho mình một Fanpage trên Facebook, instagram,... Có rất nhiều chủ nhà hàng chọn hình thức quay video dạng Vlog nhằm thu hút người xem kèm quảng cáo sản phẩm của mình vào trong đó.
Cuối cùng bạn có thể dựng một website quảng bá các mặt hàng của mình. Bên cạnh đó đăng những bài tin tức liên quan đến kiến thức ẩm thực, tác dụng của chúng,....
VI. Kinh nghiệm mở cửa hàng hải sản tươi sống
Sau đây sẽ là những kinh nghiệm giúp bạn vận hành cửa sản tốt hơn trong thời gian đầu. Hãy cùng tham khảo
6.1. Xác định thị trường
Phần lớn cửa hàng hải sản nên đặt ở nơi đông dân cư, giao thông thuận tiện thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Ngoài ra, bạn cần tính đến lượng người tiêu dùng và chi phí thuê địa điểm kinh doanh. Bạn có thể kết hợp kinh doanh trực tuyến để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
6.2. Hiểu rõ khách hàng của mình
Đây là bước vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp bạn. Vì khách hàng là nguồn tiêu thụ chính của hải sản. Hải sản tươi có tuổi thọ ngắn, thế nên bạn cần bán nhanh để đảm bảo chất lượng. Chẳng may khách hàng không ưa hoặc ít biết đến cửa hàng của bạn thì chắc chắn đây là mối quan ngại lớn của bạn.
Hiểu rõ khách hàng của mình
Đầu tiên bạn cần tìm hiểu thông tin, tham khảo ý kiến của những người quen, cũng như với những khách hàng gần nơi bạn định mở kinh doanh. Bạn có thể tự mình đặt câu hỏi và khảo sát, tìm kiếm câu trả lời nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
6.3. Chọn nguồn hải sản phù hợp
Nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm. Khi kinh doanh, bạn nên biết nhiều nguồn hàng để có giá tốt và đảm bảo chất lượng hải sản tươi sống.Một lưu ý nhỏ về hải sản tươi ngon, chất lượng giá rẻ: Bạn hãy mua sản phẩm của mình ở nơi đánh bắt hoặc nuôi trồng, tránh tình trạng thương lái không đảm bảo độ tươi ngon mà giá cả sẽ đội lên.
Chọn nguồn hải sản phù hợp
VII. Một số câu hỏi thường gặp khi kinh doanh hải sản tươi sống
Giải đáp một số thắc mắc khi kinh doanh cửa hàng hải sản tươi sống
- Lắp đặt hệ thống Camera tại cửa hàng
- Quản lý hàng hóa, doanh số, nhân viên qua phần mềm