Hàng rong từ lâu đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Việt Nam. Rõ ràng chúng ta nên xem bán hàng rong là một ngành kinh tế quan trọng không chỉ cho đáp ứng nhu cầu của dân cư mà còn cho khách du lịch. Vậy pháp luật đang quy định như thế nào đối với những người kinh doanh hình thức này?
I. Buôn bán hàng rong là gì?
Theo điểm a khoản 1 điều 3 nghị định 39/2007/NĐ-CP, buôn bán hàng rong được quy định như sau:
Cá nhân hoạt động thương mại là việc cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một hoặc tất cả các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ cũng như các hoạt động với mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và đồng thời không được gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương Mại.
Bán hàng rong là gì
Buôn bán hàng rong là các hoạt động mua và bán không có địa điểm cố định nào cả, bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các sản phẩm bao gồm đồ ăn, đồ uống, quần áo, giày dép, đồ gia dụng và nhiều loại hàng hóa khác. Buôn bán hàng rong được coi là một nghề tự do, nhưng cũng có thể bị kiểm soát hoặc cấm theo luật pháp của từng quốc gia.
>> Xem thêm: Bán hàng cá nhân là gì? Vai trò và quy trình bán hàng hiệu quả
II. Lợi ích của việc bán hàng rong
Cùng POS365 tìm hiểu về lợi ích của việc hình thức kinh doanh này đối với người dân ngay sau đây:
-
Thu nhập ổn định: Bán hàng rong có thể mang lại thu nhập ổn định cho người bán, đặc biệt là đối với những người có hoàn cảnh khó khăn.
-
Tiết kiệm chi phí: Người bán không cần phải chi nhiều tiền để thuê một cửa hàng hay một chỗ đứng cố định.
-
Kinh nghiệm: Kinh nghiệm bán hàng rong giúp người bán tích lũy kiến thức về kinh doanh, quản lý các đơn hàng, quản lý tiền bạc, tương tác với khách hàng...
-
Tiếp cận khách hàng: Khi bán hàng, người bán có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng khác nhau và từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để thu hút khách hàng.
-
Tăng thu nhập: Hình thức kinh doanh này có thể mang lại cho người bán mức thu nhập cao hơn bởi vì nó có khả năng hấp dẫn được nhiều khách hàng và doanh số bán hàng cao.
-
Tiện lợi cho người mua: Không cần phải đến cửa hàng hay đợi hàng hàng ngày để mua được sản phẩm mình cần, nó còn giúp người mua tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
-
Không chỉ thế bán hàng rong còn trở thành một nét văn hóa đối với người Việt Nam. Hình ảnh những gánh hàng rong trên những con phố đã được ghi lại trong sách báo thậm chí là các đài truyền hình của nước ngoài.
III. Quy định của pháp luật về bán hàng rong
Dù có nhiều lợi ích nhưng việc kinh tự phát không có cơ chế quản lý rõ ràng gây ra tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè,... Vậy pháp luật đã có những quy định gì về quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh này?
Quy định của pháp luật về bán hàng rong
3.1 Phạm vi về địa điểm kinh doanh
Người bán hàng rong bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực sau đây:
-
Khu vực thuộc các di tích tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng cũng như các danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
-
Khu vực dành cho các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế.
-
Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu, sân ga, bến phà, bến đò, sân ga và trên các phương tiện vận chuyển.
-
Khu vực vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam
-
Xung quanh trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
-
Nơi đỗ của các phương tiện đang tham gia lưu thông bao gồm cả đường thủy và đường bộ.
-
Các lối ra vào của chung cư hoặc khu tập thể hoặc ngõ hẻm và lòng lề đường của đường đô thị, đường huyện, quốc lộ dành cho người cũng như phương tiện tham gia giao thông trừ các khu vực hoặc tuyến đường hoặc phần vỉa hè được các cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời.
-
Các tuyến đường do ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biến cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại.
-
Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức hoặc cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường trên nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân hoặc khu vực có biển cấm thực hiện các hoạt động thương mại.
3.2 Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh
Các hàng hóa được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật trừ các loại hàng hóa sau đây:
-
Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
-
Hàng lậu hàng giả, không rõ xuất xứ, hết hạn sử dụng, hàng không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
-
Hàng hóa thuộc các danh mục hạn chế kinh doanh.
-
Trường hợp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa dịch vụ kinh doanh có điều kiện và các cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.
-
Nếu bạn kinh doanh các thực phẩm và dịch vụ ăn uống thì cần đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Nghiêm cấm các cá nhân hoạt động thương mại gian lận trong cân đong đo đếm và cung cấp các thông tin sai lệch, dối trá cũng như các thông tin dễ gây hiểu lầm về chất lượng của sản phẩm.
>> Xem thêm: Mách bạn các loại loa bán hàng rong và cách sử dụng
3.3 Ai có quyền tịch thu hàng hóa
Trong Luật Giao thông đường bộ Việt Nam, người có quyền tịch thu hàng rong là cảnh sát giao thông. Khi phát hiện xe chở hàng quá tải hoặc hàng rong, cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu lái xe dừng lại và kiểm tra hành chính.
Ai có quyền tịch thu hàng hóa
Trong trường hợp phát hiện hàng rong vi phạm pháp luật, Công an trật tự, tổ dân phòng giúp việc đi cùng lực lượng công an sẽ có quyền buộc chấm dứt hành vi vi phạm để đưa về cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Ngoài ra, nếu hàng rong gây nguy hiểm hoặc cản trở giao thông, họ sẽ bị yêu cầu di chuyển ngay lập tức hoặc bị phạt tiền.
>>> Xem thêm: Tổng hợp các kiến thức về xe bán hàng rong từ A đến Z
3.4 Phạt hành chính hành vi bán hàng rong
Như vậy có thể thấy bán hàng rong được coi là một trong số các hành vi luật giao thông đường bộ ngăn cấm để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, do vậy sẽ bị xử phạt theo quy định. Cụ thể như sau:
-
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các cá nhân và từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng với các tổ chức thực hiện một số hành vi bán hàng rong trên lòng đường đô thị, vỉa hè và các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
-
Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với cá nhân và 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện các hành vi như: dựng lều quán, tường rào, công trình trái pháp trong phạm vi đất dành cho người đi bộ; chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông xe và sử dụng trái phép lòng đường, hè phố.
Hy vọng bài viết này đã hỗ trợ để có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về một số vấn đề hành vi bán hàng rong theo quy định của pháp luật hiện nay.