Amazon là cái tên khiến cho nhiều các nhà bán lẻ khác sợ hãi, một phần do sự thống trị của nó và một phần vì nó tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan: hợp tác hay cạnh tranh? Tuy nhiên, thương hiệu khổng lồ này và thành công lớn của nó có rất nhiều thông tin mà chúng ta có thể xem xét.
1. Trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa thúc đẩy bán hàng
Amazon đã chấp nhận trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa, từ việc cung cấp các đề xuất cho người mua sắm đến việc đưa ra các lựa chọn dựa trên cơ sở, chẳng hạn như “Lấy cảm hứng từ xu hướng mua sắm của bạn”.
Người mua hàng có thể mua các sản phẩm phù hợp với họ hơn và Amazon đã tích hợp đầy đủ thông tin này.
=> Mặc dù bạn có thể không có các công cụ phức tạp như Amazon, nhưng bạn có thể làm cho trải nghiệm mua sắm thành công hơn trên các kênh khác, bắt đầu bằng việc đơn giản như hiển thị các sản phẩm đã xem gần đây - hoặc những sản phẩm có liên quan.
Cá nhân hóa giúp người dùng tìm kiếm nhanh sản phẩm
Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Nghề nghiệp, lợi ích và chiến lược
2. Tải trang chậm làm giảm doanh số bán hàng
Amazon là một trong những công ty đầu tiên xác định rằng “tốc độ tải trang chậm có thể làm hỏng việc bán hàng tiềm năng”. Phân tích từ gã khổng lồ bán lẻ vào năm 2016 cho thấy cứ mỗi 100 mili giây thời gian tải trang, trên các trang web của chính họ thì doanh số bán hàng giảm 1%. Tốc độ tải trang hiệu quả là điều mà mọi thương hiệu cần làm, hãy nhắm đến tốc độ tải trang từ 2 giây trở xuống để tránh việc mất khách hàng.
Tốc độ tải trang chậm đồng nghĩa với việc làm giảm doanh thu
3. Đánh giá của khách hàng là chìa khóa thành công
Cung cấp các phản hồi khách hàng, tức là các đánh giá và phản hồi của họ về một mặt hàng là điều được mô hình Amazon thực hiện rất tốt hiện nay.
Ở Việt Nam, Shopee cũng là cái tên thực hiện điều này khá tốt. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh và các dịch vụ “mua hàng ảo” khiến cho các phản hồi của khách hàng ngày càng bị “loãng”.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn không nên bỏ để mục đánh giá của khách hàng, mà hãy áp dụng chúng “càng thật càng tốt”. Hiệu quả nhất là nên có ảnh hay video phản hồi đi kèm. Và trong cả các đánh giá tiêu cực hay tích cực, hãy trả lời nội dung đó một cách phù hợp chứ đừng dùng chế độ auto.
Tăng mục đánh giá phản hồi
4. Dữ liệu là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ
Amazon đã thực hiện thúc đẩy lấy dữ liệu từ khách hàng của họ. Amazon thử nghiệm và thu thập dữ liệu về mọi thứ, từ kiểu nút hành động cho đến các kênh tiếp thị. Ngày nay có rất nhiều tài nguyên để giúp các nhà bán lẻ nhỏ hơn làm điều tương tự, chẳng hạn như Google Analytics và thử nghiệm A/B đơn giản. Nó cung cấp thông tin chi tiết mạnh mẽ về những gì khách hàng của bạn muốn và đạt được phản ứng tốt.
Thu thập dữ liệu và phân tích các chiến lược phù hợp
5. Sự phát triển mang tính cá nhân
Amazon là một ví dụ điển hình về một doanh nghiệp đã thất bại vào những thời điểm khác nhau theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ, vào năm 2009, công ty đã xóa từ xa các bản sao của “1984” và “Animal Farm” khỏi Kindles, rõ ràng là vì chúng là các phiên bản trái phép. Điều này đã làm tổn hại nghiêm trọng đến lòng tin của khách hàng và gây ra sự phẫn nộ trên mạng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp đã ghi nhận phản ứng, nhận ra mình đã mắc sai lầm, sửa chữa chính sách trong tương lai và đích thân CEO Jeff Bezos đã xin lỗi. Cách xử lý sự cố được chứng minh là một kinh nghiệm học hỏi mà Amazon đã sử dụng để giúp tăng trưởng sức mạnh.
CEO Jeff Bezos của Amazon
Rất ít thương hiệu muốn cố gắng cạnh tranh với Amazon như ngày nay - nhưng có rất nhiều điều mà mọi người có thể học hỏi từ chiến lược Thương mại điện tử của hãng này đúng không nào.