Tin tức

Phần mềm là gì? Vai trò & đặc điểm cần hiểu rõ

Phần mềm là gì, các tiêu chí đánh giá và phân loại cụ thể? Hiểu rõ những thông tin này sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu công việc, học tập hoặc giải trí. Bạn cũng sẽ không cần chi tiền vào các Software không cần thiết, từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho bản thân hoặc doanh nghiệp. Trong bài viết này, POS365 sẽ giúp giải đáp các thông tin trên một cách chi tiết nhất, cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

Phần mềm là gì?

Phần mềm (software) là những chương trình hay ứng dụng được tạo ra từ các câu lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình. Nói một cách đơn giản, software giống như “bộ não” của máy tính hoặc các thiết bị điện tử, giúp chúng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó.

Dưới đây là một số nhiệm vụ cơ bản của phần mềm:

  • Tính toán: Hỗ trợ thực hiện từ các phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia) cho đến các công thức toán học phức tạp (Microsoft Excel). 

  • Xử lý dữ liệu: Thu thập, phân tích và quản lý lượng thông tin lớn (Ví dụ: SQL Server hoặc Google Annalytics). 

  • Giải trí: Sofware mang đến trải nghiệm thư giãn và giải trí không giới hạn. Bao gồm xem phim (YouTube, Netflix), nghe nhạc (Spotify), trò chơi điện tử (Pubg Mobile, Candy Crush)... 

  • Hỗ trợ công việc hàng ngày: Họp trực tuyến (Zoom, Google Meet), quản lý lịch trình (Google Calendar), quản lý công việc (Trello, Asana), quản lý bán hàng (POS365),... 



Đặc điểm của phần mềm là gì?

Sau khi tìm hiểu về phần mềm là gì cũng như các nhiệm vụ cơ bản của nó, hãy cùng điểm qua những đặc điểm nổi bật của một software. 

  • Tính phi vật lý: Phần mềm không thể sờ hay nhìn thấy như phần cứng, nó chỉ tồn tại dưới dạng mã lệnh và dữ liệu. 

  • Dễ dàng cập nhật và nâng cấp: Có thể được cập nhật phiên bản thường xuyên để cải tiến tính năng, khắc phục lỗi hoặc tăng cường bảo mật. 

  • Phụ thuộc vào phần cứng: Để Software hoạt động và chạy được chương trình, cần phải có phần cứng (laptop, điện thoại, máy tính bảng,..).

  • Đa nền tảng: Nhiều phần mềm có thể chạy trên các nền tảng khác như nhau MacOS, Windows, Android, IOS,... 

Các tiêu chí đánh giá phần mềm máy tính là gì?

Từ những đặc điểm đã kể trên, hãy cùng chúng tôi đi vào đánh giá chi tiết Software qua các tiêu chuẩn cụ thể:

  • Giao diện người dùng: Cần có giao diện trực quan và dễ hiểu, giúp người dùng dễ dàng thao tác mà không mất quá nhiều thời gian làm quen. 

  • Hiệu suất: Tập hợp dữ liệu và xử lý tác vụ nhanh chóng, đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra ổn định ngay cả khi có nhiều tác vụ thực hiện cùng lúc. 

  • Tính tương thích: Các phần mềm ứng dụng cần có khả năng tương thích với các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột, máy in, máy quét. Nó còn có khả năng hoạt động trên nhiều nền tảng khác nhau (các phiên bản web, ứng dụng di động, điện toán đám mây). 

  • Bảo mật dữ liệu: Software cần sử dụng các phương pháp mã hóa để bảo vệ dữ liệu người dùng. Nó cũng cần có tính năng sao lưu và phục hồi dữ liệu để đảm bảo thông tin người dùng không bị mất nếu gặp sự cố.

  • Tính năng: Cung cấp chức năng chính đáp ứng nhu cầu của người dùng (Ví dụ: Phần mềm xử lý văn bản cần có đầy đủ tính năng soạn thảo, định dạng văn bản, tạo bảng, vẽ biểu đồ…).

Các loại phần mềm máy tính cơ bản

Sau khi hiểu rõ các tiêu chí đánh giá phần mềm là gì, chúng tôi sẽ giúp bạn tổng hợp các loại phần mềm máy tính (Computer Software) phổ biến hiện nay. 

Phần mềm hệ thống

System Software được thiết kế để quản lý và điều khiển tài nguyên phần cứng của máy tính. Nhiệm vụ chính của nó đó là giúp phần mềm ứng dụng hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số ví dụ điển hình của phần mềm hệ thống:

Hệ điều hành

Vai trò của hệ điều hành là quản lý tất cả các tài nguyên phần cứng và phần mềm máy tính. Bên cạnh đó, nó còn thực hiện các tác vụ như quản lý tệp tin, quản lý bộ nhớ và kết nối với các thiết bị ngoại vi (bàn phím, loa, chuột máy tính). Một số hệ điều hành quen thuộc mà chúng ta thường gặp bao gồm Windows, macOS, Linux và Android. 

BIOS

BIOS (Basic Input/Output System) chịu trách nhiệm kiểm tra và khởi động phần cứng khi máy tính được bật. Nhiệm vụ chính của nó là kết nối các thành phần bên trong máy (ổ cứng, bộ nhớ RAM, bàn phím, chuột) với CPU, GPU, NIC, màn hình, HDD, SSD,...    

Chương trình khởi động

Chương trình khởi động hay còn gọi là bootloader có nhiệm vụ khởi động hệ điều hành của máy tính. Nếu không có bootloader, máy tính sẽ không thể nạp các chương trình đã cài đặt vào bộ nhớ để bắt đầu hoạt động. 

Bộ hợp dịch

Nhiệm vụ của bộ hợp dịch là chuyển đổi mã nguồn (C,C++, JAVA) thành ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu được. Nó còn giúp kiểm tra mã nguồn có tuân thủ đúng cú pháp của ngôn ngữ lập trình hay không. Nếu có lỗi, nó sẽ báo cho lập trình viên biết để họ chỉnh sửa lại mã nguồn cho đúng.

Trình điều khiển thiết bị driver

Driver là phần mềm giúp hệ điều hành kết nối với các thiết bị phần cứng của máy tính như máy in, chuột, màn hình và loa. Mỗi thiết bị sẽ cần một diver riêng để hệ điều hành nhận diện và sử dụng đúng chức năng của nó. 

Phần mềm ứng dụng

Khác với System Software, phần mềm ứng dụng chỉ thực hiện một nhiệm vụ cụ thể để phục vụ nhu cầu của người dùng. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng cài đặt và gỡ bỏ chỉ trong vài giây mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy tính. 

Để hình dung rõ hơn, dưới đây là một số Application Software và nhiệm vụ cụ thể của nó: 

  • Phần mềm doanh nghiệp (POS365): Quản lý bán bàng, theo dõi kho, lập báo cáo,... 

  • Trình duyệt web (Google Chrome, Cốc Cốc): Đây là công cụ cơ bản để truy cập Internet, duyệt web, tìm kiếm thông tin trực tuyến, xem video,...

  • Phần mềm văn phòng (Microsoft Word, Excel, PowerPoint): Hỗ trợ lưu trữ trong bộ nhớ, sắp xếp, trình chiếu và phân tích dữ liệu.

Phần mềm lập trình

Programming Software là các công cụ hỗ trợ lập trình viên phát triển các ứng dụng hoặc tạo ra công nghệ phần mềm (Software Engineering). Các chức năng phổ biến của loại software này bao gồm:

  • Viết và chỉnh sửa mã nguồn: Giúp lập trình viên viết mã, gợi ý lệnh phù hợp và cảnh báo nếu viết sai cú pháp.

  • Biên dịch và chạy chương trình: Chuyển đỗi mã lập trình thành ngôn ngữ máy tính có thể hiểu được (dùng GCC Compiler để biên dịch mã C++).

  • Quản lý dự án: Tổ chức và sắp xếp các file của dự án gọn gàng hơn. Chẳng hạn như IntelliJ IDEA hỗ trợ lập trình viên nhóm các file Java theo từng thư mục riêng để dễ quản lý.

  • Phân tích hiệu suất mã nguồn: Đánh giá tốc độ chạy của các thuật toán, các hàm; Chỉ ra những điểm nghẽn trong mã có thể làm chậm ứng dụng. 

Computer Software có mất phí không?

Sử dụng Computer Software có thể miễn phí hoặc mất phí tùy vào loại mà bạn sử dụng, cụ thể:

  • Đối với loại miễn phí: Người dùng có thể tải và sử dụng mà không cần phải trả tiền (Google Chrome, Avast Free Antivirus,...)

  • Đối với loại mất phí: Các loại Software cung cấp tính năng chuyên sâu sẽ yêu cầu trả tiền để mua bản quyền sử dụng đầy đủ các chức năng (Adobe Photoshop, AutoCAD, Microsoft Office…)

  • Đối với loại có phí nâng cấp: Đây là các phần mềm mã nguồn mở, cung cấp phiên bản miễn phí với các tính năng cơ bản. Nhưng nếu muốn sử dụng thêm các tính năng cao cấp hơn, bạn sẽ cần trả một khoản phí (Spotify, Evernoter, Dropbox,...).

Cách cài đặt chung cho các loại phần mềm

Cách cài đặt phần mềm là gì - thao tác có đơn giản không? Theo đó, mỗi loại sẽ có cách cài đặt khác nhau và tùy vào hệ điều hành bạn đang sử dụng. Quá trình này sẽ trải qua các bước cơ bản sau:

  • Bước 1 - Tải phần mềm: Truy cập trang web chính thức để tải phiên bản phù hợp với hệ điều hành. 

  • Bước 2 - Chạy tệp cài đặt: Kích đúp vào tệp để bắt đầu quá trình cài đặt chương trình. 

  • Bước 3 - Chạy chương trình cài đặt: Đồng ý với các điều khoản sử dụng và chọn “NEXT” để tiến hành chạy chương trình trên thiết bị. 

  • Bước 4 - Kết thúc và khởi động: Khi quá trình cài đặt hoàn thành, bạn sẽ nhận được thông báo “Installation Complete”, chọn “Finish” kết thúc quá trình cài đặt. Sau đó mở phần mềm từ menu Start (Windows) hoặc Finder (macOS). 

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn phần mềm là gì cũng như tiêu chí phân loại và sự khác biệt giữa các Programming Software. Việc hiểu rõ Software sẽ giúp bạn chọn lựa được sản phẩm phù hợp và nâng cao hiệu quả công việc. Đừng quên theo dõi POS365 để cập thêm nhiều thông tin hữu ích về các phần mềm chuyên dụng khác nhé!