Câu chuyện kinh doanh

Buôn bán giày dép đang là mô hình kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Bạn dễ dàng bắt gặp trên mọi nẻo đường phố nơi có cư dân sinh sống, kinh doanh đa dạng giày dép, từ màu sắc đến chủng loại.

Kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép siêu lợi nhuận cực hay

Nếu như bạn đang có ý định mở cửa hàng giày dép nhưng chưa biết được mình nên bắt đầu từ đâu. Đừng lo, bài viết dưới đây của POS365 sẽ giúp bạn giải quyết việc này.

I. Mở cửa hàng giày dép cần bao nhiêu vốn

Khi mở cửa hàng giày dép, số vốn đầu tư của bạn sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, chất lượng giày dép mà bạn hướng đến (Giày chính hãng hay hàng XNK). Từ đó bạn sẽ dễ dàng cân đo đong đếm cho từng loại chi phí bỏ ra. Chúng tôi có những gợi ý như sau.

1.1. Chi phí thuê địa điểm kinh doanh

Tất nhiên, khi mở cửa hàng, việc đầu tiên phải tính đến là thuê  mặt bằng để kinh doanh. Giá mặt bằng thương mại khoảng 40.000.000 VNĐ cho 6 tháng thuê và trung bình chúng tôi mất khoảng 7.000.000 VNĐ/tháng diện tích khoảng 20 đến 25m2 hiện nay. Nếu bạn chọn trả hàng năm, mức giá này có thể có lợi hơn.

Chi phí thuê địa điểm kinh doanh giày dép

Chi phí thuê địa điểm kinh doanh khoảng 5 triệu/ tháng trở lên

Để có thể đưa sản phẩm đến tay nhiều người tiêu dùng nhất có thể, bạn cần chọn ở khu vực đông dân cư, gần các trung tâm thương mại hoặc gần các trường học. Đây chính là đối tượng tiêu thụ mặt hàng của bạn đông đảo nhất. 

1.2. Chi phí trang trí, thiết kế cửa hàng

Việc trang trí cửa hàng cần khá nhiều công sức. Hãy dành ra khoảng từ 15 triệu trở lên gồm việc sơn, sắm sửa đồ nội thất, ngoại thất. Nếu không thể tự Decor, bạn phải mất thêm một khoản để thuê chuyên gia làm việc này.

Chi phí trang trí, thiết kế cửa hàng

Chi phí trang trí, thiết kế cửa hàng tùy vào ý tưởng của chủ cửa hàng

1.3. Chi phí sắm sửa thiết bị

Bạn cần chú ý tới các chi phí sắm sửa thiết bị như:

  • Đèn trang trí, biển hiệu,...

  • Chi phí mua nội đồ nội thất: Kệ giày, Gương, ghế ngồi cho khách thử giày thử dép.

  • Bên cạnh đó bạn nên sắm thêm đồ trang trí, phụ kiện đi kèm sẽ khiến khách hàng cảm thấy thích thú hơn và không bị nhàm chán.


Chi phí sắm sửa thiết bị

Chi phí sắm sửa thiết bị khoảng 20 triệu

1.4. Chi phí nhập hàng

Nếu như đối tượng khách hàng bạn hướng tới là những người có thu nhập thấp và học sinh viên chỉ muốn mua giày mức giá 200 đến 300 nghìn đồng một đôi. Bạn cần chuẩn bị khoảng 30.000.000 đ - 50.000.000 đ để nhập hàng. Với số vốn này, bạn có thể nhập hàng từ các chợ đầu mối nổi tiếng như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (Hà Nội) hoặc chợ Tân Bình, chợ An Đông (Thành phố Hồ Chí Minh).

Chi phí nhập hàng

Chi phí nhập hàng khoảng 50 triệu đồng

1.5. Chi phí thuê nhân viên

Nhân viên cửa hàng giày dép nhỏ thì bạn không cần quá yêu cầu nhiều về số lượng, chỉ cần 1 đến 2 người thay ca nhau là được. Mức lương cho nhân viên vào khoảng 5 triệu đồng/ tháng, tùy vào doanh số bạn có thể thưởng thêm cho họ vào mỗi tháng.

Chi phí thuê nhân viên

Chi phí thuê nhân viên khoảng 5 triệu một tháng với một nhân viên

1.6. Các loại chi phí liên quan

Ngoài các chi phí đáng kể nêu trên, cũng cần phải đầu tư vào các yếu tố quan trọng dưới đây:

  • Chi phí bao bì, túi gói hàng: Túi đựng hàng hóa cần đảm bảo được sản phẩm bên trong vẫn nguyên mới không bị sứt mẻ,...

  • Chi phí cho phần mềm quản lý bán hàng: Đây là công cụ giúp bạn tối ưu quy trình bán hàng và chuyên nghiệp hóa mọi công đoạn. Phần mềm quản lý bán hàng POS365 đang miễn phí đăng ký dùng thử TẠI ĐÂY.


Các loại chi phí liên quan

Các loại chi phí liên quan sẽ giúp bạn đảm bảo hoạt động kinh doanh


II. Thiết kế cửa hàng giày dép diện tích nhỏ

Một cửa hàng có thiết kế đẹp, nổi bật sẽ thu hút được lượng khách hàng không hề nhỏ. Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những phần việc thiết kế cửa hàng như sau:

2.1. Bố trí đèn

Hãy bố trí đèn sao cho chiếu sáng tổng thể tất cả cửa hàng. Bên cạnh đó là những chiếc đèn làm nổi bật sản phẩm của bạn. Việc này khiến cho mọi màu sắc trong cửa hàng thêm hài hòa và lung linh hơn. Các cửa hàng giày dép thường sử dụng ánh sáng trắng hoặc vàng. Ánh sáng vàng tạo cảm giác ấm áp sang trọng, còn ánh sáng trắng tạo cảm giác thoải mái và phản chiếu màu sắc của giày tương đối chính xác.

bố trí đèn sao cho chiếu sáng tổng thể tất cả cửa hàng

Bố trí đèn sao cho chiếu sáng tổng thể tất cả cửa hàng

2.2. Phân bố không gian và sản phẩm hợp lý

  • Hãy để các mẫu giày, giày theo mùa hoặc giày mang lợi nhuận cao trung tâm. Nơi mà khách hàng có thể nhìn thấy đầu tiên.

  • Không để quá nhiều sản phẩm sát với nhau để khách hàng không nhìn thấy được điểm nổi bật của mỗi sản phẩm.

  • Bố trí mỗi sản phẩm giày dép theo từng khu vực khác nhau như giày nam, giày nữ, giày trẻ em,... để khách hàng dễ dàng chọn lựa.

  • Những mặt hàng khuyến mãi nên để ở phía trong.

  • Hãy tận dụng vách tường để đặt tủ, đảm bảo không gian thông thoáng.

Phân bố không gian và sản phẩm hợp lý

Phân bố không gian và sản phẩm hợp lý

2.3. Lựa chọn đồ nội thất phù hợp

Một yếu tố không thể bỏ qua khi thiết kế cửa hàng giày dép  nhỏ đó chính là việc bố trí các giá để giày dép. Chủ cửa hàng nên lựa chọn nội thất trang trí cửa hàng giày dép của mình thông qua các đồ vật, lựa chọn nội thất cao cấp hay tầm trung để tạo nét nổi bật.

Nếu khách hàng của bạn là đối tượng thu nhập trung bình, chỉ trang trí nội thất ở mức cơ bản. Bên cạnh đó bạn nên chú trọng đầu tư ghế sofa bàn ghế để khách thoải mái thử đồ.

Lựa chọn đồ nội thất phù hợp

Lựa chọn đồ nội thất phù hợp

Trong các sản phẩm liên quan đến giày thể thao, bạn nên ưu tiên kệ giày sắt với thiết kế trang nhã, cá tính. Nếu thiên về những đôi giày cao gót sang trọng, hãy chọn kệ nhôm, kệ gỗ cao.

2.4. Sử dụng gương

Một chiếc gương sáng, rộng và đẹp không chỉ giúp căn phòng có vẻ rộng rãi mà còn tạo cảm giác thích thú cho người dùng khi dùng thử sản phẩm. Những chiếc gương sẽ khiến cho khách hàng thấy mình đẹp hơn và nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng.

2.5. Lựa chọn màu sắc phù hợp

Màu sắc cũng là một yếu tố để cho thấy đôi giày trở nên hấp dẫn hơn và tăng thu nhập thương mại cao nhất. Những gam màu như trắng, kem, xanh nhạt,... được khá nhiều cửa hàng sử dụng. Thế nhưng việc lựa chọn màu sắc cũng phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến, kèm theo đó chính là tính chất kinh doanh.

Lựa chọn màu sắc phù hợp

Lựa chọn màu sắc phù hợp

III. Lựa chọn nguồn hàng chất lượng

Với kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng giày dép, một cửa hàng giày dép truyền thống phải đảm bảo một lượng hàng hóa nhất định trong kho, để khách hàng có thể thử trước khi mua. Đồng thời, cũng cần phải thường xuyên cập nhật các mô hình mới khác nhau để đáp ứng yêu cầu mua hàng của họ.

Lựa chọn nguồn hàng chất lượng

Lựa chọn nguồn hàng chất lượng

Bạn có thể chọn những nguồn hàng giày dép VNXK tại một số nhà cung cấp như Xưởng giày thuộc Công Ty TNHH An Thái Minh có kho tại địa chỉ số 111 Định Công, P. Thịnh Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội; Xưởng giày gia công Việt Hải tại số 28 – Ngõ 389/17 Cầu Giấy – Hà Nội; Xưởng giày gia công của Công ty cổ phần thời trang Mai Nguyên ở số 144 Lương Ngọc Quyến, phường 5, quận Gò Vấp, Tp.HCM; hay như xuonggiay, giaydepdep.vn, biby.vn,…

IV. Sử dụng chiến lược Marketing hợp lý

Để gia tăng lượng khách hàng cũng như khẳng định thương hiệu của mình thì bạn cần có những chiến lược Marketing hợp lý. Hiện nay có 2 kênh Marketing phổ biến đó là Online và truyền thống.

4.1. Marketing Online cửa hàng giày dép

Để tiếp thị và quảng cáo Online hiệu quả, bạn nên lập một kế hoạch cụ thể ngay từ đầu về những việc bạn cần làm để thu hút khách hàng, chẳng hạn như: Xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên Fanpage Facebook, forum, diễn đàn, ..; hiển thị quảng cáo Facebook, quảng cáo Google Adwords; Đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá;…

Ngoài ra, bạn cần kinh doanh trên nhiều kênh để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng. Ví dụ: Bán trên Zalo, Bán trên Sendo, Bán trên Facebook ...

4.2. Marketing truyền thống

Marketing truyền thống là những cách tiếp thị qua biển quảng cáo, tờ rơi,... Hãy chuẩn bị những kế hoạch khuyến mãi mỗi khi có dịp lễ đặc biệt. Cửa hàng giày dép của bạn cần làm những chiếc Standee hay Banner về các chương trình đang diễn ra tại cửa hàng và đặt ở phía ngoài nơi gây chú ý tới những người đi đường.

Marketing truyền thống

Marketing truyền thống

Bên cạnh đó những chính sách về chăm sóc khách hàng như bảo hành, tư vấn nhiệt tình sẽ khiến khách hàng hài lòng. Một cách giúp bạn giữ chân khách hàng đó chính là việc tích điểm thành viên, tạo ưu đãi cho mỗi lần mua hàng. Để làm việc này đơn giản, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý bán hàng POS365. 

Đăng ký sử dụng phần mềm POS365 miễn phí TẠI ĐÂY.

V. Sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng giày dép POS365

POS365 nằm trong Top phần mềm quản lý bán hàng được hơn 100.000 khách hàng tin tưởng sử dụng. Đặc điểm của kinh doanh giày dép đó chính là đa dạng mẫu mã, đến kích cỡ, chính vì thế, việc quản lý kho cực kỳ vất vả nếu như thực hiện theo cách truyền thống. POS365 mang đến cho các cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ giải pháp quản lý và bán hàng toàn diện.

  • Quản lý tồn kho: Cho biết chính xác loại giày dép, số lượng size và màu sắc còn tại kho. Nhập liệu hàng hóa nhanh chóng, chi tiết.

  • Tương thích nhiều thiết bị: Chỉ với một tài khoản, các chủ cửa hàng có thể biết mọi hoạt động kinh doanh tại cửa hàng ở bất cứ đâu. 

  • Thanh toán không tiền mặt: Tính tiền nhanh chóng, chính xác trong các trường hợp, khấu hao, khuyến mãi, cộng dồn,...

  • Thanh toán đa dạng: Tích thanh toán không tiền mặt qua banking, thẻ ngân hàng, mã QR,...

  • Tích điểm khách hàng: Lưu thông tin khách hàng, tích điểm sau mỗi lần mua hàng.

  • Báo cáo bán hàng: Tổng kết cuối ngày, Báo cáo trả hàng, Tình trạng công nợ, Báo cáo hoa hồng, Sổ quỹ thu & chi.

VI. Những khó khăn khi kinh doanh cửa hàng giày dép

Tất nhiên mỗi khi kinh doanh bạn sẽ gặp những khó khăn nhất định. Trong số đó thì mở cửa hàng giày dép cũng không ngoại lệ. Thông thường bạn sẽ đối mặt với các thử thách như:

  • Khó nắm bắt xu thế thị hiếu của khách hàng về màu sắc, mẫu mã,..

  • Nguồn hàng bị thu hẹp, không đa dạng, mẫu mã đẹp kèm giá cả hợp lý để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

  • Cần nhiều vốn để nhập hàng với số lượng lớn. Nếu bạn nhập ít giá sẽ cao và khó cạnh tranh được với đối thủ.

  • Chưa tận dụng được các kênh tiếp thị để thu hút khách hàng tiềm năng.

  • Thường xuyên xảy ra trường hợp bị tồn hàng. Mất nhiều chi phí để để giải quyết, thanh lý hàng tồn.


Những khó khăn khi kinh doanh cửa hàng giày dép

Những khó khăn khi kinh doanh cửa hàng giày dép

Tổng Kết

Dù có khó khăn đến mấy nhưng nếu bạn chăm chỉ quyết tâm và làm theo những kinh nghiệm mở cửa hàng giày dép mà chúng tôi gửi gắm ở trên thì chắc chắn bạn sẽ thành công. Hãy bắt tay vào làm ngay ngày hôm nay.