Câu chuyện kinh doanh

Kinh doanh nhượng quyền (KDNQ) hay Khởi nghiệp? Bạn đã nắm bắt được xu thế mới nhất về kinh doanh chưa?  Một trong những mô hình mới nhất và đang ngày càng “nở rộ” chính là Nhượng quyền thương hiệu. Xuất hiện ở nước ngoài

Kinh nghiệm KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN thương hiệu từ A đến Z

Kinh doanh nhượng quyền (KDNQ) hay Khởi nghiệp? Bạn đã nắm bắt được xu thế mới nhất về kinh doanh chưa? Một trong những mô hình mới nhất và đang ngày càng “nở rộ” chính là Nhượng quyền thương hiệu. Xuất hiện ở nước ngoài đã lâu nhưng tại Việt Nam, điều này vẫn còn khá mới mẻ. Vậy làm thế nào để Nhượng quyền thương mại đạt được hiệu quả tốt nhất. 

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-nhuong-quyen.png

Ưu, nhược điểm của KDND là gì? Hình thức và điều kiện để bạn có thể chuyển nhượng thương hiệu kinh doanh chi nhánh. Những mô hình kinh doanh cafe, trà sữa, đồ ăn nhanh có đáng để đầu tư không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả những câu trả lời trong bài viết sau đây: 

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN LÀ GÌ 

Xuất phát từ Tiếng Pháp : franchise. KDNQ là việc cho phép một cá nhân hoặc tổ chức (bên nhận nhượng quyền) mua và thực hiện việc kinh doanh với đầy đủ quy trình, nhãn hiệu, bán những sản phẩm hoặc dịch vụ... độc quyền của một doanh nghiệp. Để đạt được nhượng quyền thương mại, bên nhận phải trả cho bên nhượng quyền khoản chi phí ban đầu và phí cấp phép hàng năm. 

Đối với bên nhượng quyền: Đảm bảo rằng cung cấp đủ và chính xác cho bên nhận nhượng quyền thương hiệu. Những tài sản hữu hình hay vô hình như quảng cáo, tập huấn được bên nhượng quyền chuyển giao và yêu cầu bên nhận phải chấp nhận yêu cầu kiểm tra định kỳ và đột xuất. Nếu không thông qua những đợt kiểm tra, quyền Kinh doanh nhượng quyền có thể bị buộc ngừng gia hạn hay hủy bỏ. 

Đối với bên nhận nhượng quyền: Đảm bảo thực hiện đúng với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống doanh nghiệp, từ việc trang trí, dịch vụ, giá cả.  

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-nhuong-quyen-1.png

Hình thức KDNQ 

Những thương hiệu lớn hiện nay như Highland Coffee, trà sữa Ding tea, Starbuck, The Coffee House, Vinmark, Circle K, gà rán KFC…. ngày càng mở rộng nhiều chi nhánh. Và khi những doanh nghiệp đó muốn tăng thị phần hay tăng phạm vi địa lý với chi phí thấp. Họ có thể tạo ra việc nhượng quyền kinh doanh đồ ăn vặt hay sản phẩm của mình. Đây là việc liên kết giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền. Bên nhượng quyền là doanh nghiệp ban đầu và có bán quyền sử dụng tên cũng như ý tưởng của họ. Bên nhận nhượng quyền là cá nhân hay tổ chức mua lại những hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền theo mô hình kinh doanh và nhãn hiệu hiện có. 

Kinh doanh nhượng quyền là hình thức KD phổ biến ở nước ngoài, hiện nay ngày càng phát triển ở Việt Nam. Đây là phương pháp để mọi người bắt đầu kinh doanh, đặc biệt là đối với những người muốn hoạt động trong một ngành có tính cạnh tranh cao như cafe, trà sữa, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt… Một trong những lợi thế lớn nhất của việc mua nhượng quyền thương hiệu là có quyền để tham gia, truy cập vào thương hiệu của một công ty đã thành lập. Nghĩa là bạn không cần phải tốn thêm chi phí hay số vốn để đưa tên và sản phẩm của mình ra cho khách hàng biến đến.

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-nhuong-quyen-9.png

Điều kiện KDNQ thương mại

Điều kiện nhượng quyền thương mại rất phức tạp và khác nhau đối với mỗi bên nhượng quyền. Một thỏa thuận hợp đồng về nhượng quyền kinh doanh cần thanh toán đủ 3 loại.

Đầu tiên, bên nhận nhượng quyền cần phải mua các quyền kiểm soát hoặc thương hiệu từ doanh nghiệp nhượng quyền dưới hình thức trả trước.

Thứ hai, bên nhượng quyền sẽ được thanh toán chi phí cho đào tạo, thiết bị hoặc dịch vụ tư vấn từ bên nhận.

Cuối cùng, bạn sẽ phải trả số tiền cho bản quyền hoặc phần trăm doanh thu của doanh nghiệp. 

CHÚ Ý , hợp đồng kinh doanh nhượng quyền là tạm thời, giống như hợp đồng thuê nhà và không biểu hiện quyền sở hữu kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Tùy thuộc vào điều kiện nhượng quyền kinh doanh thương mại, các thỏa thuận thường kéo dài từ 5 đến 30 năm, với các hình phạt hoặc hậu quả nghiêm trọng nếu một bên vi phạm hoặc chấm dứt sớm hợp đồng.Kinh doanh chuỗi nhượng quyền tại Việt Nam cần đáp ứng những hồ sơ đăng ký, các văn bản xác nhận về những tư cách pháp lý và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. /storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-nhuong-quyen-5.png

ƯU - NHƯỢC điểm của Nhượng quyền thương mại 

Có nên kinh doanh cafe nhượng quyền không? Thực tế cho thấy có nhiều những lợi thế để đầu tư vào nhượng quyền thương mại, và cũng có những hạn chế.Ưu điểm

  • Cá nhân hay tổ chức nhận nhượng quyền sẽ có một mô hình kinh doanh đã sẵn sàng hoạt động.
  • Được đi kèm với những công thức, sản phẩm, dịch vụ, thậm chí cả đồng phục nhân viên để nhận diện thương hiệu. Ví dụ như McDonald. 

Nhược điểm

  • Khó khăn bao gồm chi phí khởi nghiệp nặng nề cũng như chi phí bản quyền liên tục. Để lấy ví dụ của McDonald hơn nữa, tổng số tiền ước tính chi phí để bắt đầu kinh doanh nhượng quyền thương mại của McDonald dao động từ 1 triệu đến 2,2 triệu đô la.
  • Chi phí liên tục cho công ty nhượng quyền dưới dạng phần trăm doanh thu. Tỷ lệ này có thể dao động từ 4% đến 8%. 
  • Những bất lợi khác bao gồm thiếu sự kiểm soát hay kém trong khâu quản lý, những vị trí chưa có nhiều kinh nghiệm.

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-nhuong-quyen-6.png

So sánh Nhượng quyền Kinh doanh với Khởi nghiệp

Nếu bạn không muốn thực hiện ý tưởng của người khác từ doanh nghiệp sẵn có, bạn có thể bắt đầu ý tưởng dành riêng cho mình. Khởi nghiệp có thể có nhiều tiềm năng, cả về tiền bạc hay cá nhân, nhưng nó cũng có nhiều rủi ro. Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp, bạn chỉ có một mình và không có nhiều kinh nghiệm. Bạn không biết sẽ bắt đầu với sản phẩm gì? Những khách hàng sẽ thích mặt hàng mà bạn bán không? Bạn có thể kiếm đủ tiền để duy trì nó không?

Ngoài ra, tỷ lệ thất bại của khởi nghiệp cao hơn so với kinh doanh nhượng quyền thương mại. Thống kê cho thấy 25% doanh nghiệp khởi nghiệp không tồn tại trong năm đầu tiên. Khoảng 1 nửa doanh nghiệp làm đến 5 năm, và khoảng 30% làm được 10 năm. Đối với những người có ý tưởng lớn và hiểu biết vững chắc về cách điều hành doanh nghiệp, khởi nghiệp mang đến cơ hội tự do cá nhân và tài chính. 

Nhượng quyền thương hiệu giúp bạn có thể thử sức với một mô hình đầy đủ mà không cần quá nhiều kinh nghiệm. Nó cung cấp cho bạn một mô hình ổn định, được thử nghiệm và thành công bởi doanh nghiệp đã có chỗ đứng. Nhìn vào đây bạn có thể thấy KDNQ đang mở ra một tiềm năng lớn và có phần nhỉnh hơn so với khởi nghiệp.Tuy nhiên, quyết định hình thức nào phù hợp với bạn là lựa chọn mà chỉ bạn mới có thể thực hiện.

KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện  nay, bạn có thể thấy những thương hiệu đang nhượng quyền kinh doanh như : Gà rán Kentucky (KFC), McDonalds, Phở 24, Nhà hàng lẩu tươi Mk, hệ thống đồ ăn nhanh Lotteria, Phở 24, cà phê Trung Nguyên, The Coffee House, trà sữa Ding Tea, Starbuck….Như vậy, những mặt hàng như cà phê, trà sữa, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, …. cho đến các nhà hàng, thời trang đều đang mở rộng mô hình kinh doanh chuỗi nhượng quyền thương mại “giá rẻ” này. Kinh doanh cà phê nhượng quyền giá mềm lãi cao, ít vốn rất thích hợp với xu hướng cạnh tranh cùng ngành hiện nay. 

Và khi bạn đã quyết định sẽ mua lại nhượng quyền thương hiệu, hãy tìm hiểu và nghiên cứu sơ bộ và xác định xem nó có đáng mua hay không. Đừng  ngần ngại yêu cầu các tài liệu cần thiết từ bên nhượng quyền. Kinh doanh nhượng quyền cá nhân hay thương hiệu đều cần những khảo sát và sự chắc chắn trước khi bạn bắt đầu đầu tư. Vì vậy, thông qua những kiến thức mà chúng tôi đưa ra, hãy chuẩn bị tốt nhất cho mô hình kinh doanh sắp tới của mình. 

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-nhuong-quyen-2.png

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-nhuong-quyen-8.png


Xem thêm nhiều bài viết tại: https://www.pos365.vn/

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-nhuong-quyen-4.png