Câu chuyện kinh doanh

Những dự án hay kế hoạch kinh doanh chuỗi bánh mì hiện nay mở ra một tiềm năng cực lớn. Các ý tưởng kinh doanh và sáng tạo không ngừng phát triển, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải cạnh tranh với những điều đã cũ hoặc thử sức với những điều sáng tạo chưa ai làm.

Kinh nghiệm kinh doanh chuỗi bánh mì hiệu quả, vốn ít nhất

Trước khi bắt đầu những dự án, điều đầu tiên là bạn phải có kiến thức nền và biết được kế hoạch cơ bản để chuẩn bị. Những thông tin được chúng tôi thực hiện sau đây sẽ giúp bạn có các bước khởi đầu tốt nhất.

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-chuoi-banh-mi-3.png

Kinh nghiệm kinh doanh chuỗi bánh mì thành công

I. Tại sao nên lựa chọn kinh doanh chuỗi bánh mì?

  • Vốn ít, kinh doanh bánh mì là sản phẩm phù hợp cho mô hình kinh doanh nhỏ

  • Hàng tồn kho ít: Đa số, những đơn hàng được bán và làm khi khách hàng order. Vì vậy, số lượng hàng tồn kho sẽ không có hoặc có rất ít. Đảm bảo cho doanh số về lượng hàng tồn kho không bị giảm, tiết kiệm chi phí. 

Với khởi đầu từ số vốn ít, các bạn hoàn toàn có thể thực hiện những kế hoạch hoạt động kinh doanh chuỗi bánh mì giá rẻ mà lãi cao. 

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-chuoi-banh-mi-5.png

Bán bành mì là mô hình kinh doanh tiềm năng

Lợi ích khi sử dụng mô hình này là việc không chiếm nhiều diện tích, giảm thiểu những chi phí khi bạn phải thuê mặt bằng. Điều này rất có lợi khi bạn không phải chiếm nhiều chi phí khi mở rộng mô hình thực hiện kinh doanh. 

II. Kinh doanh chuỗi bánh mì cần những gì?

Kinh doanh chuỗi bánh mì cần những gì? Bỏ túi ngay những thông tin hữu ích mà POS365 cung cấp dưới đây nhé!

1. Kinh doanh bánh mì theo chuỗi cần bao nhiêu vốn?

Chỉ từ khoảng 10 triệu đồng, bạn đã có thể bắt đầu thực hiện hình thức kinh doanh bánh mỳ theo chuỗi này. Có hai hình thức để bạn có thể bán hàng: Bán hàng online hoặc bán trực tiếp tại những khu vực đã thuê. Mỗi loại hình thức chúng lại có những ưu, nhược điểm khác nhau.Chẳng hạn khi bạn bán online thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hay Instagram… Số tiền phải chi trả cho điện nước, thuê mặt bằng hay thuế hầu như chỉ tốn rất ít. 

Tuy nhiên, hình thức kinh doanh chuỗi bánh mì tại Hà Nội, tpHCM theo cách online có thể được chuyển đổi thành hình thức buôn bán trực tiếp khi bạn cảm thấy doanh thu ổn định  và sẵn sàng cho những mục tiêu mới của mình. Đối với những hình thức kinh doanh tại một địa điểm cụ thể. Tiền, chi phí dành cho thuê mặt bằng dự tính khoảng 6 triệu/ 1 tháng. Nguyên liệu để sản xuất và chế biến bánh mì khoảng 2 triệu đồng. Ngoài ra, bạn cũng cần có thêm những bàn ghế hoặc những chiếc xe đẩy bán hàng bánh mì di động. Số tiền bỏ ra chiếm khoảng 2 triệu đồng với những bàn ghế hoặc xe bán hàng di động.

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-chuopi-banh-mi.png

Kinh doanh chuỗi bánh mì cần bao nhiêu vốn?

Như vậy, với khoảng 10 triệu đồng, mô hình kinh doanh bánh mì theo chuỗi này hiện đang thu hút rất nhiều người thực hiện. Ngoài việc bán sản phẩm chính là bánh mì, các bạn cũng có thể bán kèm thêm những đồ uống khác để giúp phong phú menu và kiếm thêm thu nhập. Thường thường, một khách hàng thường mua khoảng 3,4 bánh mỳ que và một đồ uống cho bữa ăn của mình.

Một ngày bán hàng, bạn có thể thu về được cho mình 200.000 - 300.000 đồng. Việc kinh doanh sẽ thu về số vốn ban đầu rất nhanh chóng. Tuy nhiên, hãy lựa chọn địa điểm, vị trí hợp lý khi Kinh doanh chuỗi bánh mì. Các khu gần trường học, nơi có giao đông đông đúc hoặc các vị trí dễ nhìn có lượng khách hàng ổn định.

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-chuoi-banh-mi-2.png

2. Lựa chọn mặt bằng mở tiệm bánh mì

Lựa chọn mặt bằng thích hợp là việc vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh sau này. Muốn tìm được một mặt bằng ưng ý để mở cửa hàng thì bạn sẽ phải nghiên cứu thật kỹ nhóm đối tượng khách hàng mà mình hướng đến. Phải trả lời được câu hỏi họ là ai? Sở thích, hành vi của họ như thế nào?

Ví dụ: Nếu đối tượng khách hàng của bạn là học sinh, sinh viên thì nên lựa chọn các địa điểm gần trường học. Đối tượng khách hàng là dân công sở thì những vị trí gần tòa nhà văn phòng sẽ là vị trí thích hợp để bạn mở cửa hàng. 

Lựa chọn mặt bằng mở cửa hàng bánh mì phù hợp

Ngoài bán bánh mì thì bạn có thể kết hợp bán một số thức uống kèm theo như nước đậu, cafe, trà sữa, nước ngọt,... với mục đích kích cầu nhu cầu sử dụng của khách hàng để bán nâng cao doanh thu hơn.

3. Học bí quyết làm bánh mì ngon

Chất lượng sản phẩm tốt, bánh mì ngon là điểm vô cùng quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. Vì vậy, muốn bán hàng đắt khách thì bạn phải chú trọng vào chất lượng, độ ngon, giòn của bánh mì. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm bánh thì phải học ngay cách làm bánh để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Lựa chọn những địa chỉ làm bánh uy tín, có thương hiệu được nhiều khách hàng yêu thích để học, từ đó rút ra được cách làm và nếu bạn có sáng tạo thêm để tạo điểm nhấn độc đáo để thu hút khách hàng thì càng tốt.

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-chuoi-banh-mi-7.png

Học bí quyết làm bánh mì ngon

4. Lập kế hoạch kinh doanh chuỗi bánh mì

Kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào cũng cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể thì mới hoàn thành mục tiêu đặt ra. Nếu bạn đang muốn mở cửa hàng bán bánh mì thì có thể tham khảo kế hoạch kinh doanh ngay sau đây:

4.1. Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh

Làm sao để kinh doanh bánh mì thành công, đem lợi nguồn lợi nhuận lớn thì bạn phải biết cách phân tích thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. POS365 sẽ làm rõ qua 4 yếu tố sau để bạn hiểu rõ hơn:

  • Điểm mạnh: Đây là món ăn phổ thông dễ chế biến, phù hợp với mọi phân tầng khách hàng. Giá thành rẻ dễ bán.

  • Điểm yếu: Khó khăn trong việc tạo được sự khác biệt bởi có quá nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường.

  • Cơ hội: Đây được xem là thị trường ngách mang lại nhiều tiềm năng, việc kinh doanh bánh mì bài bản chưa nhiều. 

  • Thách thức: Bánh mì là món ăn quá quen thuộc tại Việt Nam. Thói quen mua bánh mì của mọi người thường là mua ở quán quen thuộc gần trường học hay gần nơi làm. Vì vậy, sẽ gặp khó khăn ở việc tìm kiếm khách hàng mới.

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-chuoi-banh-mi-6.png

Lên kế hoạch kinh doanh chuỗi bánh mì cụ thể

4.2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Để xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu thì bạn phải trả lời được các câu hỏi sau: Ai là người muốn ăn bánh mì? Nhu cầu, sở thích của họ ra sao? Độ tuổi? Họ có thường xuyên ăn bánh mì không và họ thường mua ở đâu? Sau đi đã giải quyết được các câu hỏi trên thì bạn sẽ dần phác họa được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-chuoi-banh-mi-4.png

Xác định đúng đối tượng khách hàng tiềm năng

Qua nghiên cứu và khảo sát trên thị trường thì những người có nhu cầu ăn nhanh, tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian sẽ lựa chọn bánh mì. Phần lớn là các học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hoặc những khách hàng thích ăn bánh mì và có nhu cầu ăn nhanh.

4.3. Xây dựng thực đơn đa dạng

Đương nhiên, với kinh doanh bánh mì theo chuỗi, sản phẩm chính bên bạn bán là bánh mì. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung thêm những đồ ăn vặt khác được mọi người yêu thích như bánh bao, bánh mì xá xíu, bánh mì que, bánh mỳ nhân thịt, bánh mỳ pate, bánh mì chả…. Kèm thêm những đồ uống như trà chanh, trà thái, milo lạnh, trà đào, sữa ngô… Nguồn vốn kinh doanh chuỗi bánh mì khi mua nguyên liệu cũng không quá lớn. Các bạn hoàn toàn có thể biến đổi chúng để làm phong phú thêm cho menu đồ ăn nhanh của cửa hàng. Những đồ ăn được thực hiện và làm nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian chờ đợi khách hàng.

/storage/app/media/uploads/2019/08/kinh-doanh-chuoi-banh-mi-1.png

Xây dựng thực đơn đa dạng, phong phú thu hút nhiều khách hàng

4.4. Cách thức vận hành

Khi bạn đã nghiên cứu và nắm rõ được nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến, điển hình như chất lượng bánh ngon, thanh toán nhanh, thái độ phục vụ tốt, thân thiện. Đặc biệt là vào những khung giờ khách hàng mua nhiều như buổi sáng trước khi đi học, đi làm; buổi trưa 12h-13h30; buổi tối 18h-20h,...

Vì vậy, bạn hãy xây dựng quy trình vận hành để rút ngắn khoảng thời gian từ lúc khách gọi món xong đến khi nhận được bánh không quá lâu, cố gắng giảm thiểu những thao tác dư thừa. Việc quan trọng nhất là làm hài lòng khách hàng, để họ cảm thấy được tôn trọng và được chào đón niềm nở, thân thiện thì lần sau họ sẽ tiếp tục đến mua hàng tiếp.

4.5. Marketing

Dưới đây là một vài ý tưởng marketing để bán hàng hiệu quả hơn. Hãy tham khảo và lựa chọn hình thức phù hợp nhất với nhu cầu của mình nhé!

a) Xây dựng các chương trình khuyến mãi khai trương tiệm bánh mì

Khi mới bắt đầu mở cửa hàng vẫn chưa thu hút được lượng khách hàng lớn. Bạn có thể tham khảo các đối thủ cạnh tranh để xây dựng các chương trình khuyến mãi khai trương tiệm bánh mì với nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Kết hợp với việc phát tờ rơi xung quanh khu vực mở cửa hàng với chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như lập fanpage facebook. Thường xuyên cập nhật các hoạt động trên page để khách hàng nhận diện được thương hiệu cửa hàng bạn.

Xây dựng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn

b) Bán thử trước ngày khai trương

Một cách để thử xem tiếp cận khách hàng có hiệu quả không đó là bán thử sản phẩm trước ngày khai trương. Vì khách hàng không thể tự động tìm đến mua hàng nên bạn phải thực hiện nhiều chiến lược để khách hàng biết đến. Như đã chia sẻ ở trên thì bạn có thể phát tờ rơi xung quanh khu vực mở cửa hàng hoặc thiết kế banner lớn dán trước cửa để mọi người đi qua có thể nhìn thấy.

c) Tặng quà hoặc đồ uống

Nhu cầu của khách hàng là mua được sản phẩm với giá rẻ và chất lượng. Vì vậy khi bạn có thể tạo chiến lượng tặng quà hoặc đồ uống đi kèm. Ví dụ: mua 2 bánh mì được tặng thêm 1 hộp sữa; mua 5 bánh mì được tặng thêm 1 bánh mì nữa,... Cách bán hàng này khá hiệu quả đã được nhiều chủ cửa hàng áp dụng.

Tặng quà để kích cầu nhu cầu mua của khách hàng

d) Like, share trên mạng xã hội để nhận được ưu đãi

Khi bạn lên một bài viết để chạy quảng cáo trên facebook, để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thì có thể lên ý tưởng like và share bài viết trên mạng xã hội để có thể nhận ưu đãi. Hiệu ứng này khá thành công mà có thể tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên nhất. 

4.6. Liên kết với các đối tác giao hàng

Tại các thành phố lớn nhu cầu order đồ ăn ngày càng bùng nổ, vì vậy để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn nhằm tăng doanh thu thì các chủ cửa hàng nên có kế hoạch liên kết với các đối tác chuyên giao đồ ăn như GrabFood, Now, Loship, Baemin, ShopeeFood,... Đây sẽ là mảnh đất vô cùng tiềm năng để tiếp cận nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng đồ ăn nhanh, đặc biệt là đối tượng khách hàng dân công sở, và sinh viên. Phần lớn mọi người đều đang sử dụng điện thoại kết nối Internet, vì thế thói quen tiêu dùng tiện lợi là điều vô cùng tất yếu.

Liên kết với các app giao hàng để tiếp cận nhiều khách hàng hơn

4.7. Sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng nhanh chóng, hiệu quả

Khi kinh doanh cả chuỗi cửa hàng bánh mì chắc chắn bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong khâu quản lý. Để hỗ trợ tốt hơn cho công việc thì bạn nên sử dụng phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng, không chỉ mang đến những giải pháp hữu ích trong việc quản lý chi phí, doanh thu mà nó còn giúp chủ cửa hàng thực hiện mọi quy trình bán hàng nhanh nhất và không gặp sai sót gì.

Nếu bạn vẫn chưa biết dùng sản phẩm nào hiệu quả thì có thể tham khảo phần mềm quản lý cửa hàng của POS365 giá thành rẻ bất ngờ mà mang lại rất nhiều tiện ích: Dễ dàng kết nối nhiều thiết bị, tính tiền nhanh chóng chính xác, xem báo cáo mọi lúc mọi nơi bởi phần mềm giúp quản lý hoạt động của các chi nhánh từ xa, hỗ trợ chuyển giao nguyên liệu, hàng hóa trong các chi nhánh dễ dàng,... 

Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng POS365

Bạn có thể Tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng tốt nhất hiện nay

Kết luận:

Hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh chuỗi bánh mì đắt khách sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để bắt tay vào việc mở cửa hàng. Chúc bạn thành công với những dự định sắp tới!