Mô hình kinh doanh FnB ngày càng sôi nổi và phát triển. Để được phép hoạt động hợp pháp, giấy phép kinh doanh quán ăn là điều rất cần thiết. Vậy chi phí để làm điều đó hết bao nhiêu tiền? Trường hợp không cần đăng ký kinh doanh là gì? Cùng tìm hiểu cách thức thực hiện và những điểm cần lưu ý trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn
Giấy phép kinh doanh nhà hàng là giấy được cấp cho những doanh nghiệp kinh doanh quán ăn. Nó cho phép một cá nhân hay công ty tiến hành kinh doanh một cách hợp pháp trong một khu vực địa lý cụ thể.
1. Kinh doanh ăn uống cần giấy phép gì?
Để kinh doanh quán ăn, các bạn cần một số loại giấy phép để hoạt động. Trong đó có một vài loại giấy quan trọng:
-
Giấy phép kinh doanh quán ăn
-
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Yêu cầu khi đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
-
Bản sao CMTND/thẻ căn cước công dân
-
Điều lệ của doanh nghiệp/công ty
-
Giấy ủy quyền nếu như người đại diện nhờ người khác đi nộp hồ sơ ĐKKD (đăng ký kinh doanh) thành lập công ty
Mở quán ăn nhỏ cần giấy phép đăng ký kinh doanh
Yêu cầu khi đăng ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
-
Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức an toàn VSTP: Người trực tiếp tham gia kinh doanh sản xuất cần phải có giấy chứng nhận khám sức khỏe. Ngoài ra, người đó cần tham gia tập huấn kiểm tra liên quan đến ATVSTP (đúng 80% câu hỏi thì đạt yêu cầu), tóm tắt quy trình bảo quản thực phẩm, bản kê
-
Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm:
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép đúng theo mẫu quy định
-
Bản sao giấy phép kinh doanh quán ăn
-
Bản thiết kế mặt bằng cơ sở - khu vực
-
Tóm tắt quy trình bảo quản thực phẩm
-
Bản kê khai cơ sở vật chất cơ sở
-
Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên vật liệu
-
Giấy kiểm định nguồn nước sử dụng
-
Bản cam kết đảm bảo ATVSTP theo đúng mẫu quy định.
2. Chi phí làm giấy phép kinh doanh quán ăn
Về vấn đề luật pháp không phải ai cũng có nhiều kinh nghiệm. Hoặc đối với ai muốn tự giác thực hiện, điều này có thể mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, đa phần các chủ kinh doanh đều lựa chọn hình thức nhờ bên thứ 3 (các cơ sở về luật) để thực hiện.
Mức chi phí dành cho việc thực hiện giấy phép kinh doanh nhà hàng thường dao động từ 5.000.000đ. Giấy phép đăng kính vệ sinh an toàn thực phẩm có chi phí từ 2.000.000đ.
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
3. Phần mềm quản lý nhà hàng quán ăn POS365
Ngoài giấy phép kinh doanh quán ăn, phần mềm quản lý bán hàng cũng là yếu tố không thể thiếu. POS365 là thương hiệu hàng đầu Việt Nam sử dụng nền tảng điện toán đám mây trong quản lý. Với chi phí rẻ chỉ từ 3.000đ/ngày, các chủ kinh doanh có thể thực hiện bán hàng nhanh chóng, theo dõi hoạt động bán hàng hàng ngày.
POS365 là phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp. Các chủ nhà hàng theo dõi doanh số ngay trên điện thoại một cách nhanh chóng. Ngoài ra, tính năng theo dõi nguyên vật liệu từ POS365 giúp giảm thất thoát trong kinh doanh. Bạn cũng có thể order ngay tại bàn nhờ vào phần mềm POS365, gửi thông báo chế biến nhanh chóng…..
Nếu bạn muốn lập kế hoạch kinh doanh online chi tiết từ a đến z cho nhà hàng, hãy đọc bài viết này: Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh online 2021 thành công
Tóm lại, việc đăng ký giấy phép kinh doanh quán ăn là điều cần thiết trước khi bạn muốn làm trong ngành dịch vụ ăn uống FnB. Tuy nhiên, để tăng tốc quá trình quản lý bán hàng, sử dụng phần mềm POS365 cũng là công cụ tuyệt vời không thể bỏ qua.