Câu chuyện kinh doanh

Customer Acquisition Cost hay CAC là thuật ngữ khá quen thuộc đối với những ai kinh doanh thương mại. Nó không chỉ có ảnh hưởng đến chiến lược PR thu hút khách hàng mà còn tác động rất lớn vào doanh thu bán hàng. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều nhất định phải hiểu rõ thuật ngữ này nếu muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao. Nếu bạn đang quan tâm, hãy cùng khám phá ngay chi tiết thông tin bên dưới.

CAC là gì? Cách tối ưu chỉ số Customer Acquisition Cost

1. Customer Acquisition Cost (CAC) là gì? Và lý do bạn nên quan tâm

Customer Acquisition Cost (CAC) là chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thu hút khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Với chi phí này, bạn có thể thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường Sales, Marketing,... nhằm mục đích thu hút khách hàng. Từ đó dần định hướng khách hàng chuyển đổi từ tiềm năng sang khách hàng thực tế.

CAC còn được xem như một chỉ số đo lường quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả kinh doanh. Chức năng CAC được phân bổ tốt sẽ mang lại lợi nhuận to lớn và lâu dài cho công ty. Đó là lý do vì sao bạn nhất định phải quan tâm và tìm hiểu về vị trí của CAC trong hoạt động phát triển kinh doanh.

CAC đóng vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh thương mại

2. Cách tính chỉ số CAC: Phương pháp đo lường chi phí thu hút khách hàng

Để tính chỉ số CAC, bạn chỉ cần áp dụng theo công thức sau đây:

Chi phi thu hút khách hàng (chỉ số CAC) = Chi phí bán hàng và tiếp thị : Tổng số khách hàng mới

Theo đó, chỉ số CAC sẽ được tính bằng cách chia tất cả các chi phí có liên quan đến việc thu hút khách hàng cho nguồn khách hàng tiềm năng mới có được của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Trong đó, chi phí thu hút khách hàng bao gồm:

  • Chi phí sáng tạo nội dung quảng cáo sản phẩm.

  • Chi phí sản xuất, chỉnh sửa ảnh quảng cáo, phần mềm chỉnh sửa,...

  • Chi phí xuất bản, phát hành chiến dịch quảng cáo đến khách hàng, phí phát sóng, phí hoa hồng cho báo đài.

  • Chi phí chạy quảng cáo trên các nền tảng khác như Google, Facebook, Instagram,...

  • Lương nhân sự thuộc các bộ phận có liên quan đến công việc quảng cáo, thu hút khách hàng như: Nhân viên kinh doanh, Telesales,...

Thúc đẩy lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu trong kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Để đo lường độ hiệu quả, chỉ số CAC nên ở mức thấp nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến giá trị trọn đời của khách hàng - LTV (Lifetime Value). Đây là thuật ngữ chỉ tổng số doanh thu mà một doanh nghiệp mong muốn kiếm được từ một khách hàng trong suốt vòng đời của họ.

LTV được dùng để đo lường, đánh giá chi phí thu hút khách hàng (CAC) của bạn có hiệu quả hay không. Chẳng hạn như:

  • Nếu bạn đặt mục tiêu thu hồi chi phí CAC trong 1 năm, thì tỷ lệ LTV : CAC lý tưởng là 3:1. Nghĩa là giá trị trọn đời của mỗi khách hàng sẽ gấp 3 lần chi phí thu hút khách hàng.

  • Nếu đặt tỷ lệ này gần với 1:1, cho thấy số tiền bạn bỏ ra thu hút khách hàng sẽ bằng với giá trị họ đem lại.

  • Ngược lại, khi tỷ lệ này cao hơn 3:1 (ví dụ 4:1, 5:1) thì doanh nghiệp đang không chi đủ tiền cho hoạt động bán hàng và tiếp thị. Bạn cần thay đổi chiến dịch, gia tăng chi phí để không bỏ lỡ cơ hội thu hút khách hàng tiềm năng mới.

Tính toán chỉ số CAC hợp lý đem lại hiệu quả thu hút khách hàng cao, gia tăng doanh thu hiệu quả

3. Vai trò của CAC và những minh chứng ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận là yếu tố hàng đầu mà các nhà bán hàng/ doanh nghiệp quan tâm. Trong khi đó, khách hàng là người mang lại nguồn lợi nhuận này cho bạn, quyết định sự thành công của bạn trong tương lai. Cụ thể:

  • CAC giúp doanh nghiệp xác định được thời gian cần thiết để thu hồi chi phí đầu tư cho việc thu hút khách hàng. Nó sẽ giúp bạn dự đoán được doanh thu tối thiểu cho mỗi khách hàng để hòa vốn và bắt đầu sinh lãi.

  • Ngoài ra, CAC cũng hỗ trợ bạn đánh giá chiến dịch Marketing bạn đang làm có hiệu quả như mong đợi. Từ đó, bạn có những phương pháp tối ưu, điều chỉnh hoặc thậm chí là dừng lại để tránh lãng phí nguồn lực vô ích.

  • Nhìn chung, Customer Acquisition Cost là một chỉ số theo dõi tình hình “sức khỏe tài chính” của một doanh nghiệp. Nắm vững CAC, bạn sẽ kiểm soát tốt nguồn ngân sách của công ty, tối ưu hóa lợi nhuận và phát triển lâu dài hơn.

Một ví dụ tham mưu dễ hiểu giúp bạn thấy được tầm quan trọng của CAC. Chỉ số này đã hỗ trợ bạn hiệu chỉnh đầu tư và đưa ra quyết định đúng đắn như thế nào:

Giả sử bạn mua 100 lần click cho 3 kiểu quảng cáo và trả số tiền hoàn toàn khác nhau cho mỗi quảng cáo đó. Đối với quảng cáo 1 là 5$, quảng cáo 2, 3 lần lượt là 10$, 20$. Mỗi lượt quảng cáo cho ra tổng chi phí 500$, 1000$ và 2000$.

Tuy nhiên, sau khi đo lường trong một khoảng thời gian nhất định, bạn thấy tất cả đều chỉ thú hút 10 khách hàng. Với kiểu quảng cáo đầu tiên, bạn chỉ tốn có 500$ mà đã đạt hiệu suất tương đương với 2 loại còn lại. Điều này cho thấy, bạn nên tập trung nguồn lực vào kiểu quảng cáo 1 nhiều hơn để tối ưu chi phí.

Một ví dụ về quảng cáo với chi phí thu hút khách hàng tối ưu nhất

4. Bí quyết giúp doanh nghiệp mới tối ưu chi phí CAC ngay từ khi bắt đầu

Như bạn đã thấy, việc tối ưu hóa CAC chính là chìa khóa giúp một doanh nghiệp đạt được doanh thu như mong muốn. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu bạn nên áp dụng một số bí quyết này:

4.1. Đầu tư vào CRO (sự tối ưu hóa chuyển đổi khách hàng)

Muốn chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự, bạn nên đầu tư cải thiện trải nghiệm mua hàng. Dù ở bất kỳ điểm chạm nào, cửa hàng trực tiếp hay cửa hàng trên các nền tảng Online như Website.

Bạn có thể ưu tiên tiêu ngân sách cho việc tối ưu giao diện, nội dung, quá trình trải nghiệm mua hàng của khách hàng. Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp khách hàng ở lại lâu hơn và nâng cao tỷ lệ click vào giỏ hàng, thanh toán.

4.2. Gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm/ dịch vụ

Bạn hãy tập trung vào những gì khách hàng thực sự mong muốn, gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm/ dịch vụ của mình. Bạn có thể thu thập phản hồi, sửa lỗi, nâng cấp và đáp ứng yêu cầu của họ, phân phối sản phẩm/ cung cấp dịch vụ bổ sung,...

Nếu doanh nghiệp chịu đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng so với số tiền họ bỏ ra, họ sẽ chọn bạn. Thậm chí, họ còn gắn bó lâu dài với bạn, từ đó nâng cao giá trị trọn đời và giảm chi phí thu hút CAC về sau hơn.

4.3. Giảm dần sự phụ thuộc vào các quảng cáo có tính phí

Không thể phủ nhận quảng cáo trả phí là công cụ hữu ích nhưng phụ thuộc quá nhiều sẽ không tốt. Vì chúng khiến doanh nghiệp trở nên bị động hơn, chưa kể còn gia tăng chi phí không cần thiết.

Thay vào đó, bạn nên mở rộng những kênh tự nhiên như SEO, nền tảng mạng xã hội với nội dung chất lượng, có ích. Tuy quá trình chậm nhưng đây sẽ là cách tiếp cận khách hàng hiệu quả với chi phí thấp và ổn định lâu dài.

Nên tập trung vào các kênh bán hàng tự nhiên nhằm giảm chi phí CAC

4.4. Nâng cao tỷ lệ giữ chân khách hàng, tối ưu quy trình bán hàng

Thêm vào đó, bạn đừng quên đồng thời duy trì mối quan hệ bền chặt với khách hàng thực tế, nâng cao tỷ lệ giữ chân họ. Điều này phần nào giúp bạn tăng doanh số bán hàng trọn đời, đồng thời giảm chi phí CAC không ít đối với khách cũ rời đi.

Muốn vậy, các Business Department/ trưởng phòng kinh doanh hãy bắt tay vào tối ưu quy trình bán hàng của mình, vận hành từ đầu đến cuối thật hợp lý, hiệu quả. Một số lưu ý khi vận hành mà bạn nên tập trung để tối ưu bao gồm:

  • Cải tiến các sản phẩm, nâng cao chất lượng, mở rộng mạng lưới khách hàng.

  • Có đội ngũ nhân viên quản lý bán hàng chặt chẽ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình mua hàng.

  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán hàng, chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc của khách hàng, phản hồi từ khách hàng,...

  • Xây dựng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi,....

Hy vọng rằng bài viết từ POS365 đã giúp bạn hiểu rõ Customer Acquisition Cost là gì cũng như vai trò của chúng. Ngay bây giờ, bạn hãy áp dụng ngay để có thể tối ưu hóa chi phí thu hút khách hàng cho doanh nghiệp của mình và thúc đẩy tăng trưởng doanh số và lợi nhuận bền vững trong tương lai với CAC.